ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 730/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 27 tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ NÔNG SẢN HÀNG HÓA CẤP TỈNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bắc Giang tại Thông báo số 214-TB/TU ngày
05/7/2016 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tập trung trong 6
tháng cuối năm 2017 và thời gian tiếp theo;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 59/TTr-SCT ngày 23/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí nông sản hàng hóa cấp tỉnh, giai
đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Nhiệm
vụ của các sở, ngành, địa phương:
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công bố và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí ban hành kèm theo Quyết định này. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển
khai thực hiện Đề án phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa Cấp tỉnh, giai
đoạn 2017 - 2020. Hằng năm, rà soát, trình Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt danh sách các sản phẩm đạt tiêu chí nông sản hàng hóa cấp tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tổ chức, chỉ đạo sản xuất nông sản hàng
hóa cấp tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020; chỉ đạo các địa phương áp dụng biện pháp
tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND
tỉnh các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất, chế biến, bao gói, bảo quản; xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản hàng
hóa cấp tỉnh.
4. Các cơ quan, đơn vị thuộc UBND
tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp tuyên truyền, phổ biến và tổ chức
thực hiện các giải pháp phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa cấp tỉnh, giai
đoạn 2017 - 2020.
5. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ các
tiêu chí xác định nông sản hàng hóa cấp tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, đề ra chủ
trương, biện pháp phát triển sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; phối hợp với Sở
Công Thương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thương
hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 3. Thủ
trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các
tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, KT, TH;
- Lưu: VT, CN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thái
|
BỘ TIÊU CHÍ
NÔNG
SẢN HÀNG HÓA CẤP TỈNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 27/10/201 7 của UBND tỉnh)
I. Tiêu chí chung
1. Sản phẩm có quy mô sản xuất lớn,
có giá trị gia tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp; có ý nghĩa làm động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh phát
triển;
2. Khả năng áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất
lượng cao;
3. Có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu; có khả năng cung ứng cho thị trường với sản lượng lớn, ổn
định, lâu dài; có khả năng gắn kết giữa sản xuất với các cơ sở chế biến trong
và ngoài tỉnh;
4 Có tính độc đáo riêng của địa phương,
có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh Bắc Giang,
được cấp chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu;
5. Có khả năng kết nối với sản phẩm cùng
loại của các tỉnh trong vùng và trong nước để tham gia xuất khẩu.
II.
Tiêu chí cụ thể
STT
|
Tiêu
chí đánh giá và phương pháp tính điểm
|
Điểm
tối đa
|
Ghi
chú
|
1
|
Tiêu chí 1: Tổ chức sản xuất
|
30
|
|
1.1
|
Quy mô sản xuất:
- Đối với sản phẩm trồng trọt, đạt diện tích 15 nghìn ha (đối với cây có múi và
các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đạt diện tích
5 nghìn ha) được 4 điểm, cứ tăng 20% thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không
quá 6 điểm.
- Đối với sản phẩm chăn nuôi, lấy tổng đàn 1,5 triệu con làm chuẩn (được 4
điểm), cứ tăng 20% thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm.
- Đối với sản phẩm chế biến, lấy tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng làm chuẩn (được 4
điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1
điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm.
- Doanh thu đạt 500 tỷ đồng/năm (sản phẩm chế biến đạt 100 tỷ đồng/năm) được 4 điểm, cứ tăng 20%
được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 7 điểm.
|
13
|
|
1.2
|
Khả năng áp dụng khoa học, kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao:
- Đối với sản phẩm trồng trọt: Nếu áp dụng quy trình sản xuất VietGAP cho tối thiểu 50% diện tích
(được 5 điểm), cứ tăng 10% diện tích theo quy trình trên thì cộng thêm 1
điểm; nếu áp dụng quy trình sản xuất cao hơn 1 bậc cho 10% diện tích thì
được cộng thêm 1 điểm nhưng tối đa không quá 8 điểm; không áp
dụng quy trình nào, không có điểm.
|
8
|
|
|
- Đối với sản phẩm chăn
nuôi: Nếu áp dụng quy trình sản xuất VietGAHP cho tối thiểu 50% tổng đàn (được
5 điểm), cứ tăng 10% theo quy trình
trên thì cộng thêm 1 điểm: nếu áp dụng quy trình sản xuất cao hơn 1 bậc cho 10%
tổng đàn thì được cộng thêm 1 điểm nhưng tối đa không
quá 8 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.
- Đối với sản phẩm sản xuất chế
biến: Nếu áp dụng HACCP hoặc GMP được tính 6 điểm; cứ áp dụng thêm 1 hệ thống quản lý chất lượng khác cao hơn
(ngoài 2 hệ thống trên) đem lại hiệu quả thiết thực được cộng 1 điểm nhưng
tối đa không quá 8 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có
điểm.
|
|
|
1.3
|
Mô hình sản xuất tập trung: Có HTX hoặc doanh nghiệp tổ chức sản
xuất (được 4 điểm); không có HTX hoặc doanh nghiệp tổ chức sản xuất, không có
điểm.
|
4
|
|
1.4
|
Tham giữ chuỗi liên kết giá
trị sản phẩm: Giá trị sản phẩm tham gia chuỗi chiếm
tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 3 điểm); cứ tăng 10 % được cộng
thêm 1 điểm nhưng tối đa không quá 5 điểm.
|
5
|
|
2
|
Tiêu chí 2: Chất lượng, thương
hiệu sản phẩm
|
25
|
|
2.1
|
Sản phẩm đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm: Có giấy chứng nhận liên quan
đến chất lượng, an toàn thực phẩm (được 4 điểm); đang trong quá trình xem xét
cấp giấy chứng nhận được 2 điểm; chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
không có điểm
|
4
|
|
2.2
|
Sản phẩm được đăng ký
bảo hộ sở hữu trí tuệ: Sản phẩm đã
được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ địa lý hoặc chứng nhận nhãn hiệu (4 điểm); đã
đăng ký nhưng chưa được cấp (1 điểm); chưa đăng ký xuất xứ địa lý hoặc nhãn
hiệu không có điểm.
|
4
|
|
2.3
|
Bao bì, nhãn mác sản phẩm: Sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường có bao bì, nhãn mác theo
đúng quy định của pháp luật (được 5 điểm); có bao bì, nhãn mác được thiết kế,
đăng ký bản quyền, đúng quy định, nội dung, hình thức đẹp, hấp dẫn (được 7
điểm); không có bao bì, nhãn mác không có điểm.
|
7
|
|
2.4
|
Sản phẩm có truy xuất nguồn
gốc: Nhãn sản phẩm có mã vạch quốc gia, có gắn tem
truy suất nguồn gốc để chống gian lận, chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (5
điểm); không có mã vạch, tem truy suất nguồn gốc không có điểm.
|
5
|
|
2.5
|
Sản phẩm có tính truyền thống: Sản phẩm làng nghề
truyền thống từ 100 năm trở lên (được 3 điểm), cứ tăng
thêm 50 năm được cộng 1 điểm nhưng tối đa không quá 5 điểm.
|
5
|
|
3
|
Tiêu chí 3: Thị trường tiêu thụ
|
15
|
|
3.1
|
Sản phẩm được tiêu
thụ tốt ở thị trường trong nước:
- Sản phẩm được tiêu thụ ở
thị trường trong nước chiếm tỷ
trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên, với mức giá đảm bảo người sản
xuất có lãi (được 4 điểm); tiêu thụ trong nước
không đạt 50% tổng sản lượng hoặc đạt 50% tổng sản lượng/năm
trở lên nhưng người sản xuất không có lãi hoặc bị lỗ, không có điểm.
- Sản phẩm được tiêu thụ trong
hệ thống phân phối hiện đại (trung
tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không
đạt không có điểm.
|
6
|
|
3.2
|
Về khả năng xuất khẩu: Sản lượng xuất khẩu đạt 20% tổng sản lượng/năm (được 4 điểm), cứ
tăng 20 % được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm.
|
6
|
|
3.3
|
Khả năng cạnh tranh trên thị
trường: Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của
địa phương, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường (được 3 điểm); sản phẩm
nhiều địa phương, nhiều nước sản xuất, khó cạnh tranh trên thị trường, không
có điểm.
|
3
|
|
4
|
Tiêu chí 4: Hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường
|
20
|
|
4.1
|
Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:
- Nếu sử dụng 100% nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu sản
xuất trong tỉnh (được 3 điểm), nếu sử dụng cả nguyên liệu sản xuất trong tỉnh
và ngoài tỉnh được 2 điểm; sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không có điểm (trừ
trường hợp trong nước chưa sản xuất được).
- Sản phẩm sau thu hoạch nếu sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 5
nghìn tấn/năm trở lên (được 2 điểm), không đạt không có điểm.
|
5
|
|
4.2
|
Hiệu quả xã hội, được thể
hiện qua việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 2.000 lao động (đối với
sản xuất chế biến tối thiểu 500 lao động) được 5 điểm; không đạt mức tối
thiểu không có điểm
- Mức thu nhập bình quân cho người lao động đạt 4 triệu đồng/người/tháng trở lên được 4 điểm;
không đạt không có điểm.
- Đóng góp cho các chương trình xã hội, từ thiện đạt 50 triệu đồng/năm trở
lên được 1 điểm; không đạt không có điểm.
|
10
|
|
4.3
|
Hiệu quả về môi trường:
- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh (3 điểm), vi phạm
1 trong các quy định về bảo vệ môi trường không có điểm.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường được 2 điểm; sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng
đến môi trường 0 điểm.
|
5
|
|
5
|
Tiêu chí 5: Các hình thức
được vinh danh và ý thức chấp
hành pháp luật của người sản xuất
|
10
|
|
5.1
|
Các giải thưởng đã được vinh danh: Sản
phẩm được tăng Cúp thương hiệu vàng, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao,
sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được 6 điểm), sản phẩm được tăng Cúp thương
hiệu vàng sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh được 3 điểm; chưa được xét tặng không
có điểm
|
6
|
|
5.2
|
Về chấp hành chính sách, pháp
luật: Chấp hành
tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của
địa phương (4 điểm); chấp hành không nghiêm không có điểm.
|
4
|
|
|
Tổng
cộng
|
100
|
|
III. Nguyên tắc xác định nông sản hàng hóa cấp tỉnh
Nông sản hàng hóa đáp ứng tiêu chí chung
(tại mục I) và đạt số điểm từ 70 điểm trở lên (theo 5 tiêu chí đánh giá tại mục
II), được công nhận là nông sản hàng hóa cấp tỉnh.