Quyết định 73/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 73/2021/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/11/2021 |
Ngày có hiệu lực | 06/12/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Phương |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2021/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3441/TTr-SXD ngày 17 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2021 và thay thế Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ ỦY QUYỀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(kèm theo Quyết định số 73/2021/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2021/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3441/TTr-SXD ngày 17 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2021 và thay thế Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ ỦY QUYỀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(kèm theo Quyết định số 73/2021/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định một số nội dung về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trừ các địa bàn do Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh quản lý. Các nội dung không quy định trong Quyết định này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về quy hoạch xây dựng
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) trong công tác lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND tỉnh) và các cơ quan liên quan đối với các đồ án quy hoạch xây dựng có quy định phải lấy ý kiến.
2. Ban Quản lý Khu vực Phát triển đô thị tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt trong khu vực đô thị mới An Vân Dương và khu vực phát triển đô thị khác được UBND tỉnh giao quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng.
3. Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng trực thuộc UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng theo địa bàn quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng; Tham mưu UBND cấp huyện trong công tác lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng, HĐND cấp huyện và các cơ quan liên quan đối với các đồ án quy hoạch xây dựng có quy định phải lấy ý kiến.
Điều 4. Trách nhiệm phối hợp trong quản lý quy hoạch xây dựng
2. Ủy ban nhân dân tỉnh (do Sở Xây dựng tham mưu), UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng do nhà đầu tư lập).
3. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
a) Dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha hoặc nhà ở chung cư có quy mô nhỏ hơn 2ha (không phải lập quy hoạch chi tiết) tại các khu vực đã có quy hoạch chung thị trấn hoặc quy hoạch phân khu đô thị hoặc quy hoạch phân khu xây dựng.
b) Dự án có quy mô từ 5ha trở lên hoặc nhà ở chung cư có quy mô từ 2ha trở lên thuộc trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc thuộc các các khu vực đã có quy hoạch chi tiết.
c) Dự án hạ tầng kỹ thuật (phân lô, xen ghép) do UBND cấp huyện BQLKVPTĐT tỉnh hoặc các Ban Đầu tư Xây dựng tổ chức thực hiện: Sở Xây dựng đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan (trên cơ sở tiêu chí) để có Văn bản thống nhất trước khi tổ chức thực hiện.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 5. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng
1. Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng:
a) Việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh phải bám sát Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch được phê duyệt. Trong trường hợp phải bổ sung lập quy hoạch để kịp thời phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phải báo cáo UBND tỉnh thống nhất chủ trương trước khi thực hiện.
b) Sở Xây dựng chủ trì lập Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo giai đoạn 05 năm (quy hoạch vùng, quy hoạch chung; quy hoạch phân khu và một số quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị tại các khu vực có ý nghĩa quan trọng), trình UBND tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn các địa phương triển khai Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng theo địa bàn phụ trách; Tổ chức rà soát định kỳ, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch; Tham mưu UBND tỉnh kịp thời bổ sung cập nhật Kế hoạch theo nhu cầu quản lý (nếu có).
c) Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã, các huyện, Ban Quản lý khu vực Phát triển đô thị tỉnh có trách nhiệm lập Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng theo địa bàn quản lý (quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị), báo cáo Sở Xây dựng thống nhất trước khi phê duyệt. Quá trình triển khai Kế hoạch, nếu cần thiết điều chỉnh, bổ sung phải lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng trước khi phê duyệt.
2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Xây dựng:
- Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng liên huyện; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương);
- Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng (trừ khu chức năng cấp quốc gia); nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng.
- Tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên và khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử (trừ quy hoạch xây dựng quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này).
- Tổ chức lập các quy hoạch khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b) Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các thị xã:
Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung thành phố Huế, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị trong phạm vi hành chính do mình quản lý (trừ quy hoạch xây dựng quy định tại các điểm a, điểm d và điểm đ Khoản 2 Điều này).
c) Ủy ban nhân dân các huyện:
- Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng huyện;
- Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung các thị trấn; quy hoạch chung, phân khu đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ quy hoạch xây dựng quy định tại các điểm a, điểm d và điểm đ Khoản 2 Điều này).
- Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng, khu đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ quy hoạch xây dựng quy định tại các điểm a, điểm d và điểm đ Khoản 2 Điều này).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng hoặc Ban Đầu tư Xây dựng cấp huyện phối hợp UBND xã tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
d) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị: Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, chi tiết thuộc phạm vi đô thị mới An Vân Dương và khu vực phát triển đô thị khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý (trừ quy hoạch xây dựng quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này).
đ) Các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng: Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.
Điều 6. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
1. Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch theo quy định.
2. Các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan phải được cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp, tiếp thu, giải trình bằng văn bản là một trong các thành phần của hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; đồng thời là cơ sở để đơn vị tư vấn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch theo quy định.
Điều 7. Phản biện quy hoạch xây dựng
1. Yêu cầu tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng phải được phản biện đầy đủ. Riêng khu vực được giao thực hiện dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư tự tổ chức phản biện đồ án quy hoạch chi tiết theo nhu cầu. Văn bản báo cáo phản biện quy hoạch là một trong những thành phần hồ sơ cần thiết để trình thẩm định đồ án quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm mời đơn vị tư vấn phản biện tham gia từ khâu lập ý tưởng quy hoạch đến khâu hoàn chỉnh hồ sơ để trình thẩm định nhằm đảm bảo chất lượng các đồ án quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
3. Các Hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh; Hội Kiến trúc sư tỉnh; Hội Quy hoạch Phát triển đô thị tỉnh; Hội Xây dựng tỉnh, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ để phát huy vai trò của mình trong việc tham gia phản biện xã hội liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Thẩm định quy hoạch xây dựng
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng cấp tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập) tổ chức thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở ban ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định; tổng hợp văn bản thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng cấp huyện (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập) tổ chức thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thường trực Hội đồng, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các phòng ban và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định; tổng hợp văn bản thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
3. Các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy chế hoạt động do Chủ tịch Hội đồng thẩm định ban hành.
Điều 9. Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
b) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng (trừ quy hoạch khu chức năng cấp quốc gia).
c) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung thị xã; quy hoạch chung thị trấn; quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại IV, V; khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên.
d) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch phân khu thuộc phạm vi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế; các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị trong đô thị mới An Vân Dương; khu đô thị mới thuộc các huyện và khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử.
đ) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên; khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử.
e) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch khác (do UBND tỉnh giao Sở Xây dựng thẩm định).
2. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện:
a) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết, đồ án quy hoạch phân khu, thiết kế đô thị thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ điểm đ và điểm e Khoản 1 Điều này).
b) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 10. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng
1. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải phù hợp theo quy định tại Điều 47 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) và Điều 35 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).
2. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 50 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Điều 38 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
3. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 51 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) và Điều 39 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).
4. Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch bao gồm:
a) Báo cáo về lý do, sự cần thiết, các nội dung điều chỉnh và đánh giá tác động của việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch kèm theo các văn bản pháp lý (chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch) và tài liệu liên quan (như báo cáo tổng hợp ý kiến các cơ, quan, đơn vị và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch).
b) Các bản vẽ thể hiện các nội dung Điều chỉnh cục bộ (thể hiện trên nền bản đồ địa hình, địa chính theo đúng tỷ lệ quy hoạch), xác định các chỉ tiêu quy hoạch đạt được sau khi Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; có sự tham chiếu, so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Dự thảo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.
Điều 11. Công bố quy hoạch xây dựng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Xây dựng:
a) Phối hợp với Bộ Xây dựng công bố đồ án quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) và các đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ Xây dựng lập liên quan đến phạm vi địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế;
b) Tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch vùng liên huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị thuộc địa giới hành chính 02 huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện: Tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện (đối với các huyện), quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý (trừ quy hoạch tại khoản 3 và khoản 4 Điều này).
3. Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị thuộc phạm vi đô thị mới An Vân Dương và Khu vực phát triển đô thị khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức công khai đồ án quy hoạch chung của xã; quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
5. Các đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án quy hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị (trong trường hợp liên quan đến phạm vi quy hoạch) tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định.
Điều 12. Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng
1. Nguyên tắc tổ chức cắm mốc giới:
a) Đối với các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa phải căn cứ theo Kế hoạch cắm mốc giới được ban hành.
b) Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa được thực hiện ngay sau khi đồ án Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Đối với khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu cần bảo vệ khác đã cắm mốc ranh giới theo quy định chuyên ngành thì không phải thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
2. Lập, ban hành kế hoạch cắm mốc giới:
a) Sở Xây dựng tổ chức lập kế hoạch cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch phân khu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND tỉnh có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên; trình UBND tỉnh ban hành, làm cơ sở để triển khai tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa.
b) Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế và các thị xã, phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện có trách nhiệm lập kế hoạch cắm mốc giới quy hoạch chung và quy hoạch phân khu thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ quy hoạch thuộc điểm a Khoản 1 Điều này), trình UBND cấp huyện ban hành, làm cơ sở để triển khai tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa.
c) Riêng đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, UBND xã có trách nhiệm lập Kế hoạch cắm mốc giới, trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành, làm cơ sở để các đơn vị liên quan triển khai thực hiện cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt.
3. Lập hồ sơ cắm mốc giới:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên.
b) Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã tổ chức lập nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thuộc địa bàn mình quản lý trừ điểm a, e, g khoản 1 Điều này.
c) Ủy ban nhân dân huyện tổ chức lập nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn thuộc huyện; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng thuộc địa bàn mình quản lý trừ điểm a, e, g khoản 1 Điều này.
d) Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn thuộc địa bàn mình quản lý.
đ) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn do mình quản lý.
e) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tổ chức lập nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án.
4. Thẩm định hồ sơ cắm mốc giới:
a) Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên, khu đô thị mới.
b) Phòng quản lý đô thị thành phố Huế, thị xã: Hương Thuỷ, Hương Trà; phòng Kinh tế Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn mình quản lý trừ điểm a và c, khoản 2 Điều này.
c) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung thẩm định hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án.
5. Phê duyệt nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã hoặc huyện) trở lên, khu đô thị mới.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn mình quản lý trừ điểm a, c khoản 3 Điều này.
c) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tổ chức phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án.
d) Cơ quan nào phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng thì phê duyệt nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới.
6. Tổ chức cắm mốc giới:
a) Sở Xây dựng tổ chức cắm mốc giới quy hoạch xây dựng khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã) trở lên.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức cắm mốc giới thuộc địa bàn do mình quản lý trừ điểm a và c, khoản 4 Điều này.
c) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tổ chức cắm mốc giới các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn do mình quản lý.
d) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị để tổ chức cắm mốc giới trong khu vực dự án.
1. Công tác giới thiệu địa điểm phải phù hợp với quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết được phê duyệt, làm cơ sở để tiến hành các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án.
a) Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm thuộc phạm vi khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã) trở lên.
b) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị giới thiệu địa điểm thuộc địa bàn mình quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện giới thiệu địa điểm thuộc địa bàn mình quản lý, trừ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp Nhà đầu tư đề xuất địa điểm nghiên cứu tại các khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị (nếu thuộc phạm vi khu đô thị mới An Vân Dương và các khu vực phát triển đô thị khác được UBND tỉnh giao quản lý) rà soát sự phù hợp với các định hướng quy hoạch có liên quan, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 14. Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng
1. Sở Xây dựng: Cung cấp thông tin quy hoạch thuộc khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính hai huyện (thành phố, thị xã) trở lên.
2. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị cung cấp thông tin quy hoạch thuộc phạm vi khu đô thị mới An Vân Dương và các khu vực phát triển đô thị khác được UBND tỉnh giao quản lý.
3. Phòng quản lý đô thị thành phố Huế và các thị xã; phòng Kinh tế Hạ tầng của Ủy ban nhân dân huyện: Cung cấp thông tin quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý trừ các khu vực thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 15. Chuyển đổi số quy hoạch xây dựng
1. Dữ liệu hồ sơ bản vẽ, thuyết minh về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt phải được tiến hành số hóa và lưu trữ tập trung, làm nền tảng cho việc chuyển đổi số quy hoạch xây dựng. Các đồ án quy hoạch xây dựng lập mới phải chuyển đổi GIS để cập nhật cơ sở dữ liệu chung về quy hoạch theo quy định của tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị và các chủ đầu tư lập quy hoạch nghiêm túc triển khai việc chuyển đổi GIS và cung cấp hồ sơ dữ liệu số quy hoạch xây dựng về Sở Xây dựng để tổng hợp theo quy định sau khi quy hoạch được phê duyệt.
Đối với quy hoạch chi tiết (trừ khu đô thị mới An Vân Dương) trước đây thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh: Sau khi quy định này có hiệu lực, thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trước khi tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất về chủ trương.
1. Việc quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua việc giám sát và chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh lập báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng, UBND cấp huyện và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh và các chủ đầu tư lập quy hoạch chủ động rà soát, phát hiện các vướng mắc, báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất hướng giải quyết (nếu có), trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1. Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Giám đốc ban Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ vào quy định này để kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đảm bảo thực hiện các công việc được phân công, phân cấp hoặc ủy quyền theo đúng quy định; xây dựng quy trình thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và công khai quy trình, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp hoặc ủy quyền.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và rà soát việc thực hiện quy hoạch đã được duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và rà soát việc thực hiện quy hoạch được duyệt thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
4. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch thuộc phạm vi đô thị mới do mình quản lý.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu có phát sinh cần điều chỉnh nhưng vượt quá phạm vi được phân công, phân cấp, ủy quyền hoặc có vướng mắc, các đơn vị gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.