UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/2012/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
08 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH GIỐNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật
nuôi ngày 24/3/2004;
Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày
29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số
33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Thông tư số
19/2011/TT-BNN & PTNT, ngày 06/4/2011 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một
số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số
57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ;
Căn cứ các Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 07/2005/QĐ-BNN ngày
31/01/2005 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống, số
66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
bò đực giống, số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 về việc ban hành Quy định về quản
lý và sử dụng trâu đực giống;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1957/TTr SNN-CN, ngày 24/9/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
quản lý sản xuất và kinh doanh giống gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
68/2010/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định
về quản lý sản xuất và kinh doanh giống gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH GIỐNG GIA
SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2012/QĐ – UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1: Đối
tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân người Việt Nam; tổ chức cá nhân người nước ngoài có hoạt động
sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống gia súc
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Giống gia súc trong quy định
này bao gồm các giống trâu, bò, lợn và các sản phẩm giống của chúng như tinh,
phôi và vật liệu di truyền giống.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 2. Quy
định về quản lý, sản xuất và kinh doanh tinh dịch lợn giống để phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh tinh dịch lợn đực giống để thụ tinh nhân tạo phải đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đủ điều
kiện để sản xuất, kinh doanh tinh dịch lợn đực giống do Sở Nông nghiệp và PTNT
cấp;
b) Lợn đực nuôi để sản xuất
tinh phải có nguồn gốc từ các cơ sở nhân giống đã được kiểm tra năng suất cá thể
và phải đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm tra năng suất cá thể, đã
được kiểm dịch, có lý lịch rõ ràng. Cơ sở nhân giống đã được đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; mỗi đực giống đều được đánh số, đeo thẻ
tai và vào sổ theo dõi theo quy định hiện hành;
c) Chuồng trại phải bảo đảm vệ sinh
thú y và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và
pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với
lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ
thuật có trình độ từ trung cấp chăn nuôi, thú y trở lên và đã được đào tạo, cấp
chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, bảo quản và vận chuyển tinh dịch;
đ) Có hồ sơ theo dõi giống, sổ
sách theo dõi chất lượng tinh dịch; có cơ sở vật chất phù hợp, đủ trang thiết bị
và vật tư chuyên ngành theo quy định.
2. Trong thời gian sản xuất,
kinh doanh tinh dịch lợn, người nuôi lợn đực giống phải theo dõi và kiểm tra định
kỳ mỗi tháng một lần các chỉ tiêu về sức đề kháng của tinh trùng (R), tỷ lệ
tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: Màu
sắc, mùi, lượng xuất tinh đã lọc (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh
trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch phải được ghi chép đầy đủ,
chính xác vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định thống nhất của Sở Nông nghiệp và
PTNT.
3. Việc khai thác, pha chế, kiểm
tra chất lượng, bảo tồn, phân phối, vận chuyển và vệ sinh thú y tinh dịch lợn
phải tuân thủ theo các quy định tại Quy trình kỹ thuật TTNT lợn do Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành. Các lọ đựng tinh phải được gắn nhãn, trên đó ghi rõ tên và số
hiệu lợn đực giống; thể tích tinh dịch; Tên cơ sở sản xuất; Chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.
4. Người nuôi lợn đực giống phải
thực hiện nghiêm túc việc bình tuyển, giám định lợn giống hàng năm theo các
tiêu chuẩn của Ngành Nông nghiệp & PTNT ban hành. Người nuôi lợn đực giống
phải dừng ngay việc khai thác tinh dịch lợn đồng thời loại thải kịp thời lợn đực
không đạt tiêu chuẩn giống và báo cáo với cơ quan nơi đăng ký sản xuất, kinh
doanh của UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp.
5. Người nuôi lợn đực giống để
sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ sáu
tháng/lần về chất lượng lợn giống, chất lượng tinh dịch lợn với cơ quan nơi
đăng ký sản xuất, kinh doanh.
6. Lợn đực giống phải được tiêm
phòng định kỳ các loại vaccin phòng bệnh:
Tụ huyết trùng lợn, Dịch tả lợn,
Lở mồm long móng lợn và các loại vaccin phòng bệnh khác theo quy định và phải
được kiểm tra huyết thanh các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú
y. Nghiêm cấm khai thác tinh, lưu hành và sử dụng tinh dịch lợn đực giống đang
bị bệnh.
7. Số lần khai thác tinh không
quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần
đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi.
Tuổi bắt đầu khai thác tinh của
lợn đực giống không ít hơn 08 tháng tuổi đối với lợn nội, 12 tuổi đối với lợn
ngoại và tuổi khai thác tinh không quá bốn mươi hai tháng kể từ ngày khai thác
tinh lần đầu.
8. Môi trường pha loãng, bảo tồn
tinh dịch lợn thực hiện theo quyết định cho phép sử dụng trong sản xuất của Cục
Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều 3.
Quy định về quản lý, kinh doanh lợn đực giống để phối giống trực tiếp
1. Người nuôi lợn đực giống để
phối giống trực tiếp phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đăng ký với Uỷ ban nhân dân
cấp xã nơi có cơ sở chăn nuôi;
b) Lợn đực giống phải có nguồn
gốc từ cơ sở giống đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 3 của quy định
này; có lý lịch rõ ràng, có chứng chỉ chất lượng giống kèm theo phiếu kiểm dịch
thú y. Mỗi đực giống đều được đánh số và vào sổ theo dõi theo quy định hiện
hành;
c) Chuồng trại phải bảo đảm vệ
sinh thú y và bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với
lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại;
d) Có sổ theo dõi kết quả phối
giống.
2. Lợn đực giống dùng để phối
giống trực tiếp không quá ba lần/tuần. Tuổi lợn đực giống bắt đầu phối giống trực
tiếp không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn
ngoại và tuổi sử dụng không quá ba mươi sáu tháng.
3. Lợn đực giống dùng để phối
giống trực tiếp phải được tiêm phòng định kỳ các loại vaccin phòng bệnh Tụ huyết
trùng lợn, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng lợn, lepto và kiểm tra huyết thanh các
bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y. Nghiêm cấm khai thác, sử dụng
lợn đực giống đang bị bệnh.
4. Người nuôi lợn đực giống phải
thực hiện nghiêm túc việc bình tuyển, giám định lợn đực giống hàng năm theo các
tiêu chuẩn của ngành Nông nghiệp & PTNT đã ban hành. Người nuôi phải loại
thải kịp thời lợn đực giống không đủ tiêu chuẩn và báo cáo UBND cấp xã, nơi đã
đăng ký nuôi lợn đực giống.
Điều 4. Quy
định về quản lý, kinh doanh trâu, bò đực giống để phối giống trực tiếp
1. Cơ sở nuôi trâu, bò đực giống
để phối giống trực tiếp phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Người nuôi trâu, bò đực giống
phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở chăn nuôi;
b) Trâu, bò đực nuôi để phối giống
trực tiếp phải có lý lịch rõ ràng, kèm theo phiếu kiểm dịch thú y. Mỗi đực giống
đều được đánh số và vào sổ theo dõi theo quy định hiện hành;
c) Chuồng trại phải bảo đảm vệ
sinh thú y và bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 10 m2/con và
sân chơi 15-20 m2/con;
d) Có sổ sách theo dõi kết quả
phối giống.
2. Trâu, bò đực giống phải được
tiêm phòng định kỳ các loại vaccin và kiểm tra các bệnh truyền nhiễm theo quy định
của cơ quan Thú y. Nghiêm cấm sử dụng trâu, bò đực giống đang bị bệnh, trong thời
gian ủ bệnh hoặc trong ổ dịch để phối giống trực tiếp.
3. Trâu, bò đực giống sử dụng để
phối giống trực tiếp không quá ba lần/tuần. Tuổi bò đực bắt đầu phối giống trực
tiếp không ít hơn 16 tháng tuổi đối với bò lai, 18 tháng tuổi đối với bò ngoại
và thời gian sử dụng không quá 5 năm.
Tuổi trâu đực bắt đầu phối giống
trực tiếp từ 36 tháng trở lên và thời gian sử dụng không quá 6 năm.
4. Trâu, bò đực giống dùng để
phối giống trực tiếp phải được Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế
(Đơn vị được Chủ tịch UBND huyện giao tổ chức bình tuyển) thực hiện việc bình
tuyển, giám định giống hằng năm theo các tiêu chuẩn của Ngành Nông nghiệp đã
ban hành. Nếu trâu, bò đực giống không đạt tiêu chuẩn thì người nuôi trâu, bò đực
giống phải loại thải kịp thời và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng
ký nuôi trâu, bò đực giống.
Điều 5. Quy
định về công bố chất lượng
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh gia súc làm giống phải công bố chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN ngày 08 tháng 7 năm 2002 về
việc ban hành Danh mục hàng hoá giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng;
Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối
với giống vật nuôi phải công bố chất lượng, Quyết định số 1712/QĐ.BNN – CN,
ngày 09/6/2008 về việc ban hành Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
đối với giống vật nuôi;
Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN
ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn.
Điều 6. Kiểm
tra, thanh tra và xử lý vi phạm
1. Kiểm tra thường xuyên: Thực
hiện 1 lần/năm đối với cơ sở đã sử dụng hệ thống quản lý ISO 9000 - 2000, hoặc
hệ thống quản lý chất lượng tương đương và không quá 2 lần/năm đối với các cơ sở
còn lại.
Nội dung kiểm tra thường xuyên
gồm:
a) Kiểm tra về điều kiện sản xuất,
kinh doanh đối với từng cơ sở, theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra Tổ chức, cá nhân về
chất lượng giống vật nuôi sử dụng để sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố
tiêu chuẩn chất lượng có phù hợp với kết quả thực tế kiểm tra;
c) Qua thực tế kiểm tra về điều
kiện sản xuất, kinh doanh đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nếu phát hiện
cơ sở sản xuất, kinh doanh không có đủ các điều kiện theo quy định, kê khai và
cam kết, thì yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm hiệu đính
và bổ sung cho đủ. Sau 15 ngày kiểm tra lại, nếu cơ sở kinh doanh không hiệu
đính, bổ sung và có hành vi giả mạo, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý hành chính hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy
định pháp luật hiện hành;
d) Kiểm tra việc thực hiện công
tác quản lý nhà nước về giống gia súc của UBND các xã, phường và thị trấn trên
địa bàn;
đ) Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT thành lập Đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra thường xuyên.
2. Kiểm tra đột xuất: Thực hiện
khi có đơn thư của công dân, hoặc có biểu hiện vi phạm quy định về chất lượng
trong sản xuất, kinh doanh giống gia súc.
Nội dung kiểm tra đột xuất:
a) Theo đơn thư, theo những vi
phạm so với quy trình sản xuất của Nhà nước hiện hành đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống gia súc;
b) Kiểm tra mức độ tác hại của
các sản phẩm giống không đạt yêu cầu đưa vào sản xuất, kinh doanh để xác định mức
độ vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gia súc;
c) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra đột xuất theo đề nghị của Sở
Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ban, ngành liên quan khi có dấu hiệu vi phạm.
3. Xử lý vi phạm: Việc xử phạt
các hành vi vi phạm được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 7.
Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về
chất lượng giống gia súc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gia súc trên địa
bàn tỉnh; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống gia
súc trên địa bàn toàn tỉnh;
b) Hằng năm xây dựng kế hoạch
giám định, bình tuyển con giống trên địa bàn toàn tỉnh; chủ trì và phối hợp với
UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện việc bình tuyển, giám định con giống
của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh;
Tổ chức thực hiện việc giám định,
bình tuyển đàn giống cấp ông bà, lợn đực giống tại các cơ sở thụ tinh nhân tạo
trên địa bàn tỉnh.
c) Hàng năm thành lập Đoàn kiểm
tra để phối hợp với UBND các huyện thành, thị tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các quy định về quản lý và sử dụng con giống của các cơ sở chăn nuôi trên địa
bàn toàn tỉnh;
d) Định kỳ hàng năm báo cáo
UBND tỉnh và Cục Chăn nuôi về công tác quản lý nhà nước về chất lượng con giống
trên địa bàn toàn tỉnh;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cấp
giấy phép kinh doanh giống gia súc cho các tổ chức kinh doanh giống gia súc khi
có đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
3. Các Sở, ban, ngành liên
quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định chịu trách nhiệm quản
lý và thực hiện các quy định về quyết định ban hành quản lý sản xuất và kinh
doanh giống gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. UBND các huyện, thành và thị:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về
chất lượng con giống nuôi tại hộ gia đình trên địa bàn bằng việc thành lập các
đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, sản xuất,
kinh doanh giống gia súc tại các hộ gia đình trên địa bàn;
b) Tổ chức thực hiện việc giám
định, bình tuyển trâu, bò, lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp tại
các hộ trên địa bàn huyện.
c) Định kỳ 6 tháng một lần báo
cáo Sở Nông nghiệp và PTNT công tác quản lý nhà nước chất lượng con giống trên
địa bàn;
d) Cấp giấy phép sản xuất, kinh
doanh cho các cá nhân và hộ kinh doanh cá thể khi có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật;
đ) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi
trường và Trạm Thú y cấp huyện kiểm tra và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
và đảm bảo vệ sinh thú y của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp
chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. UBND cấp xã: Tổ chức đăng ký
cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chăn nuôi lợn đực, trâu đực, bò đực để phối
giống bằng phương pháp nhảy trực tiếp.
Kiểm tra, giám sát các tổ chức,
cá nhân chăn nuôi trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường và vệ
sinh thú y.
Trong quá trình thực hiện Quy định
này, nếu có vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu
UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.