Quyết định 723/QĐ-UBND năm 2016 ban hành Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ sang loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 723/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/04/2016
Ngày có hiệu lực 04/04/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Văn Yên
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 723/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ TỪ BAN QUẢN LÝ HOẶC TỔ QUẢN LÝ CHỢ SANG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HOẶC HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điu của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 06/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định về quy trình chuyn đi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương - Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ sang loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ
VP;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Yên

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ TỪ BAN QUẢN LÝ HOẶC TỔ QUẢN LÝ CHỢ SANG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HOẶC HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
723/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đng)

I. THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC, QUẢN LÝ CHỢ:

1. Số lượng chợ: Toàn tỉnh hiện có 75 chợ, bao gồm: 06 chợ hạng 1; 06 chợ hạng 2 và 63 chợ hạng 3; 18 chợ thành thị, 57 chợ nông thôn (44 chợ xã); 31 chợ kiên cố, 35 chợ bán kiên cố và 09 chợ tạm.

2. Các hình thức quản lý chợ:

- Có 12 doanh nghiệp đầu tư, khai thác và quản lý 20 chợ (gồm: 04 chợ hạng 1; 04 chợ hạng 2 và 12 chợ hạng 3), và 01 hợp tác xã quản lý 01 chợ hạng 3.

- Ban quản lý chợ thuộc UBND cấp huyện quản lý: 05 chợ, gồm: 02 chợ hạng 1; 02 chợ hạng 2 và 01 chợ hạng 3;

- UBND cấp xã quản lý: 49 chợ hạng 3.

Riêng chợ Lạc Nghiệp, thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương do 02 đơn vị quản lý là UBND thị trấn D’ran quản lý khu kinh doanh bách hóa tổng hợp, và Công ty TNHH Nhân Phú quản lý khu kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Chi tiết tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo.

3. Một số tồn tại, hạn chế trong kinh doanh khai thác và quản lý chợ:

- Một số chợ có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, không đồng bộ, diện tích khai thác kinh doanh chợ không đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, lối đi hẹp, thiếu hệ thống các công trình phụ (nhà vệ sinh, bãi đậu xe,…), chưa đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.

- Việc quản lý chợ và điều hành hoạt động của chợ còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ chưa được phát huy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu; các quy định của pháp luật về thuế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, chống hàng giả, hàng nhái,... chưa thực hiện tốt.

- Do quản lý yếu kém, nhiều nơi tổng số tiền thu phí chợ hàng năm không đủ bù đắp các khoản chi phí, khấu hao và phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ. Một số chợ đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư lớn nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả; vẫn tồn tại các chợ tạm, chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh trang đô thị, nếp sống văn minh,...

[...]