Quyết định 71/2005/QĐ-UB về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu | 71/2005/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 23/02/2005 |
Ngày có hiệu lực | 23/02/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Bùi Quang Vinh |
Lĩnh vực | Bất động sản |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2005/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 23 tháng 02 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính Lào Cai, tại Tờ trình số 18 /TC.VG ngày 21 tháng 02 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
UBND TỈNH LÀO CAI |
VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA,
LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo QĐ số 71/2005/QĐ-UB ngày 23/02/2005 của UBND tỉnh Lào
Cai)
1. Quy định này quy định về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy định tại bản quy định này thì chủ dự án phải báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại bản quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước đó.
3. Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng quy định này:
- Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng (Trường học, kênh mương, đường giao thông...) bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp là chủ yếu.
- Khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này. Các chủ đầu tư tự thỏa thuận việc bồi thường với người có đất, tài sản trong phạm vi dự án thực hiện. Số tiền bồi thường không được vượt quá mức giá bồi thường theo quy định trong bản quy định này.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2005/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 23 tháng 02 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính Lào Cai, tại Tờ trình số 18 /TC.VG ngày 21 tháng 02 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
UBND TỈNH LÀO CAI |
VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA,
LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo QĐ số 71/2005/QĐ-UB ngày 23/02/2005 của UBND tỉnh Lào
Cai)
1. Quy định này quy định về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy định tại bản quy định này thì chủ dự án phải báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại bản quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước đó.
3. Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng quy định này:
- Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng (Trường học, kênh mương, đường giao thông...) bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp là chủ yếu.
- Khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này. Các chủ đầu tư tự thỏa thuận việc bồi thường với người có đất, tài sản trong phạm vi dự án thực hiện. Số tiền bồi thường không được vượt quá mức giá bồi thường theo quy định trong bản quy định này.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).
2. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định. Không chi trả bồi thường và bố trí tái định cư cho:
a) Người thuê, mượn đất của người có đất bị thu hồi.
b) Người nhận góp vốn liên doanh, liên kết nhưng chưa chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản sang tổ chức liên doanh, liên kết.
c) Các đối tượng khác không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
3. Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 1 của bản quy định này tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
Điều 3. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và giải phóng mặt bằng.
a. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của quy định này được tính vào vốn đầu tư của dự án.
b. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của bản quy định này thì số tiền chi trả trên được trừ vào số tiền sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất phải nộp.
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp đã chi trả thì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp.
2. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
1. Bồi thường bằng nhà ở.
2. Bồi thường bằng giao đất mới, các trường hợp được bồi thường đất ở bằng đất chỉ áp dụng đối với các dự án được phê duyệt có dự án tái định cư phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới và chỉ thực hiện đối với:
a) Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở, hoặc phần diện tích đất còn lại sau thu hồi thấp hơn hạn mức giao đất theo quy định của UBND tỉnh (không còn đủ diện tích để ở) tự nguyện đề nghị Nhà nước thu hồi diện tích đất còn lại (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
b) Phần diện tích còn lại sau thu hồi không phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nằm ở trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, có nhu cầu di chuyển chỗ ở.
4. Các trường hợp được bồi thường đất ở phải di chuyển chỗ ở nhưng đề nghị nhận bồi thường đất ở bằng tiền và tự lo đất ở thì được hỗ trợ kinh phí là 5% trên giá trị bồi thường đất ở.
Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại bản quy định này được quy định như sau:
1. Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.
2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.
3. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người bị thu hồi đất.
4. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.
1. Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của bản quy định này thì được bồi thường.
2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi, cụ thể:
a) Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp.
b) Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng đất làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở).
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa bằng số tiền bổi thường đất.
Điều 7. Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10 , 11 và 12 Điều 38 Luật đất đai.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 8 của bản quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3,4 và 5 Điều này.
7. Tất cả các trường hợp được giao đất ở, đất phi nông nghiệp sau 12 tháng không sử dụng thì khi thu hồi không được bồi thường về đất.
Điều 8. Điều kiện để được bồi thường đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các giấy tờ sau đây:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất bao gồm:
- Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ tặng cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm tặng cho.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền vói đất của cơ quan, tổ chức giao nhà và có xác nhận của UBND cấp xã.
d) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại khu vực II, khu vực III theo quy định của Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.
7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
8. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà trong thời gian sử dụng không vi phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc, không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
11 .Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
b) Đất chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
Điều 9. Giá đất để tính bồi thường
1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
2. Giá các loại đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm.
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng quy định tại Điều 9 của bản quy định này tương ứng với diện tích, hạng đất bị thu hồi.
2. Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất nếu có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ chứng minh chi phí đã đầu tư vào đất.
3. Người bị thu hồi đất là người làm nông nghiệp, nhưng không thuộc đối tượng được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này, sau khi bị thu hồi đất người đó không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương xem xét và nếu có điều kiện sẽ được giao đất mói.
4. Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã theo quy định thì người đang sử dụng đất công ích của xã được chủ dự án bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
Điều 11. Bồi thường thiệt hại đối với đất ở tại đô thị
1. Đất đô thị là đất được quy định tại Điều 84 Luật đất đai năm 2003. Đất đô thị gồm đất nội thành phố, thị trấn, trung tâm cụm xã, trung tâm xã đã được quy hoạch và đầu tư theo quy hoạch và quản lý như đất đô thị. Riêng đất được quy hoạch để xây dựng đô thị (đất mới đô thị hoá) nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì không được bồi thường như đất đô thị, mà bồi thường theo hạng đất, giá đất đang chịu thuế sử dụng đất (vị trí, ranh giới do UBND các huyện, thành phố xác định).
2. Đất bị thu hồi là đất ở thì được bồi thường thiệt hại bằng đất ở tại khu tái định cư quy ra giá trị để tính chênh lệch bồi thường (nếu dự án tái định cư được phê duyệt cùng với dự án đầu tư) hoặc bố trí tái định cư chung theo dự án.
- Các trường hợp trên giấy tờ về đất ghi rõ hạn mức đất ở thì được bồi thường theo diện tích đất ở ghi trên giấy tờ đất;
- Các trường hợp không có đủ giấy tờ về đất nhưng đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 quy định này thì được bồi thường theo diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng tối đa không quá 120 m2.
Trường hợp giá trị đất bị thu hồi lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị đất được bồi thường thì người được bồi thường được tính phần chênh lệch giá trị đất hoặc phải nộp thêm tiền chênh lệch giá trị đất theo quy định.
Trường hợp trong dự án đầu tư không có dự án tái đinh cư được phê duyệt cùng với dự án đầu tư, thì đất ở của hộ gia đình được bồi thường bằng tiền theo giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất.
Đối với đất ở đô thị ở những nơi mới đô thị hóa, trước năm 1993 còn là nông thôn hoặc có điều kiện đặc biệt nay đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và được phân xếp loại đất đô thị theo quy định của UBND tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân có khuôn viên đất rộng trong đó có đất ở, đất nông nghiệp, thì được bồi thường đất ở tại đô thị theo giá đất ở đô thị trong hạn mức diện tích đất ở do UBND tỉnh quy định. Phần diện tích còn lại được bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp, cao nhất được UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất.
Điều 12. Bồi thường thiệt hại đối với đất ở nông thôn
1. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống. Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất, hoặc bằng tiền theo hạng đất, tương ứng với diện tích đất thu hồi, hạn mức đất ở được bồi thường như sau:
- Các trường hợp trên giấy tờ về đất ghi rõ hạn mức đất ở thì được bồi thường theo diện tích đất ở ghi trên giấy tờ đất.
- Các trường hợp không có đủ giấy tờ về đất nhưng đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 quy định này thì được bồi thường theo diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng tối đa không quá 400 m2 đối với đất ở nông thôn và không quá 200 m2 đối với đất ở ven đô thị.
2. Đối với những vùng nông thôn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt thì hạn mức đất ở được bồi thường có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 02 (hai) lần hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này và không vượt quá diện tích đất bị thu hồi.
3. Đối với đất ở tại nông thôn, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn được xác đinh theo vị trí của từng loại đất và được chia theo 3 khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã.
Khu vực 1: Đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trang tâm xã hoặc cụm xã (gần UBND xã, trường học, chợ, trạm y tế), gần Khu thương mại và du lịch, Khu du lịch, Khu công nghiệp, hoặc không nằm tại khu vực Trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn.
Khu vực 2: Đất nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực Trung tâm cụm xã, Khu thương mại và dịch vụ, Khu du lịch, Khu công nghiệp.
Khu vực 3: Là những vị trí còn lại trên địa bàn xã.
Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Điều 13. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở
1. Trường hợp diện tích đất còn lại sau thu hồi nhỏ hơn diện tích theo hạn mức quy định tại Điều 11 và Điều 12 của bản quy định này, nếu chủ sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được giữ lại nhưng phải sử dụng theo quy hoạch, trường hợp phần diện tích đất ở còn lại không đủ để xây dựng nhà ở thì khuyến khích họ chuyển nhượng cho hộ lân cận hoặc đề nghị Nhà nước thu hồi phần diện tích này và được bồi thường như phần đất bị thu hồi.
2. Trường hợp đất đang sử dụng là đất giao để sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất nếu có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ chứng minh chi phí đã đầu tư.
3. Người bị thu hồi đất ở không thuộc đối tượng được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này, nếu còn nơi ở khác thì không giao đất mới, trường hợp không còn nơi ở nào khác thì được xem xét giao đất mới và phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao: đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.
a) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18/12/1980 và người đang sử dụng đất có mộtưong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoan 1,2,5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở.
b) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 50 của Luật đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
c) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 50 của Luật đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:
- Diện tích đất ở được xác định là hạn mức diện tích giao đất do UBND tỉnh quy định, phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
- Đối với những vùng nông thôn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt thì hạn mức đất ở được xác định không quá 2 lần hạn mức diện tích giao đất ở nông thôn của UBND tỉnh, nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất bị thu hồi.
Điều 14. Bồi thường thiệt hại đối với đất phi nông nghiệp của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiêp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì khi Nha nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được Nhà nước xem xét giao đất mới và được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất, nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.
2. Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể, Doanh nghiệp tư nhân được nhà nước cho thuê đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền sử dụng đất bằng tiền thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được Nhà nước xem xét giao hoặc cho thuê đất mới với mức tối đa không quá diện tích đất bị thu hồi và được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất, nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.
3. Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể, Doanh nghiệp tư nhân khi bị Nhà nước thu hồi, nếu đất đó đã nộp tiền sử dụng đất không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước thì được bồi thường thiệt hại về đất và được Nhà nước xem xét giao hoặc cho thuê đất mới.
Việc giao đất, cho thuê đất mới quy định tại điều này phải phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền quyết định và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
4. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở thì được bồi thường theo giá đất ở. Đối với đất phi nông nghiệp có thời hạn có đủ điều kiện pháp lý thì được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp, nếu đất giao không thu tiền sử dụng đất thì không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường chi phi đầu tư vào đất.
Điều 15. Quỹ đất dùng để bồi thường thiệt hại gồm:
1. Đất chưa sử dụng.
2. Đất chưa sử dụng nhưng được xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch và để bồi thường.
3. Đất thu hồi theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật đất đai 2003.
4. Đất công ích.
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN, HOA MÀU
Điều 16. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, hoa màu
1. Bồi thường thiệt hại về tài sản, hoa màu bao gồm: nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất bị thu hồi và có đủ điều kiện để được bồi thường đất.
2. Chủ sở hữu tài sản, hoa màu là người có tài sản, hoa màu hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản, hoa màu nhưng các tài sản, hoa màu trên đất phải phù hợp với loại đất được giao như sau:
- Nhà, công trình kiến trúc phải xây dựng trên đất ở (đất thổ cư), hoặc đất chuyên dùng theo dự án được duyệt.
- Cây hàng năm, cây lâu năm và công trình trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Cây lấy gỗ và công trình trực tiếp phục vụ sản xuất lâm nghiệp.
* Những tài sản hoặc công trình xây dựng nằm ngoài diện tích đất được giao và cây cối hoa màu trồng không đúng trên loại đất, không đúng mật độ quy định thì không được bồi thường.
Điều 17. Bồi thường thiệt hại nhà, công trình kiến trúc.
Giá trị hiện có của nhà, công trình kiến trúc được xác định bằng tỷ lệ (%) giá trị của nhà, công trình đó trên cơ sở tính theo giá xây dựng mới. Giá xây dựng mới của nhà, công trình là mức giá chuẩn do UBND tỉnh ban hành.
Riêng đối với nhà cấp IV, nhà tạm công trình phụ độc lập, mức bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá chuẩn do UBND tỉnh ban hành.
2. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần nhưng phần diện tích còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường thiệt hại cho toàn bộ công trình.
3. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần diện tích còn lại thì được bồi thường thiệt hại phần giá trị công trình bị phá dỡ và bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình còn lại (phần sửa chữa có dự toán kèm theo).
4. Đối với nhà, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt thì chỉ bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt tại vị trí mới theo quy mô tương đương với công trình cũ (có thiết kế dự toán chi tiết kèm theo) nếu không có thiết kế kỹ thuật, dự toán di chuyển thì tổng mức chi phí bồi thường di chuyển không quá 50% trên giá chuẩn xây dựng của công trình. Phạm vi bồi thường chỉ áp dụng đối với nhà, công trình có kết cấu khung thép, cột bê tông, vì kèo kết cấu thép, công trình hạ tầng về điện, nước, thông tin, giao thông, máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh có thể tháo rời và di chuyển được.
5. Xác định diện tích xây dựng và diện tích sàn:
a. Đối với nhà (nhà cấp III, cấp IV, nhà gỗ, nhà tạm) diện tích xây dựng được tính theo kích thước đo từ mép ngoài của tường hoặc cột hiên (mép ngoài kết cấu chịu lực công trình) không được đo từ mép hè hoặc rãnh thoát nước mưa hay giọt nước chân mái rơi xuống.
b. Đối với nhà cấp III (tầng 2 trở lên) diện tích sàn được tính theo kích thước đo từ mép ngoài của tường hoặc cột trụ đỡ mái không được tính đến mép ngoài của mái.
Điều 18. Xử lý các trường hợp bồi thường thiệt hại về nhà, công trình kiến trúc.
1. Chủ sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của quy định này khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại về tài sản được bồi thường theo mức quy định tại Điều 17 của bản quy định này.
2. Chủ sở hữu tài sản là người có nhà, công trình xây dựng trên đất nhưng chưa có giấy phép xây dựng thì tuy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất và công trình trên đất được bồi thường hoặc hỗ trợ cụ thể như sau:
a. Đối với nông thôn:
- Nhà, công trình xây dựng trên đất thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này thì được bồi thường theo quy định tại Điều 17 của bản quy định này.
- Nhà, công tình xây dựng trên đất thuộc đối tượng không được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường quy định tại Điều 17 của bản quy định thực hiện; nếu khi xây dựng vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì không được bồi thường.
- Đối với nhà, công trình kiến trúc khi xây dựng là vùng nông thôn nhưng nay trở thành đô thị, khi nhà nước thu hồi đất được áp dụng bồi thường quy định tại điểm b của khoản 2 Điều này.
b. Đối với đô thị:
- Nhà, công trình xây dựng trên đất thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này thì được bồi thường theo quy định tại Điều 17 của bản quy định này.
- Nhà, công trình xây dựng trên đất không thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ 70% mức bồi thường quy định tại Điều 17 của bản quy định này; nếu khi xây dựng vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì không được bồi thường, người có công trình xây dựng trái phép phải tự tháo dỡ di chuyển.
3. Nhà, vật kiến trác xây dựng trên đất thuộc đối tượng không được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này, mà khi xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng hoặc xây dựng sau nhưng vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tháo dỡ công trình và không được bồi thường, hỗ trợ.
4. Đối với nhà thanh lý:
- Nhà thanh lý gắn liền với đất thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 thì được bồi thường tài sản theo quy định tại Điều 17 quy định này.
- Nhà thanh lý nhưng không được giáo đất thì được hỗ trợ di chuyển 1.000.000 đ/hộ (một diệu đổng/hộ). Trường hợp có đầy đủ hồ sơ về mua thanh lý tài sản theo quy định thì được bồi thường theo giá trị tài sản mua thanh lý.
Điều 19. Bồi thường thiệt hại về mồ mả.
1. Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp đến mồ mả được quy định như sau:
a. Mộ đất, xếp đá đã cải táng: 800.000đồng/mộ.
b. Mộ đất, xếp đá chưa cải táng thời gian trên 3 năm: 1.000.000 đồng/ mộ.
c. Mộ chưa cai táng có thòi gian dưới 3 năm: 2.000.000 đồng/mộ.
d. Mộ xây kiên cố diện tích 2m2 xây dựng: 1.200.000 đồng/mộ.
đ. Mộ xây kiên cố diện tích trên 2m2 xây dựng: 1.500.000 đồng/mộ.
e. Đối với mộ xây nhưng chưa cải táng được tính bổ sung 500.000 đồng /mộ.
g. Đối với mộ xây có cấu trúc phức tạp thì được tính bổ sung các hạng mục hoàn thiện về kiến trúc trên đất, nhưng mức bồi thường không quá 2 lần so với mức nêu trên.
h. Đối với mộ vô thừa nhận thì người được giao sử dụng đất phối hợp với chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức bốc, cải táng theo quy định hiện hành.
2. UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm bố trí địa điểm theo quy hoạch cho mộ phải di chuyển và giám sát việc tuân thủ những quy định về vệ sinh, phòng dịch trong quá trình bốc mộ, cải táng ở khu vực phải di chuyển mồ mả.
Điều 20. Bồi thường thiệt hại đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử, đình, chùa.
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hóa, di tích lịch sử, đình, chùa phải có phương án bảo tồn là chủ yếu. Trong trường hợp đặc biệt phải di chuyển thì chủ dự án phải lập phương án đền bù và báo cáo UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bồi thường thiệt hại cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoa, nhà thờ, đình, chùa đối với các công trình do Trung ương quản lý hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với các công trình do địa phương quản lý.
Điều 21. Bồi thường thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng
Mức bồi thường thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ, nếu công trình chỉ tháo dỡ di chuyển, lắp dựng lại thì được thực hiện bồi thường theo quy định tại điểm 4 Điều 17 của bản quy định này. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh quyết đinh cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 22. Bồi thường thiệt hại về cây cối hoa màu, thủy sản
Mức giá bồi thường các loại cây cối hoa màu, tại thời điểm thống kê bồi thường theo phụ lục số 2A, 2B, 2C kèm theo bản quy định này.
1. Mật độ cây để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Cây lâu năm trồng tập trung chuyên canh (từ 1 đến 3 loại cây) số lượng cây được bồi thường căn cứ vào diện tích đất bồi thường và mật độ cây trồng theo tiêu chuẩn. Trường hợp cây trồng không đúng mật độ tiêu chuẩn thì số lượng cây trồng không đúng mật độ không được tính bồi thường.
b) Đối với vườn tạp số lượng cây trồng chính cũng được xác định theo mật độ cây trồng như vườn tập trung, tương ứng với diện tích đất vườn thu hồi. Các cây trồng xen được tính bằng 50% giá trị bồi thường của cây trồng chính nhưng cây trồng xen được tính bồi thường không vượt quá 50% diện tích của cây trồng chính được bồi thường; các cây còn lại trồng quá mật độ tiêu chuẩn không được tính bồi thường. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố phải xác định cây trồng chính khi kiểm kê cây cối, hoa màu.
- Đối với cây ăn quả, cây lâm nghiệp đã được thu hoạch thì được bồi thường theo số lượng cây thực tế. Mật độ cây chỉ áp dụng đối với cây chưa được thu hoạch còn trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
- Đối với các dự án công trình giao thông, đường điện, mương thủy lợi thu hồi đất chạy theo tuyến dài thì các loại cây cối hoa màu được bồi thường theo số lượng cây được kiểm kê thực tế.
2. Đối với cây trồng (nông, lâm nghiệp dài ngày) các dạng chiết, ghép, ươm bầu, không ươm bầu phải có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về cây giống về chiều cao cây, đường kính gốc, độ tuổi cây giống theo quy định thì mới được tính là cây mới trồng theo quy định tại phụ lục số 2A.
3. Đối với cây ăn quả đang thời kỳ ươm giống chưa được xuất vườn tính đến thời điểm di chuyển trả lại mặt bằng cho dự án thì khi di chuyển vườn ươm được tính hỗ trợ di chuyển, hao hụt cây giống là 20% đối với cây ghép có chiều cao trên 0,75 cm; 15% đối với cây có chiều cao dưới 0,75 cm theo mức giá quy định của UBND tỉnh.
4. Đối với cây lâm nghiệp đã xác định được đường kính gốc từ trên 05 (năm) cm trở lên, đo đếm được cụ thể thì được bồi thường theo số lượng thực tế, các loại cây mới trồng hoặc còn nhỏ thì tính theo mật độ quy định.
Riêng đối vói vườn ươm giống cây lâm nghiệp mức hỗ trợ di chuyển là 10% trên mức giá cây giống theo quy định của UBND tỉnh.
5. Đối với ao đang nuôi thủy sản giống, thủy sản kinh doanh mới thả chưa được thu hoạch có thời gian 3 tháng trở xuống từ thời điểm kiểm kê tính đến thời điểm di chuyển trả lại mặt bằng cho dự án thì được hỗ trợ 1.000đ/m2 mặt nước nuôi trồng thủy sản.
6. Người được bồi thường cây lâu năm, cây dài ngày (Phụ lục số 2A), cây quế (Phụ lục số 2B), cây lấy gỗ, tre, mai (Phụ lục số 2C) không được chặt phá, thu hồi cây đã được bồi thường. Hội đồng bồi thường các huyện, thành phố có ttách nhiệm quản lý số cây đã bồi thường. Trường hợp đặc biệt chặt cây để giải phóng mặt bằng phải thành lập Hội đồng thanh lý cây đã bồi thường, tiền bán cây sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 23. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời
Tổ chức cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất tạm thời để sử dụng cổ trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, hoa màu trên đất cho người đang sử dụng đất như sau:
1. Đối với tài sản bị phá dỡ thì bồi thường theo quy định tại Điều 17 của bản quy định này.
2. Đối với cây trồng, vật nuôi trên đất bồi thường theo quy định tại Điều 22 của bản quy định này. Trường hợp thời gian sử dụng kéo dài ảnh hưởng đến nhiều mùa vụ sản xuất thì phải bồi thường cho các vụ bị ngừng sản xuất. Hết thời hạn sử dụng đất, chủ được giao đất tạm thời có trách nhiệm phục hồi trả lại đất theo tình trạng ban đầu. Trường hợp khi trả lại đất không thể tiếp tục sử dụng được theo mục đích trước lúc thu hồi thì chủ sử dụng đất phải đền bù bằng tiền đủ mức để khôi phục đất theo trạng thái ban đầu.
Điều 24. Hỗ trợ di chuyển, ổn định sản xuất và đời sống, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề
1. Hỗ trợ di chuyển: Người được bồi thường đất ở phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển tài sản như sau:
a. Mức hỗ trợ di chuyển cho 1 hộ trong phạm vi tỉnh là: 1.200.000 đồng/hộ có 4 nhân khẩu trở xuống và 1.500.000đồng /hộ có 5 nhân khẩu trở lên.
b. Mức hỗ trợ di chuyển cho 1 hộ ra phạm vi ngoài tỉnh là: 3.000.000đồng/ hộ.
c. Hỗ trợ di chuyển đường nước sinh hoạt: 500.000đồng/ hộ.
d. Hỗ trợ di chuyển đường điện thoại: 550.000 đồng/hộ (đối với thành phố Lào Cai) và 450.000 đồng/hộ (đối với các huyện còn lại).
đ. Hỗ trợ đường điện thắp sáng (kể cả thủy điện nhỏ): 500.000đồng/hộ.
Mức hỗ trợ đường nước, đường điện, điện thoại đã bao gồm công tơ điện, đồng hồ nước và khỏi thủy được áp dụng chung không phân biệt khoảng cách lắp đặt.
e. Các đối tượng được bồi thường về đất ở mà nhận bồi thường đất bằng tiền và tự lo đất ở hoặc được chính quyền địa phương cân đối xắp xếp bố trí đất ở theo quy hoạch thì được hỗ trợ bằng tiền chi phí san đắp mặt bằng tại nơi ở mới bằng 5% giá trị đất ở được bồi thường (bao gồm cả đất ở đô thị và đất ở nông thôn).
2. Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống:
a. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống cho đối tượng quy định tại Điều 8 của bản quy định này, được bồi thường đất ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ sản xuất và đời sống là: 600.000đồng/nhân khẩu (có hộ khẩu thường trú tại địa phương tại thời điểm kê khai đền bù).
b. Trường hợp người bị thu hồi đất (bị mất đất sản xuất nông nghiệp) nhưng không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ ổn định sản xuất như sau:
- Cứ thu hồi 360m2 đất ruộng lúa, thì được hỗ trợ 300.000đồng/nhân khẩu, mỗi mức thu hồi đất từ trên 50% mức diện tích đất thu hồi ở trên được tính thêm 1 mức hỗ trợ là 300.000 đồng/nhân khẩu, nhưng tổng mức hỗ trợ không vượt quá 50% mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c. Đối với Doanh nghiệp khi bị thu hồi đất phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì tùy theo quy mô và khả năng ổn định sản xuất kinh doanh tại địa điểm mới, người sử dụng đất có trách nhiệm hỗ trợ theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp ương thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh đến lúc sản xuất, kinh doanh trở lại hoạt động bình thường tại địa điểm mới với mức lương tối thiểu/tháng theo quy định nhưng mức tối đa không quá 3 tháng, hoặc tính bằng 30% thu nhập sau thuế của Doanh nghiệp trong thời gian 3 năm liên tiếp.
d. Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì được người sử dụng đất trả toàn bộ chi phí di chuyển. Mức chi phí di chuyển do đơn vị lập dự toán gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố xem xét quyết định theo phân cấp.
3. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề: Ngoài các chi phí bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, cơ sở kỹ thuật hạ tầng quy định tại chương II, chương III của bản quy định này, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn có trách nhiệm:
- Hỗ trợ chi phí đào tạo cho những lao động nông nghiệp phải chuyển nghề khác do bị thu hồi đất theo chính sách đào tạo do UBND tỉnh quy định.
- Nếu có nhu cầu tuyển dụng lao động mới thì phải ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc các đối tượng có đất bị thu hồi.
4. Hộ gia đình phải di chuyển chỗ ỏ có đủ điều kiện được bồi thường đất ở nếu quá 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường mà chưa được bố trí đất ở theo quy định thì được hỗ trợ bổ sung tiền thuê nhà ở với mức 500.000 đồng/hộ/tháng.
Điều 25. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng
a. Mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và các chi phí khác có liên quan được tính bằng 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
b. Nội dung, mức chi cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh, huyện, thành phố bao gồm: Chi phí hội họp, thù lao, các khoản chi nghiệp vụ... theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
c. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do chủ dự án đầu tư quản lý chi và được phân chia sử dụng như sau:
- 70% cho hoạt động của chủ đầu tư trong công tác GPMB.
- 30 % cho hoạt động của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố.
1. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm quy hoạch khu dân cư bố trí nơi ở mới cho các đối tượng bị thu hồi đất khi di chuyển theo quy hoạch khu dân cư đã được duyệt đối với trường hợp dự án tái định cư được duyệt trong dự án đầu tư của cấp có thẩm quyển.
2. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hổi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.
Điều 27. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thành phố
1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở cấp huyện, thành phố thành phần gồm có: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Chủ tịch Hội đồng; Trưởng phòng Tài chính làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Chủ dự án (người được giao sử dụng đất) làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi, đại diện Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố, đại diện cơ quan quản lý đất đai làm ủy viên, đại diện những người bị thu hồi đất do Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư chỉ định hoặc do nhân dân bầu. Trường hợp cần bổ xung các thành viên khác thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi dự án.
Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng.
2. Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thẩm định những dự án theo phân cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư để trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố phê duyệt kinh phí bồi thường.
Thời gian thẩm định phương án bồi thường của Hội đồng thẩm định tối đa là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án bồi thường và đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định do chủ dự án gửi đến trực tiếp.
1. Các dự án có thu hồi đất theo khoản 1 Điều 1 của bản quy định này thì phân cấp 100% cho UBND các huyện, thành phố thẩm định phê duyệt kinh phí bổi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn không phân biệt nguồn vốn đầu tư, quy mô và cấp quyết định phê duyệt đầu tư.
2. Thực hiện phân cấp theo các quyết định của UBND tỉnh đã ban hành: Quyết định số 123/2004/QĐ-UB ngày 23/3/2004, Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004, Quyết định số 391/2004/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND tỉnh.
Điều 29. Trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành
1. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành quản lý chức năng có liên quan chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp các vướng mắc phát sinh, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh điểu chỉnh bổ xung chính sách cho phù hợp.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các ngành hướng dẫn xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng cơ bản gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng. Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng có đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường thiệt hại và hỗ trợ cho từng đối tượng. Phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xác định khả năng quỹ đất dùng để bồi thường bằng đất làm cơ sở cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai theo Luật đất đai để tổ chức thực hiện bồi thường và lập khu tái định cư mới theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nơi thực hiện dự án có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ hoặc báo cáo Hội đồng thẩm định cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
c. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh các hạng mục về tài sản, hoặc cây cối hoa màu không có trong bảng giá quy định tại bản quy định này thì UBND các huyện, thành phố được quy định giá các hạng mục về tài sản, cây cối, hoa màu phát sinh tại địa phương trên cơ sở phương án giá do các ngành của huyện, thành phố trình duyệt.
5. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án và trình duyệt theo quy định tại Điểu 28 của bản quy định này, các thành viên Hội đồng hoạt động và được hưởng trợ cấp theo khả năng kinh phí trong phương án được phê duyệt. Nguồn chi phí này được tính vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
5. Người được giao đất, thuê đất (chủ dự án) có trách nhiệm:
a. Chủ trì cùng với chính quyền địa phương công bố công khai quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lập kế hoạch tiến độ GPMB của dự án trình Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư có thẩm quyền.
b. Chủ trì tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng về đất đai, tài sản, hoa màu thuộc phạm vi thu hồi đất, phối hợp với các thành viên trong Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư tổ chức kiểm kê, tổng hợp áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cung cấp các tài liệu cần thiết để Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của mình.
c. Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ ngay sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 30. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích theo quy định tại Điều 1 của bản quy định này có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, hộ gia đình và chấp hành đầy đủ, đúng thời gian theo tiến độ kế hoạch GPMB của dự án về thu hồi đất, thống kê và di chuyển GPMB theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 31. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư UBND tỉnh có quy định riêng để thực hiện.
1. Đối với các hộ được bồi thường đất ở theo Điều 8 của bản quy định này phải di chuyển chỗ ở, nếu thực hiện di chuyển trả lại mặt bằng trước thời gian quy định thì được thưởng như sau:
1.1. Nhà cấp II + III: Tầng 1: 1.000.000 đ/tầng; Tầng 2 trở lên: 500.000 đ/tầng.
1.2. Nhà cấp IV, nhà trình tường: 500.000 đ/ nhà.
1.3. Nhà gỗ (nhà có kết cấu tháo dỡ di chuyển được): 300.000 đ/nhà.
1.4. Nhà tạm: 150.000 đ/ nhà.
Mức thưởng di chuyển nhà được tính theo hộ gia đình, cá nhân cho 1 loại nhà có mức thưởng di chuyển cao nhất.
2. Chi phí thưởng quy định tại khoản 1 điều này được tính vào phương án bồi thường thuộc dự án đầu tư do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian để tính thưởng di chuyển căn cứ vào tiến độ GPMB của từng dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố báo cáo cụ thể, việc chi trả và thanh quyết toán phải thực hiện đúng đối tượng, chính sách và các quy định của Nhà nước.
1. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất: các trường hợp thuộc đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhưng chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính về đất thì bị xử lý như sau:
a. Các trường hợp chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải bị truy thu tiền sử dụng đất theo quy định.
b. Các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, cho tặng, thừa kế quyền sử dụng đất mà chưa sang tên trước bạ thì phải bị truy thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo quy định.
c. Các trường hợp chưa nộp thuế nhà đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp thì phải bị truy thu thuế nhà đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.
2. Ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này tùy từng trường hợp cụ thể người sử dụng đất còn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chinh trong lĩnh vực đất đai.
3. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không nộp các giấy tờ liên quan đến quyền, nghĩa vụ theo thời hạn đã quy định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà không có lý do chính đáng thì không được xem xét bồi thường theo quy định.
4. Trường hợp không thực hiện đúng quy định (không nhận tiền bồi thường hoặc không di chuyển theo quy định) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư báo cáo UBND cùng cấp áp dụng biện pháp cưỡng chế di chuyển GPMB, mọi chi phí có liên quan đến cưỡng chế GPMB do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bị cưỡng chế chi trả theo quy định.
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
2. Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra quyết định giải quyết đối với khiếu nại lần đầu, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra tỉnh có nhiệm vụ xác minh, kết luận, kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện, thành phố trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giải quyết.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định cuối cùng.
3. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, di chuyển GPMB và giao đất đúng kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Bản quy định này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế cho các quyết định: Quyết định số 210/1998/QĐ-UB ngày 27/8/1998, Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 21/01/1999, Quyết định số 293/2001/QĐ-UB ngay 10/9/2001, Quyết định số 401/QĐ-UB ngày 20/9/2002, Quyết định số 466/QĐ-UB ngày 11/10/2002 của UBND tỉnh Lào Cai và các quy định trước đây trái với các quy định trong bản quy định này.
Điều 36. Xử lý các trường hợp chuyển tiếp
1. Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang chi trả bồi thường thì vẫn thực hiện theo các quyết định đã được phê duyệt.
2. Đối với những dự án đang thực hiện dở dang việc bồi thường thiệt hại thì tùy theo mức độ dở dang của dự án được xem xét xử lý như sau:
a) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ, nhưng người được bồi thường hỗ trợ chưa nhận được kinh phí bồi thường do chủ dự án chưa có nguồn kinh phí để thanh toán (có xác nhận của cơ quan cấp phát thanh toán và chủ đầu tư) thì được xem xét phê duyệt lại theo quy định của bản quy định này.
- Các nội dung phát sinh về đất đai, tài sản, hoa màu do sai sót trong kiểm kê hoặc điều chỉnh dự án, thiết kế kỹ thuật thì được tính bổ sung theo bản quy định này.
b) Đối với các dự án đã kiểm kê, áp giá nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa kịp chi trả thì được áp dụng theo bản quy định này.
3. Các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định kinh phí bồi thường, hỗ trợ, đã có nguồn kinh phí chi trả, nhưng người được bồi thường, hỗ trợ cố tình không chấp hành nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và thực hiện di chuyển thì không được phê duyệt lại theo bản quy định này.