Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 7051/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 7051/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/12/2016
Ngày có hiệu lực 22/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7051/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGÀNH VĂN THƯ, LƯU TRỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu tr;

Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 27/6/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3010/TTr-SNV ngày 12/12/2016 về việc ban hành Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Quy hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Cục V
ăn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- TTTU, TTHĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
-
VP UBND: PCVP P.C.Công, NC, TKBT, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Chung

 

QUY HOẠCH

NGÀNH VĂN THƯ, LƯU TRỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7051/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội)

I. SỰ CẦN THIẾT

Công tác văn thư, lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hot đng của cơ quan, tổ chức. Tuy mi cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng có một đặc điểm chung là trong quá trình hoạt động sẽ sản sinh những giy tờ liên quan. Những văn bản, tài liệu có giá trị được lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Văn bản, tài liệu (bao gồm bản gốc, bản chính) là căn cứ xác nhận sự việc đã xảy ra và có giá trị pháp lý cao, là tài sản vô giá. Ngay từ khi các cơ quan, tổ chức được thành lập, công tác văn thư, lưu trữ tất yếu được hình thành nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc. Thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ là trách nhiệm của mỗi cơ quan tổ chức.

Trong thời gian qua, công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ được triển khai sâu rộng đến cán bộ công chc, viên chức và người lao động. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ từng bước được hoàn thiện.

Công tác t chc, cán bộ đã được các cấp, các ngành quan tâm tuyển dụng btrí công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ; cơ sở vật chất trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Các cơ quan, đơn vị đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn Thành phố còn nhiều tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập:

Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đảm bảo tiêu chuẩn của ngạch; chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đa số cơ quan, tổ chức chưa bố trí công chức viên chức chuyên trách làm công tác lưu trữ;

Nhn thc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức chưa cao chưa thấy hết tầm quan trọng, ý nghĩa của hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nói chung và tài liệu lưu trữ nói riêng;

[...]