ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 70/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 18
tháng 01 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM
2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 19 tháng 11năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số
13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định
59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 05/BC-SXD ngày 05/01/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lạng
Sơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:
1. Đánh giá hiện trạng phát
sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
- Chất thải rắn phát sinh trên
địa bàn các huyện trong tỉnh cơ bản là từ các nguồn chất thải rắn sinh hoạt,
công nghiệp, y tế và nông nghiệp. Trong đó nguồn phát sinh nhiều nhất là rác thải
sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung. Trong đó:
Nội dung
|
Phát sinh CTR (tấn/năm)
|
Tỷ lệ (%)
|
CTR sinh hoạt từ người dân bản
địa
|
99.298,9
|
92,2
|
CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt
động du lịch
|
578,9
|
0,5
|
CTR công nghiệp
|
4.964,9
|
4,6
|
CTR y tế
|
1.460,0
|
1,4
|
CTR nguy hại
|
1.393,0
|
1,3
|
Tổng
|
107.695,7
|
100,0
|
- Công tác thu gom, vận chuyển
chất thải rắn được thực hiện thường xuyên, trang thiết bị phục vụ thu gom vận
chuyển cơ bản đã được cơ giới hóa, hiệu suất thu gom đạt khoảng 70% (Chi tiết
tại Phụ lục 1).
- Công tác xử lý cơ bản
là chôn lấp hoặc lưu giữ chất thải lộ thiên, một số bãi chôn lấp đã được thiết
kế xây dựng theo mô hình hợp vệ sinh. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều hạng mục
công trình, đặc biệt hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn và xử lý nước rỉ rác,
do vậy vẫn còn gây ô nhiễm nước khu vực xung quanh (Chi tiết tại Phụ lục 2).
2. Dự báo khối lượng phát sinh:
a) Nguồn phát thải: Phát sinh từ
các nguồn chất thải khu dân cư, nơi công cộng, chất thải từ các hoạt động
thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp.
b) Dự báo tổng lượng phát thải
chất thải rắn:
Loại chất thải
|
2015
|
2020
|
CTR sinh hoạt và du lịch (tấn/năm)
|
125.285,2
|
147.289,9
|
CTR công nghiệp (tấn/năm)
|
12.365,1
|
12.816,7
|
CTR y tế (tấn/năm)
|
1.905,3
|
2.429,1
|
CTR nguy hại (tấn/năm)
|
3.401,6
|
3.855,4
|
Tổng
|
142.957,2
|
166.391,1
|
3. Quy hoạch thu gom, vận chuyển
chất thải rắn:
Thu gom vận chuyển hoạt động hằng
ngày vào các giờ quy định, tập kết rác về trạn trung chuyển, từ đó chất thải rắn
được vận chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh bằng xe chuyên dùng (Chi tiết tại
Phụ lục 3).
4. Xác định vị trí, quy mô hệ
thống cơ sở xử lý chất thải rắn:
a) Căn cứ vào thông tin điều
tra khảo sát thực địa và quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội tại các huyện,
thành phố để xác định vị trí, diện tích các bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Chi tiết
tại Phụ lục 4).
b) Quy hoạch đầu tư xây dựng
các khu xử lý chất thải rắn cho các huyện, thành phố theo cụm và các huyện đơn
lẻ:
- Cụm huyện Cao Lộc –
Thành phố Lạng Sơn – Văn Lãng: 01 khu xử lý và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý –
tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Lạng Sơn và các Khu kinh tế cửa
khẩu.
- Cụm huyện Bình Gia - Bắc
Sơn: 01 khu xử lý.
- Cụm huyện Chi Lăng - Hữu
Lũng: 01 khu xử lý và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn sinh
hoạt trong khu xử lý.
- 04 huyện (Tràng Định,
Đình Lập, Lộc Bình, Văn Quan): Mỗi huyện 01 khu xử lý.
5. Giải pháp xử lý, tiêu hủy chất
thải rắn giai đoạn năm 2010-2020:
a) Giai đoạn 1 (2010 - 2015): Vẫn
áp dụng phương pháp xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Đối với khu vực thành phố Lạng
Sơn và khu vực Khu kinh tế cửa khẩu huyện Cao Lộc và khu vực huyện Chi Lăng - Hữu
Lũng, tiến hành xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trong đó bao gồm đầu tư
xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt và khu chôn lấp hợp vệ
sinh. Đối với các huyện khác trên địa bàn tỉnh tiến hành xây dựng các khu xử lý
chất thải rắn, trong đó đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xử lý
rác thải theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020): Đầu
tư xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho các huyện và cụm
huyện tại các khu xử lý chất thải rắn đã được quy hoạch trong giai đoạn 1.
c) Các dự án đầu tư giai đoạn
năm 2012- 2020 là 15 dự án (Phụ lục 5).
d) Công nghệ xử lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn đô thị: Áp dụng
công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận, các công nghệ nước ngoài phù
hợp với điều kiện kinh tế, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường. Tiêu hủy chất
thải rắn theo phương pháp liên hợp xử lý (tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu
cơ,…) và chôn lấp hợp vệ sinh. Đối với chất thải rắn bệnh viện nguy hại thì
tiêu hủy riêng bằng thiêu đốt.
- Chất thải rắn công nghiệp: Xử
lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau như đốt, chôn lấp hợp
vệ sinh, xử lý cơ học, hóa - lý.
6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
996.368 triệu đồng (trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 685.028 triệu đồng, giai
đoạn 2016-2020 là 311.340 triệu đồng).
a) Vốn ngân sách:
- Giai đoạn 2011-2015 nhu cầu vốn
310.028 triệu đồng: Đầu tư xây dựng các khu xử lý, các trạm trung chuyển chất
thải rắn; đầu tư trang thiết bị thu gom vận chuyển và thực hiện các dự án tuyên
truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn.
- Giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn
11.340 triệu đồng: Tiếp tục đầu tư vào dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng về quản lý chất thải rắn; bổ sung trang thiết bị thu gom vận chuyển tại
các huyện, thành phố và dự án thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn khu vực
đô thị.
b) Vốn xã hội hóa, vốn vay ODA,
vốn nước ngoài, vốn phi chính phủ:
- Giai đoạn 2011-2015 nhu cầu vốn
375.000 triệu đồng: Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy xử
lý, tái chế chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn
300.000 triệu đồng: Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh.
7. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân
sách Trung ương, địa phương; vốn tài trợ nước ngoài; nguồn vốn vay dài hạn; vốn
huy động từ các nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan chủ trì tổ chức thực
hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn, trạm trung chuyển.
- Phối hợp với Sở Xây dựng hướng
dẫn UBND huyện, thành phố về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm
và xây dựng các khu xử lý, trạm trung chuyển chất thải rắn tại các đô thị.
2. Sở Xây dựng:
Chủ trì thực hiện quản lý quy
hoạch chất thải rắn và Đề án tổng thể xử lý chất thải đô thị, giai đoạn
2011-2015; quản lý thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại các đô thị trên
địa bàn tỉnh; hướng dẫn các UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện
nội dung quy hoạch. Định kỳ tổng hợp tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ
thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn.
4. Sở Công Thương.
Hướng dẫn việc thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại có xuất xứ từ sản xuất công nghiệp.
5. Sở Y tế:
Kiểm tra, giám sát tình hình
thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại có nguồn gốc từ hoạt động y tế.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Hướng dẫn việc lập dự án, cấp
chứng nhận đầu tư cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn. Đề xuất bố trí vốn ngân sách cho các dự án đã được UBND tỉnh
phê duyệt.
7. Sở Tài chính:
Chủ trì thẩm định, trình UBND tỉnh
phê duyệt khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh.
8. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp cùng các Sở,
ngành chức năng thẩm định công nghệ các dự án đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố:
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; quản lý giám sát các doanh nghiệp
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo các quy định của pháp luật; thanh
tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch
UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng (B/c);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- PVP, KTN, KTTH, VX, TH;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lý Vinh Quang
|
PHỤ LỤC 1
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /
/2012 của UBND tỉnh)
TT
|
Tên huyện /Thành phố
|
Tên Công ty VSMT
|
Số lao động (người)
|
Phương tiện thu gom
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
Tần suất thu gom
|
Thu phí hoạt động (VND)
|
Ngân sách huyện/T P/năm
|
Đóng góp người dân
|
1
|
Thành phố Lạng Sơn
|
Công ty TNHH Huy Hoàng
|
170
|
4 ô tô (40 m³/xe), 4 xe ép rác (25m³/xe), 87 xe điện (0,6- 1m³/xe)
|
70
|
hàng ngày
|
8,1 tỷ
|
1,9 tỷ
|
2
|
Tràng Định
|
Công ty TNHH Huy Hoàng
|
|
1 xe ép rác, 30 xe đẩy
|
60
|
5 lần/ tuần
|
400 triệu
|
|
3
|
Văn Lãng
|
DNTN Nguyễn Tiến Hòa
|
30
|
2 xe ép rác, 40 xe đẩy
|
60
|
hàng ngày
|
3 tỷ
|
|
4
|
Bình Gia
|
Đội VSMT
|
4
|
xe đẩy
|
60
|
3 lần/tuần
|
|
10.000 đ/hộ/tháng
|
5
|
Bắc Sơn
|
Tổ VSMT thị trấn Bắc Sơn
|
10
|
01 công nông, 12 xe đẩy
|
60
|
hàng ngày
|
55 triệu
|
8000 đ/hộ/ tháng
|
6
|
Văn Quan
|
Công ty TNHH Lê Thủy, Công ty TNHH Huy Hoàng
|
10
|
xe đẩy
|
60
|
1 lần
|
350 triệu
|
|
7
|
Cao Lộc
|
Hợp tác xã Đồng Tâm
|
20
|
1 xe ép rác, 65 xe đẩy
|
60
|
hàng ngày
|
|
|
8
|
Lộc Bình
|
Hợp tác xã Tiến Đạt
|
33 người
|
3 ô tô, 70 xe đẩy
|
60
|
2 lần/ngà y
|
|
8000 đ/hộ/ tháng
|
9
|
Chi Lăng
|
Công ty TNHH XD Thành Linh
|
|
1 ô tô, 12 xe đẩy
|
|
hàng ngày
|
400 triệu
|
|
10
|
Đình Lập
|
Tổ VSMT
|
7
|
01 ô tô, 14 xe đẩy
|
|
hàng ngày
|
200 triệu
|
|
11
|
Hữu Lũng
|
Hợp tác xã xây dựng Môi trường
|
10
|
01 công nông, 10 xe đẩy
|
60
|
2 lần/ngà y
|
450 triệu
|
|
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ CÁC BÃI RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /
/2012 của UBND tỉnh)
Stt
|
Tên xã/ thị trấn
|
Số lượng bãi rác
|
Tên bãi rác
|
Diện tích (ha)
|
Khoảng cách đến khu dân cư tập trung (m)
|
Mô tả hiện trạng
|
1
|
Thành phố Lạng Sơn
|
0
|
|
|
|
- Rác thải của Thành phố được
chôn lấp tại bãi rác Tân Lang
|
2
|
Tràng Định
|
4
|
Trung Thành
|
47
|
2000
|
- Đã quy hoạch
- Bãi rác nằm tại thung lũng
có xung quanh là đồi núi thấp; cách đường liên xã Bản Trại – Trung Thành 800m
- Xa khu dân cư tập trung và
nguồn nước mặt
|
Quốc Khánh
|
3,5
|
500
|
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
Tân Tiến
|
1,0
|
500
|
- Đã được duyệt thiết kế,
chưa xây dựng
|
Quốc Việt
|
1,0
|
500
|
- Đang dự kiến quy hoạch tuy
nhiên lại nằm ở đầu nguồn nước, cách dòng chảy nước mặt sông Kỳ Cùng 1km.
|
3
|
Văn Lãng
|
1
|
Tân Lang
|
3,2
|
1000
|
- Rác thải của huyện được
chôn lấp tại bãi rác Tân Lang
- Hệ thống thu gom nước mưa
chảy tràn và khu xử lý nước rỉ rác chưa đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường cho
khu vực lân cận
|
4
|
Bình Gia
|
0
|
|
|
|
- Chưa quy hoạch;
- Rác thải của huyện được đổ
thải tại bãi rác huyện Bắc Sơn
|
5
|
Bắc Sơn
|
1
|
Lân Tắng
|
3,5
|
700
|
- Nằm tại thung lũng bao
quanh là các đồi đất; cách xa khu dân cư.
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
6
|
Văn Quan
|
1
|
Mu Khấp
|
3
|
2000
|
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
7
|
Cao Lộc
|
0
|
|
|
|
- Chưa quy hoạch;
- Rác thải của huyện được
chôn lấp tại bãi rác Tân Lang
|
8
|
Lộc Bình
|
1
|
Bãi rác Lộc Bình
|
3
|
500
|
- Bãi rác được xây dựng tại
thung lũng thuộc địa bàn Thị trấn Lộc Bình; xung quanh là các đồi đất thấp;
cách xa khu dân cư tập trung
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
9
|
Chi Lăng
|
2
|
Đèo Quao
|
2,07
|
1.000
|
- Được xây dựng tại khe núi đất;
cách xa khu dân cư; gần đường giao thông (đường 279)
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
Vạn Linh
|
0,37
|
|
- Đang quy hoạch; gần khu vực
hang động caster
|
10
|
Đình Lập
|
2
|
Bãi rác Đình Lập
|
0,5
|
500
|
- Được xây dựng tại khe núi đất
thuộc địa bàn thị trấn Đình Lập; cách xa khu dân cư tập trung;
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
Bãi rác nông trường Thái Bình
|
0,3
|
1.000
|
- Đổ thải tự nhiên, không đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Chưa được xây dựng theo chuẩn
TCXDVN 261: 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn; thiếu nhiều hạng mục phụ trợ
|
11
|
Hữu Lũng
|
1
|
Cốt Cối
|
5
|
|
- Đang xây dựng, chưa đổ thải.
Bãi rác có vị trí gần hồ nước và giáp ranh với tỉnh Bắc Giang
|
PHỤ LỤC 3
QUY HOẠCH HƯỚNG TUYẾN THU GOM TẠI CÁC HUYỆN/THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /
/2012 của UBND tỉnh)