ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
70/2009/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN
BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI CÓ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật ngày 25/7/2001;
Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ
thuật ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 của Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội về việc quy định mức phụ cấp đối với một số cán bộ chuyên
ngành xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Liên ngành: Nội vụ - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ
trình số 74/TTLN-NV-NN&PTNT ngày 21/4/2009 về việc ban hành Quy định về tổ
chức và hoạt động đối với Nhân viên bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn
nơi có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về tổ chức
và hoạt động của nhân viên bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn nơi có
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi sau 10 ngày kể từ ngày ký
và thay thế Quyết định số 55/1999/QĐ-UB ngày 13/7/1999 của UBND Thành phố Hà Nội
về việc ban hành bản: Quy định tổ chức “mạng lưới” bảo vệ thực vật (BVTV) cơ sở
tại các xã ngoại thành Hà Nội.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành
liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc; các cơ quan,
đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ, Trung tâm Công báo;
- Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (để thực hiện);
- VPUB: các PVP, NN (Túy, Hùng), KT, TH;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Duy Hùng
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI CÓ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 70/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 của
UBND thành phố Hà Nội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tổ chức
và hoạt động của nhân viên bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn nơi có
sản xuất nông nghiệp (sau đây được gọi chung là nhân viên bảo vệ thực vật cấp
xã) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Nhân viên làm công tác bảo vệ thực
vật tại xã, phường, thị trấn nơi có sản xuất nông nghiệp.
Điều 3.
Về tổ chức và thẩm quyền quản lý
1. Tại mỗi xã, phường, thị trấn
nơi có sản xuất nông nghiệp được bố trí một nhân viên bảo vệ thực vật.
2. Nhân viên bảo vệ thực vật cấp
xã do UBND cấp xã ký hợp đồng theo quy định hiện hành của Luật Lao động, sau
khi có sự thỏa thuận của Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện, thời hạn hợp đồng là
01 năm.
3. Nhân viên bảo vệ thực vật cấp
xã chịu sự quản lý Nhà nước của UBND cấp xã, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng
dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện.
Điều 4.
Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
1. Có trình độ chuyên môn từ
Trung cấp Nông nghiệp trở lên, chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật;
2. Độ tuổi: theo quy định của Luật
Lao động;
3. Có hộ khẩu thường trú tại địa
phương;
4. Có khả năng tổ chức, quản lý
và tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương về công tác bảo vệ thực vật; có
phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt.
Chương 2.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
PHỤ CẤP CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ THỰC VẬT CẤP XÃ
Điều 5.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
1. Tham mưu với Ủy ban nhân dân
cấp xã lập kế hoạch và đề xuất việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch về trồng trọt và
bảo vệ thực vật trên địa bàn xã; tham gia xây dựng các chương trình, dự án, đề
án khuyến khích phát triển sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt; chuyển dịch cơ cấu
cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
2. Tuyên truyền, phổ biến chế độ,
chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về trồng trọt, bảo vệ thực vật;
3. Điều tra phát hiện, dự tính dự
báo và theo dõi diễn biến sâu bệnh phát sinh trên các loại cây trồng tại địa
phương theo chỉ đạo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện và đề xuất phương án tổ chức
phòng trừ khi có dịch sâu bệnh xảy ra; hướng dẫn hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông
dân trên địa bàn xã thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch sâu bệnh có hiệu quả
và bảo vệ môi trường; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của
ngành.
4. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã kiểm tra các hoạt động kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
… trên địa bàn; tham gia chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật (áp dụng
quy trình sản xuất, sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật ….),
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện và UBND xã giao.
Điều 6.
Quyền hạn của nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
1. Được cung cấp những tài liệu
chuyên môn, dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật và
nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật;
2. Tham gia với các cơ quan Nhà
nước trong công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong
lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật của các tổ chức, cá nhân trên
địa bàn xã; đồng thời được phổ biến các kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật
và các chủ trương, chính sách Nhà nước về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.
3. Đề xuất với chính quyền xã và
cơ quan bảo vệ thực vật tại địa phương về biện pháp xử lý những tổ chức, cá
nhân vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh và sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật; đồng thời giới thiệu, đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực
trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm trên các loại cây trồng
và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương.
Điều 7.
Phụ cấp của nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
Nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu theo Quyết định
số 72/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được
giao, các Sở ngành liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
quy định này.
Điều 9.
Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện quy định này tại địa phương.
2. Phối hợp với các Sở, ngành
liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Điều 10.
Trách nhiệm của UBND cấp xã.
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc
và đầy đủ những nội dung của quy định này.
2. Chủ động phối hợp với Trạm Bảo
vệ thực vật huyện, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã
hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 11.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc sẽ được khen thưởng; nếu vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
và các quy định về công tác bảo vệ thực vật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 12.
Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có
vấn đề gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, UBND các quận, huyện, thành phố trực
thuộc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo
UBND Thành phố xem xét, quyết định.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Duy Hùng
|