ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6900/QĐ-UB
|
Long Xuyên, ngày 09 tháng 9 năm
1997
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TỈNH AN GIANG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
– Căn cứ Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân
(sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994;
– Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 10/5/1997 Chính phủ về việc
ban hành quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa
phương;
– Căn cứ tình hình thực tế của An Giang;
– Theo Đề nghị của Trưởng Ban Phòng chống lụt bão tỉnh, Giám
đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành quy định thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão
tỉnh An Giang, thay thế Quyết định số 426/QĐ-UB ngày 15/7/1994.
Điều 2: Giao cho Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Trưởng Ban PCLB, Cục trưởng
Cục Thuế hướng dẫn thực hiện.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng BPCLB Tỉnh, Thủ trưởng các
Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Huyện, Thị xã có trách nhiệm
thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Việt
|
QUI ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6900/QĐ-UB của UBND tỉnh An giang)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU I: Quỹ phòng, chống lụt, bão của tỉnh An Giang do tổ
chức và cá nhân cư trú tại địa phương đóng góp hàng năm theo quy định của pháp
luật.
– Quỹ phòng, chống lụt, bão tiếp nhận mọi khoản tự nguyện
ủng hộ của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.
– Quỹ phòng, chống lụt, bão không bao gồm quỹ ngày lao động
công ích.
ĐIỀU II: Quỹ phòng, chống lụt, bão chỉ được sử dụng để: tu bổ đê, đập cống,
phòng chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
– Việc sử dụng quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ
theo quy định của pháp luật.
– Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ sai mục đích dưới bất kỳ hình
thức nào.
ĐIỀU III: Quỹ phòng, chống lụt, bão được thu bằng tiền tính theo giá
lúa thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tại thời điểm thu, và thu một lần trong
năm.
ĐIỀU IV: Việc lập, huy động, sử dụng và quản lý quỹ phòng, chống lụt, bão được
thực hiện theo Pháp lệnh về kế toán và thống kê. Giám đốc Sở Nông nghiệp &
PTNT, Sở Tài chính - Vật giá và các ngành có chức năng tham mưu giúp cho Chủ
tịch UBND Tỉnh quản lý và sử dụng Quỹ này đúng mục đích, và báo cáo thu, chi
trước Hội Đồng Nhân Dân tại kỳ họp thông qua quyết toán ngân sách hàng năm và
báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung Ương, Bộ Nông nghiệp &
PTNT, Bộ Tài chính.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG GÓP QUỸ PHÒNG
CHỐNG LỤT BÃO
ĐIỀU V: Các đối tượng sau đây có trách nhiệm đóng góp Quỹ
phòng, chống lụt, bão:
1- Công dân Việt Nam: Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 60 tuổi.
Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết
55 tuổi.
2- Mọi tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước đóng tại địa
phương.
ĐIỀU VI: Các đối tượng sau đây được miễn, tạm hoãn đóng góp
quỹ phòng chống lụt, bão:
1- Được miễn:
a- Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính
sách như thương binh, bệnh binh.
b- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ.
c- Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang đang
hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
d- Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn
trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và Dạy nghề.
đ- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
e- Các thành viên hộ gia đình nghèo đang được hưởng trợ cấp
khó khăn của Quỹ xoá đói giảm nghèo, hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh
tế mới thuộc diện miễn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
h- Đồng bào dân tộc Khmer, Chăm và người xuất gia tu hành.
2- Được tạm hoãn đóng góp:
a- Các gia đình nông thôn ở vùng bị thiên tai, mất mùa nếu
được miễn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
b- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế được miễn, giảm
thuế doanh thu.
ĐIỀU VII: Thẩm quyền quyết định miễn, tạm hoãn và thời hạn
miễn, tạm hoãn.
1- Thẩm quyền quyết định miễn, tạm hoãn:
a- Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã có thẩm quyền quyết định
miễn, tạm hoãn đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2
Điều VI.
b- Chủ tịch UBND Tỉnh có thẩm quyền quyết định miễn, tạm
hoãn đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 điều VI của quy định
này.
2- Thời hạn được miễn tạm hoãn:
Việc xét miễn, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng, chống lụt, bão
được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu quỹ.
Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền nộp vào quỹ nay được xét tạm hoãn thì số
tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp của năm sau.
ĐIỀU VIII: Mức đóng góp quỹ phòng, chống lụt, bão hàng năm
được quy định như sau:
1- Công dân trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều V của
quy định này mỗi năm nộp số tiền tính theo giá lúa thu thuế sử dụng đất nông
nghiệp tại thời điểm thu: 01 kg lúa (Một kg lúa) đối với thành viên hộ nông
nghiệp, 02 kg lúa (hai kg lúa) đối với các đối tượng khác.
2- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng tại
địa phương mỗi năm nộp hai phần vạn trên tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng
không quá năm triệu đồng và được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu
thông.
CHƯƠNG III
THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ
PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO
ĐIỀU IX: Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm UBND Tỉnh giao chỉ tiêu thu Quỹ phòng
chống lụt, bão cho các Huyện, Thị xã trên cơ sở mức đóng góp một năm cho các
đối tượng được quy định tại khoản 1 điều VIII của quy định này.
Uỷ Ban Nhân Dân các Huyện, Thị xã tổ chức thu quỹ theo qui
định tại khoản 2 điều VIII của quy định này và phân bổ chỉ tiêu thu cho các tổ
chức ở xã phường, thị trấn.
Tiền quỹ thu được và mọi khoản tự nguyện ủng hộ của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước nộp vào tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước ở
địa phương.
ĐIỀU X: Quỹ phòng, chống lụt, bão được phân bổ như sau:
1- 60% Nộp vào quỹ phòng, chống lụt, bão Tỉnh.
2- 40% Nộp vào quỹ phòng, chống lụt, bão Huyện, Thị xã.
3- Trích từ 3% đế 5% trên tổng số thu để trả thù lao cho
những người đi trực tiếp thu ở xã, phường, thị trấn.
ĐIỀU XI: Việc thu tiền phải có phiếu thu theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính
phát hành. Phiếu thu được lập thành 02 bản, một bản làm chứng từ quyết toán với
cơ quan tài chính cấp huyện, thị xã, một bản thay biên lai giao cho người nộp
tiền.
ĐIỀU XII: UBND Huyện, Thị xã trực tiếp quản lý sử dụng quỹ phòng, chống lụt, bão
đúng mục đích.
ĐIỀU XIII: Quỹ phòng, chống lụt, bão chỉ được sử dụng vào việc: tu bổ
đê, đập, cống trước, trong và sau lũ, bão, thiên tai, cứu trợ cho người bị nạn
và góp phần khôi phục các công trình phúc lợi bị thiệt hại tại các vùng có
thiên tai.
ĐIỀU XIV: Chủ tịch UBND Tỉnh Quyết định mức hỗ trợ để khắc phục hậu
quả, quyết định điều động quỹ phòng, chống lụt, bão từ huyện này sang huyện
khác và trích quỹ hỗ trợ cho địa phương khác để khắc phục hậu quả lụt, bão.
ĐIỀU XV: Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Tỉnh, Huyện, Thị xã lập dự toán chi
trong năm trình Uỷ Ban Nhân Dân cùng cấp xét duyệt vào cuối quý I hàng năm.
Uỷ Ban Nhân Dân Huyện, Thị xã báo cáo quyết toán thu, chi
quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương mình với Hội đồng Nhân dân cùng cấp và
UBND cấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành. Vào cuối năm UBND Tỉnh báo
cáo quyết toán thu, chi quỹ phòng, chống lụt, bão với Ban chỉ đạo
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
ĐIỀU XVI:
1- Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể,
đơn vị lực lượng vũ trang, bệnh viện chịu trách nhiệm phổ biến, thống suốt và
vận động thực hiện quy định này.
2- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Cục Thuế
hướng dẫn bằng văn bản cho các cấp, các ngành thông suốt thực hiện. Thường
xuyên kiểm tra kết quả thu, chi, tồn quỹ, ngăn ngừa lãng phí, tiêu cực hoặc sử
dụng sai mục đích.
3- Cục Thuế lập kế hoạch thu và tổ chức thu và báo cáo về
UBND Tỉnh, BCH phòng, chống lụt, bão, Sở Tài chính - Vật giá.
4- Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, Sở Nông nghiệp &
PTNT, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Kế hoạch
& Đầu tư, Thanh tra Nhà nước, Cục Thuế phối hợp đôn đốc, thu nộp, kiểm tra
chi xuất làm tham mưu cho UBND Tỉnh điều hành nguồn quỹ PCLB vào mục đích phòng
chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
ĐIỀU XVII: Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, quản lý
và đóng góp quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương được khen thưởng theo chế
độ chung của Nhà nước.
Cá nhân không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đóng góp quỹ phòng,
chống lụt, bão phải truy nộp theo quy định của pháp luật.
Tổ chức không nộp đủ nghĩa vụ đóng góp quỹ theo quy định thì
cơ quan thu quỹ đề nghị với cơ quan ngân hàng cắt chuyển kinh phí từ tài khoản
tổ chức đó vào tài khoản quỹ phòng chống lụt bão của địa phương.
ĐIỀU XVIII: Người được giao nhiệm vụ, quản lý và sử dụng quỹ phòng,
chống lụt, bão của địa phương mà vi phạm các quy định của quyết định này tuỳ
theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật./.