Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TU về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021–2025

Số hiệu 230/KH-UBND
Ngày ban hành 21/11/2021
Ngày có hiệu lực 21/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Đoàn Thu Hà
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 21 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43-NQ/TU NGÀY 23/8/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 23/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 23/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 (PCI) (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 43-NQ/TU) thành các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện, thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo động lực, sự đột phá và thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh; qua đó huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa tỉnh Lạng Sơn phát triển toàn diện, vững chắc, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, hình ảnh của Lạng Sơn.

2. Yêu cầu

Các nội dung của Kế hoạch phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 23/8/2021 và khả năng, điều kiện thực tế của tỉnh, đảm bảo tính khả thi.

Các cấp, các ngành cần bám sát các nội dung, yêu cầu của Kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả, chất lượng.

Nâng cao vai trò của các Hội doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh trong việc phối hợp, trao đổi thông tin, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đến các ngành, các cấp để tập trung tháo gỡ, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, chất lượng thực thi chính sách pháp luật, xây dựng nền hành chính ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai minh bạch, hiệu lực, hiệu quả tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; thu hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh. Khẳng định hình ảnh, vị thế của tỉnh Lạng Sơn khát vọng vươn lên là một tỉnh phát triển năng động, toàn diện, là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam).

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu giai đoạn 20211 - 2025 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 166 - 168 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước đạt khoảng 115 - 120 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 70% - 75% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trung bình mỗi năm thành lập mới từ 500 – 600 doanh nghiệp; đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 5.500 doanh nghiệp.

Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện số hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp,… tạo nền tảng phát triển chính quyền số của tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, theo nguyên tắc một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Đến năm 2023 cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu mở, có khả năng chia sẻ tích hợp đồng bộ, liên thông hiện đại. Đến năm 2025 hoàn thiện đồng bộ quá trình chuyển đổi số vững chắc đảm bảo liên thông chia sẻ dữ liệu thống nhất an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là hoàn thành chương trình chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Tiếp tục duy trì những chỉ số thành phần của PCI có thứ hạng cao và cải thiện, tăng điểm đối với những chỉ số thấp điểm, phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2021 trở đi nằm trong nhóm khá của cả nước.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Trong giai đoạn 2021 - 2025, các cấp, các ngành cần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 23/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Lạng Sơn về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn (PCI); trong đó, cần tập trung cao để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức phổ biến các nội dung Nghị quyết số 43/NQ-TU ngày 23/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức (CCVC), người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND các cấp theo hướng sâu sát, cụ thể, “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ thời gian hoàn thành và rõ hiệu quả”, “ một việc, một đầu mối xuyên suốt”.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm tập thể gắn với đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.

2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả (thông qua báo, truyền hình, mạng xã hội, trang web...). Chú trọng tuyên truyền ý nghĩa tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay để tạo sự đồng thuận tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn bộ tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Xây dựng chương trình chuyên biệt thông tin tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh mang tính bài bản, có lộ trình cụ thể. Nghiên cứu, triển khai chương trình truyền thông về PCI và chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương theo chuyên đề hằng quý một cách đồng bộ để nâng cao hiệu ứng từ công tác truyền thông. Tăng cường kết nối, phối hợp với những kênh truyền thông ở cả địa phương và Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

[...]