ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
681/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 13 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG
ÁN ỨNG PHÓ HẠN, XÂM NHẬP MẶN, THIẾU NƯỚC CÓ THỂ XẢY RA Ở MỨC “RẤT NGHIÊM TRỌNG”
TRONG CÁC THÁNG CÒN LẠI CỦA MÙA KHÔ NĂM 2019-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống
thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số
160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Chỉ thị số
26-CT/TU ngày 13/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực
hiện phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Chỉ thị số
14/CT-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp
bách để phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020;
Căn cứ Quyết định số
2037/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai
theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh;
Xét Tờ trình số
74/TTr-SNN&PTNT ngày 12/3/2020 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Ứng phó hạn, xâm
nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức “rất nghiêm trọng” trong các tháng còn
lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều
2.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện Phương án tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều
3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và
Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương
binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Công an và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long
Hồ; Công ty Cổ phần cấp nước Vĩnh Long và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (để b/c);
- BCĐ TW về PCTT (để b/c);
- UB Quốc gia TKCN (để b/c);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (để b/c);
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- CVP.UBND tỉnh;
- Đài PT-TH Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long;
- Đài Khí tượng thủy văn Vĩnh Long;
- Hội chữ Thập đỏ tỉnh;
- Đoàn TNCS HCM tỉnh VL;
- Trung tâm NS&VSMTNT;
- Các phòng: KTNV, TTTH&CB;
- Lưu: VT, 4.11.05.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tựu
|
PHƯƠNG ÁN
ỨNG PHÓ HẠN, XÂM NHẬP MẶN,
THIẾU NƯỚC CÓ THỂ XẢY RA Ở MỨC “RẤT NGHIÊM TRỌNG” TRONG CÁC THÁNG CÒN LẠI CỦA
MÙA KHÔ NĂM 2019-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Mùa khô năm 2019-2020 ở
Đồng bằng sông Cửu Long và tại Vĩnh Long, mặn xuất hiện sớm hơn mọi năm. Ngay từ
những ngày 8, 9 tháng 12/2019, độ mặn trên 5‰ đã bắt đầu xuất hiện
trên địa bàn tỉnh, sớm hơn mùa khô năm 2018-2019 một tháng. Từ ngày 10/01 đến
ngày 12/02/2020, độ mặn tại các điểm đo dọc sông Cổ Chiên và sông Hậu đều vượt
đỉnh mặn lịch sử năm 2016 (năm độ mặn đạt mức kỷ lục) từ 0,4-2,9‰ và
trở thành đỉnh mặn lịch sử mới trong dãy quan trắc trong tỉnh từ trước đến nay.
Những ngày đầu tháng 3, phía sông Tiền giáp tỉnh Tiền Giang, lần đầu tiên ghi
nhận độ mặn lên bất thường tại xã Bình Hòa Phước, Đồng Phú đo được từ 2,6‰ đến
4,3‰, chưa từng xảy ra nơi đây.
Toàn tỉnh có 6 huyện,
thị (trừ Bình Tân và TP Vĩnh Long) đã bị ảnh hưởng biên mặn từ 1-10‰, thiệt hại
về sản xuất nông nghiệp đã có xảy ra, hàng chục ngàn hộ có thời đoạn đã sử dụng
nước bị nhiễm mặn.
Theo dự báo của các cơ
quan khí tượng-thủy văn Trung ương và của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam:
Trong thời gian tới đây, dòng chảy trong mùa khô năm 2019-2020 về Đồng bằng
sông Cửu Long có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn trong vùng là rất
nghiêm trọng (đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), hạn mặn lịch sử
như mùa khô năm 2015-2016 đã và sẽ tiếp tục xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp và nguồn nước cho sinh hoạt.
Căn cứ Chỉ thị số
26-CT/TU ngày 13/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực
hiện phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành Phương án Ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức “rất
nghiêm trọng” trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long với những nội dung như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích và phạm vi
áp dụng
Hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, đặc biệt đảm bảo an toàn nguồn nước
ngọt cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tại các huyện bị nhiễm mặn cao
như Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và Tam Bình và Long Hồ. Cụ thể:
- Đảm bảo ngăn mặn, cấp
nước tưới cho gần 100.000 ha cây trồng ở các huyện bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
cao là Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Mang Thít và Long Hồ. Trong đó có hơn
40.000 ha cây lâu năm, hơn 30.000 ha rau màu còn lại của vụ Đông-Xuân năm
2019-2020 và hơn 55.000 ha lúa, rau màu vụ Hè Thu 2020.
- Đảm bảo cấp nước sinh
hoạt cho người dân trên địa bàn 05 huyện nêu trên, đặc biệt chú trọng cấp nước
sinh hoạt cho các hộ ở nông thôn hiện chưa có nước máy sử dụng, hộ ở trong nội
đồng xa kênh, rạch lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị
cạn kiệt và bị ô nhiễm, nhiễm mặn.
- Đảm bảo sức khỏe của
người dân và tránh xảy ra dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; đảm bảo an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội; tổ chức cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy - nổ; giúp
dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
2. Yêu cầu
Tất cả các ngành, các cấp
quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ;
lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc
“chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Người dân theo dõi chặt
chẽ diễn biến nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh
lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động,
nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, ban - ngành, đoàn thể ở địa
phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do hạn, mặn
gây ra.
Tập trung lực lượng,
phương tiện hiện có, sẵn sàng ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, chú trọng huyện
Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Mang Thít và Long Hồ.
II.
NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ HẠN, XÂM NHẬP MẶN
1. Dự kiến hạn, mặn xảy ra: Mặn xâm nhập rất
sâu, độ mặn lên rất cao vượt
đỉnh mặn xảy ra vào đầu tháng 1/2020; mực nước sông, rạch rất thấp (tương
đương với rủi ro thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 2). Cụ thể:
a) Dự báo độ mặn: Độ mặn tại vàm Trà Ôn
(thị trấn Trà Ôn) xấp xỉ 3‰; vàm Măng Thít (Quới An), vàm Tân Dinh (xã Tích Thiện,
Trà Ôn) trên 7‰, vàm Vũng Liêm trên 8‰, cống Nàng Âm (Vũng Liêm) trên 10‰, vàm
Cái Muối (Long Hồ) trên 4‰, vàm Đồng Phú trên 5‰, trong nội đồng trên 3‰;
Đỉnh triều sông Tiền tại Mỹ Thuận vào lúc triều thấp chỉ đạt dưới 0,5 m, lúc
triều cao đạt dưới 1m. Thời gian duy trì độ mặn cao từ 10-15 ngày.
b) Dự báo vùng bị ảnh
hưởng xâm nhập mặn
Dự báo có 05 huyện, thị
xã bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ 2-10‰ trở lên gồm Vũng Liêm,
Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long Hồ trong đó:
- Vùng chịu ảnh hưởng từ
4-10‰ trở lên, có 2 khu vực, gồm:
+ Khu vực Tây Nam QL54
- Đông sông Hậu: gồm xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Lục sĩ
Thành (Trà Ôn);
+ Khu vực các xã từ ĐT
902 trở ra phía ven sông Cổ Chiên: Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Trung
Thành, thị trấn Vũng Liêm, Quới An, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Thanh Bình, Quới
Thiện (huyện Vũng Liêm) và xã Chánh An, An Phước, Tân An Hội, thị trấn Cái Nhum
(huyện Mang Thít);
+ Các xã ven sông Tiền
thuộc huyện Long Hồ: Bình Hòa Phước, Đồng Phú, An Bình và Hòa Ninh.
- Vùng chịu ảnh hưởng từ
2‰ đến xấp xỉ 4‰, gồm:
+ Khu vực phía Tây ĐT
902 đến kênh Cái Cá-Mây Tức thuộc địa bàn các xã: Trung An, Trung Thành, Tân An
Luông, Tân Quới Trung, Trung Hiệp, Trung Chánh, Hiếu Phụng, Hiếu Thuận, Trung
Hiếu (Vũng Liêm);
+ Khu vực các xã nằm
ven sông Cổ Chiên đến phía Tây ĐT 902 thuộc huyện Mang Thít như một phần xã
Chánh An, An Phước, Mỹ Phước, Tân An Hội, thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít).
+ Khu vực ven sông Hậu,
phía đông QL 54 và tây kênh Trà Ngoa, ở các xã: Tích Thiện, Thiện Mỹ, Thuận Thới,
Phú Thành, thị trấn Trà Ôn (Trà Ôn), Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tường Lộc, Hòa Hiệp,
Hòa Thạnh, thị trấn Tam Bình (Tam Bình), Mỹ Hòa, Đông Thành (TX Bình Minh)
- Vùng chịu ảnh hưởng xấp
xỉ dưới 2‰:
+ Các xã còn lại nằm
phía Nam và Bắc của sông Măng Thít, Tây kênh Cái Cá - Mây Tức và Đông kênh Trà
Ngoa thuộc huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và thị xã Bình Minh.
+ Các xã ven sông Cổ
Chiên thuộc huyện Long Hồ: một phần Bình Hòa Phước, An Bình và Hòa Ninh.
c) Dự báo phạm vi và đối
tượng bị ảnh hưởng
- Diện tích bị hạn, thiếu
nước: 31.133 ha (vụ Đông Xuân: 2.619 ha rau màu, vụ Hè Thu: 28.514 ha, cây lâu
năm: 25.069 ha); Chia ra:
+ Diện tích lúa bị hạn
thiếu nước: 25.995 ha (vụ HT: 25.995 ha);
+ Diện tích rau, màu bị
hạn thiếu nước: 5.138 ha;
+ Diện tích cây lâu năm
bị hạn thiếu nước: 25.069 ha.
- Số nhà máy nước bị
nhiễm mặn: 51 nhà máy với số dân sử dụng nguồn nước nhiễm mặn: 198.136 người.
- Số hộ dân chưa có nước
máy sử dụng: 25.855 hộ.
- Số hộ thiếu nước do hạn:
71.984 hộ.
(Chi tiết xem Phụ lục 1)
2 Biện pháp, phương án ứng
phó hạn, mặn xâm nhập tập trung cho vùng bị nhiễm mặn cao
2.1. Biện pháp phi công
trình
Củng cố, kiện toàn Ban
chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, tập
trung toàn bộ các nguồn lực, cả hệ thống chính trị phục vụ cho công tác ứng phó
với hạn hán, xâm nhập mặn;
Theo dõi chặt chẽ, tăng
cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến và dự báo xâm nhập mặn
thông qua hệ thống tin nhắn SMS và các phương tiện thông tin đại chúng đến tất
cả các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư vùng ảnh hưởng mặn đều biết để kịp
thời tổ chức ứng phó tốt.
Vận động người dân tích
cực tham gia gia cố cống đập, nạo vét kênh mương trên địa bàn để tích trữ nước;
thực hiện vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước nhất là đảm bảo vệ sinh nguồn
nước nội đồng khi tích trữ và khi đóng cống ngăn mặn; và chuẩn bị dụng cụ chứa
nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình ít nhất trong 15 ngày.
Tổ chức vận hành tốt những
công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt, cấp nước tưới đảm bảo phục vụ sản xuất
nông nghiệp và công trình nước sạch hiện có đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt
của nhân dân.
Khai thác các giếng
khoan nước ngầm đã có: hơn 10.000 giếng bơm riêng lẻ và các giếng khoan cấp nước
tập trung ở các huyện Vũng Liêm và Trà Ôn.
Cấp hỗ trợ bột xử lý nước,
nước thùng (nước sạch đóng thùng để uống), bồn chứa nước ngọt cho hộ dân sử dụng
nước bị nhiễm mặn và chưa có nước máy, hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, hộ ở
nông thôn chưa nước máy sử dụng. Có tính đến phương án dùng xe bồn, hoặc xà lan
chở nước ngọt cấp cho dân.
2.2. Biện pháp công
trình
*Nạo vét công trình
kênh thủy lợi cấp, trữ nước tưới
Thực hiện khẩn cấp 81
công trình thủy lợi (nạo vét kênh, rạch nội đồng) để trữ nước ngọt, cấp nước tưới
phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, vụ Hè Thu năm 2020 kết hợp cấp nước
sinh hoạt trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt. Dự kiến kinh phí:
39.800 triệu đồng.
(Chi tiết xem Phụ lục
số 2,3)
*Bơm tưới hỗ trợ
Diện tích bơm (2 lần)
là 4.214 ha. Kinh phí: 2.100 triệu đồng (đã làm tròn).
(Xem Phụ lục số 4)
*Công trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn
Trung tâm Nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và sửa chữa nhỏ 17
công trình nước sạch do Trung tâm quản lý với kinh phí thực hiện 5.800 triệu đồng
từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị năm 2019-2020.
(Chi tiết xem Phụ lục số 5)
Trung tâm còn đầu tư
nâng cấp 04 trạm cấp nước khu vực sông lớn, chưa bị nhiễm mặn (Trạm Mỹ An 2,
Thiện Mỹ, Tân An Luông, Xuân Hiệp) đấu nối vào các trạm cấp nước bị mặn xâm nhập,
với dự kiến mức đầu tư 60 tỷ đồng.
2.3. Huy động lực lượng,
phương tiện, thiết bị, vật tư ứng phó
a) Lực lượng chính
* Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
- Lực lượng tại chỗ:
Dân quân tự vệ và các lực lượng của các đơn vị, cơ quan ban ngành, đoàn thể địa
phương.
- Lực lượng cơ động: Bộ
chỉ huy Quân sự tỉnh (CHQS) tổ chức lực lượng, phương tiện và Dân quân sẵn sàng
cơ động trên địa bàn, gồm có:
+ Lực lượng bộ đội thường
trực:
● Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
tổ chức 2/3 lực lượng (cTS, cTG, cTT) và 1b (25 đ/c) của 4 cơ quan (TM, CT, HC,
KT) cơ động trên các hướng theo từng nhiệm vụ cụ thể trên từng địa bàn. Do Phó
Tham mưu trưởng (phụ trách Tác chiến) chỉ huy.
● Trung đoàn BB890, các
Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố tổ chức 1/3 quân số làm lực lượng cơ động cho
tỉnh. Riêng địa bàn chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn cao, hạn hán gay gắt, tổ chức
2/3 lực lượng cơ động theo mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
+ Lực lượng dân quân tự
vệ: huy
động 1bDQCĐ của các huyện, xã, thị trấn, phối hợp các lực lượng, cơ quan ban
ngành, đoàn thể trên địa bàn bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, hạn hán. Chỉ huy do Ban
chỉ huy PCTT&TKCN đơn vị chỉ huy.
- Lực lượng bảo đảm:
+ Phòng Tham mưu: Bảo đảm
thông tin liên lạc thông suốt chỉ huy trên các hướng trong phòng, chống hạn, mặn
theo kế hoạch hiệp đồng.
+ Phòng Hậu Cần, Phòng
Kỹ thuật: Bảo đảm phương tiện chở nước ngọt và vận chuyển 01 - 02 bBB cơ động
đường bộ, sông trên các hướng: Vật chất, phương tiện bảo đảm 05 xe vận tải
(GMC, ISUZU, KIA), 01 xe hồng, 01 tổ điều trị, 01 xuồng ST660, 01 tổ sửa chữa,
01 xe chỉ huy và một số vật chất, phương tiện khác theo nhu cầu của nhiệm vụ.
*Công an tỉnh:
- Công an tỉnh: Sẵn
sàng điều động 02 Đại đội ứng trực gồm 212 đồng chí (theo Quyết định số
2313/QĐ-CAT-PX13 ngày 13/8/2018 của Giám đốc Công an tỉnh) tham gia ứng phó với
hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN
tỉnh. Ngoài lực lượng nêu trên, tùy tình huống cụ thể, Ban Giám đốc Công an tỉnh
sẽ điều động thêm lực lượng của các đơn vị khi có yêu cầu.
- Công an các huyện
Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long Hồ: Đảm bảo lực lượng trực, sẵn
sàng tham gia ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo yêu cầu của
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cùng cấp.
b) Phương tiện, thiết bị
* Công an tỉnh
- Cấp tỉnh: Huy động
phương tiện, trang thiết bị tại Phòng PH10 và PC07 phục vụ công tác ứng phó với
với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo chất lượng quy định, được kiểm
tra đánh giá trước khi xuất cấp, đảm bảo vận hành sử dụng tốt, hiệu quả.
- Cấp huyện: Đảm bảo
phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập
mặn theo yêu cầu điều động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cùng cấp.
* Công ty cổ phần cấp
nước Vĩnh Long
- Lắp đặt 01 hệ thống bơm
nước sông Vũng Liêm vào hồ chứa của nhà máy nước chi nhánh Vũng Liêm;
- Hỗ trợ bồn chứa nước
loại 10 m3/bồn cấp tập trung cho người dân tại các xã, thị trấn (ưu
tiên cho các cơ sở y tế, trường học) tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn
và cụm Cái Ngang (Tam Bình). Số lượng: 30 bồn;
- Thuê xà lan và thuê
xe bồn chở nước ngọt: cấp cho các nhà máy nước chi nhánh Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam
Bình và chi nhánh Cái Ngang (huyện Tam Bình). Số lượng: 43 chuyến/ngày trong
vòng 10-15 ngày.
* Các huyện:
- Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện chủ động huy động phương tiện,
trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó; trường hợp phương tiện,
trang thiết bị không đáp ứng thì báo cáo Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh.
- Huy động số máy bơm,
trạm bơm tưới hiện có:
+ Bơm cố định: 05 trạm
bơm điện tưới (tập trung tại huyện Vũng Liêm).
+ Bơm di động: 7 máy
bơm cố định (mô-tơ điện), 105 máy bơm dầu D15 (do Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và UBND các xã quản lý, huy động trong dân) và 8.377 máy bơm nhỏ
trong dân. (Chi tiết xem Phụ lục 4)
* Người dân tự đầu tư:
Túi trữ nước ngọt (loại
chứa 15 m3): Dự kiến 30 túi tại các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Quới
An, Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Trung Thành Tây, Trung Thành Đông, Trung Thành, Trung
An, Thị Trấn Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm), xã Bình Hòa Phước, Đồng Phú, An Bình,
Hòa Ninh (Long Hồ). Kinh phí: 63 triệu đồng (2,1 triệu đồng/ túi).
III.
NGUỒN VỐN CHO THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Tổng vốn thực hiện
Phương án ước tính khoảng: 112 500 triệu đồng (đã làm tròn), trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước
(nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ năm 2020 (nếu có), nguồn sự nghiệp thủy lợi
ngân sách cấp tỉnh, nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ chống hạn mặn các năm trước
chưa sử dụng hết đã và đang chuyển sang thực hiện tiếp năm 2019-2020), nguồn Quỹ
Phòng, chống thiên tai: 21.800 triệu đồng
- Cấp huyện thực hiện: 24.750
triệu đồng (trong đó huyện cần hỗ trợ thêm để cấp nước sạch là 750 triệu đồng).
- Công ty cổ phần cấp
nước Vĩnh Long thực hiện: 100 triệu đồng.
- Trung tâm nước sạch
và VSMTNT thực hiện: 65.800 triệu đồng.
- Người dân tự đầu tư: 63
triệu đồng.
- Người dân đóng góp
ngày công, vật tư thực hiện thủy lợi nội đồng, mặt bằng thi công công trình. Cụ
thể sau đây:
1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ
thực hiện Phương án
Tỉnh dự kiến hỗ trợ cho
các huyện 21.800 triệu đồng (đã làm tròn) để thực hiện khẩn cấp nạo vét
các kênh nội đồng trữ, bơm tát, cấp nước tưới, hỗ trợ nước thùng, thuê xe, xà
lan chở nước và bột xử lý nước cho hộ gặp khó khăn về nước sạch, cụ thể như
sau:
a) Công trình thủy lợi
- Tổng cộng: 23 công
trình; Diện tích phục vụ: 3.170 ha; chiều dài 80.329 m Ước kinh phí: 15.800 triệu
đồng.
(Chi tiết xem phụ lục số 2)
b) Hỗ trợ xử lý nước sạch
- Số lượng bột xử lý nước:
dự kiến cấp cho 30% số hộ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt trong tổng số
25.855 hộ chưa có nước sinh hoạt (tương đương 7.756 hộ) (Dự kiến 100 gói/hộ x
1.000 đ/gói). Kinh phí: 780 triệu đồng (đã làm tròn).
- Số lượng nước thùng
(loại 20 lít) dự kiến cấp cho 30% số hộ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt
trong tổng số 25.855 hộ chưa có nước sinh hoạt (Dự kiến 4 thùng/hộ x15.000
đ/thùng). Kinh phí: 470 triệu đồng (đã làm tròn)
c) Hỗ trợ bơm tát
Hỗ trợ kinh phí cho 50%
diện tích bơm tập trung (trạm bơm, điểm bơm, máy bơm D15) để bơm nước vào kênh
sau cống, kênh cấp 3, từ đó dân dùng máy máy bơm riêng lẻ bơm vào ruộng, kinh
phí bơm riêng lẻ do dân tự lo.
Cụ thể: 4.214 ha x 2 lần
x 0,5 triệu đồng/ha x 50% = 2.100 triệu đồng (đã làm tròn).
(Chi tiết xem Phụ lục số 4)
d) Thuê xà lan và thuê
xe bồn chở nước ngọt
Cấp cho các nhà máy nước
do Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Vĩnh Long quản lý, như: Chi nhánh cấp nước
Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình và Chi nhánh cấp nước Cái Ngang (huyện Tam Bình),
kinh phí là 265 triệu đồng/ngày x 10 ngày= 2.650 triệu đồng.
2 Cấp huyện hỗ trợ, tự
thực hiện: Công
trình thủy lợi và hỗ trợ bồn chứa nước sạch, kinh phí 24.750 triệu đồng.
a) Công trình thủy lợi: UBND các huyện sử dụng
nguồn dự phòng ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn kinh phí cấp bù miễn
thủy lợi phí do cấp huyện quản để đầu tư thực hiện những công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện.
- Tổng cộng: 58 công trình;
Diện tích: 6.640ha, Chiều dài nạo vét: 132.472 m; Ước kinh phí: 24.000 triệu đồng.
(Chi tiết xem phụ lục số 3)
b) Hỗ trợ cấp nước sạch:
Hỗ trợ
bồn chứa nước loại 10 m3/bồn cấp tập trung cho người dân tại các xã,
thị trấn (ưu tiên cho các cơ sở y tế, trường học) tại các huyện Vũng Liêm, Tam
Bình, Trà Ôn và Cái Ngang (Tam Bình): 30 bồn= 750 triệu đồng (Theo đề nghị của
Công ty Cổ phần cấp nước Vĩnh Long).
3. Công trình nước sạch
do Công ty cổ phần cấp nước Vĩnh Long thực hiện: lắp đặt hệ thống bơm nước
sông Vũng Liêm vào hồ chứa của nhà máy nước chi nhánh Vũng Liêm: 100 triệu đồng.
4. Trung tâm nước sạch
và VSMTNT tự thực hiện: kinh phí 65.800 triệu đồng
- Cải tạo, nâng cấp và
sửa chữa nhỏ 17 công trình nước sạch, kinh phí thực hiện 5.800 triệu
đồng từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị năm 2019-2020.
- Từ nguồn vốn khấu hao
tài sản, vốn đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp của Trung tâm đầu tư nâng cấp
04 trạm cấp nước khu vực sông lớn, chưa bị nhiễm mặn: Mỹ An 2, Thiện Mỹ, Tân An
Luông, Xuân Hiệp đấu nối vào các trạm cấp nước bị mặn xâm nhập với dự kiến mức
đầu tư 60.000 triệu đồng.
5. Người dân tự đầu tư:
Túi trữ
nước ngọt (15m3): Dự kiến 30 túi. Kinh phí: 63 triệu đồng.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
chỉ huy, phối hợp ứng phó hạn, mặn (Rủi ro thiên tai cấp độ 2)
a) Cơ quan chỉ huy
Cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chịu trách nhiệm triển khai
các biện pháp ứng phó hạn mặn.
b) Cơ quan phối hợp
Cấp tỉnh: Thành viên
Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, cấp xã tuân thủ sự chỉ
huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
2. Phân công nhiệm vụ của
các sở, ngành tỉnh có liên quan, lực lượng vũ trang tỉnh, UBND các huyện
2.1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực,
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, lực lượng vũ
trang tỉnh và UBND các huyện để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Phương án;
- Phối hợp với Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh kịp thời bố trí nguồn ngân sách tỉnh, Quỹ Phòng, chống
thiên tai, nguồn hỗ trợ của Trung ương và của các tổ chức phục vụ cho phòng, chống
hạn hán và xâm nhập mặn theo Phương án;
- Phối hợp thường xuyên
với các cơ quan khí tượng- thủy văn theo dõi diễn biến tình hình, thông báo kịp
thời đến cơ quan, đơn vị liên quan và nhân dân để có biện pháp chỉ đạo, đối
phó;
- Phối hợp chỉ đạo vận
hành các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn khai thác tốt nguồn nước cấp
cho sản xuất và dân sinh, đặc biệt là vận hành các cống ngăn mặn và cấp nước ngọt
tưới cho vùng giáp ranh với tỉnh Trà Vinh;
- Phối hợp xử lý dịch bệnh
trên gia súc, gia cầm, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
từ động vật sang người;
- Tổng hợp, báo cáo kết
quả thực hiện Phương án phòng, chống hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh về
UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2.2. Công an tỉnh, Bộ
chỉ huy Quân sự tỉnh
Sẵn sàng chuẩn bị lực
lượng, phương tiện, vật tư ứng phó khi có yêu cầu.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định
hỗ trợ các huyện nhu cầu ứng phó với hạn, mặn theo Phương án đã đề ra.
2.4. Sở Công thương
Chỉ đạo các đơn vị quản
lý điện đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, ưu tiên cung cấp điện
cho các trạm bơm điện và các nhà máy, trạm cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ
công tác chống hạn, mặn xâm nhập theo Phương án này.
2.5. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Phối hợp tăng cường
truyền thông về bảo vệ nguồn nước, môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường nơi có
dịch bệnh xảy ra trong vùng hạn, mặn và hỗ trợ giải quyết mặt bằng thi công các
công trình phòng, chống hạn, mặn cấp bách.
2.6. Sở Khoa học - công
nghệ
Phối hợp tổ chức triển
khai ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực thủy lợi: về tưới tiên tiến, tiết
kiệm nước trên cây trồng, hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại trong ứng phó với hạn,
mặn.
2.7. Sở Y tế
Chỉ đạo lực lượng y tế
cơ sở tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kiểm tra, giám sát bảo đảm
an toàn môi trường đặc biệt tại các huyện bị nhiễm mặn cao; tăng cường truyền
thông về bảo vệ nguồn nước, môi trường, về sử dụng nước an toàn, hợp vệ sinh;
lên phương án kiểm soát bệnh tật, tiêu độc sát trùng để phòng tránh bùng phát dịch
bệnh.
2.8. Sở Giáo dục và Đào
tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo
dục, trường học tăng cường trữ, cấp nước sạch đảm bảo phục vụ cho học sinh,
sinh viên.
Phối hợp với Sở Y tế, Sở
Tài nguyên và Môi trường tăng cường truyền thông về bảo vệ nguồn nước, môi trường,
tránh bùng phát dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học.
2.9. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp UBND
các huyện liên quan tổng hợp nhu cầu hỗ trợ nhân dân các vùng xảy ra hạn hán,
xâm nhập mặn, đặc biệt đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ
khó khăn…,
Phối hợp với Sở Tài
chính, đơn vị liên quan đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ
theo quy định.
2.10. Sở Thông tin và
Truyền thông, Đài PT-TH, Báo Vĩnh Long và các cơ quan thông tin, đại chúng tại
Vĩnh Long
Tăng cường hoạt động
thông tin, truyền thông về tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, kêu gọi sự hỗ trợ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện các biện pháp ứng
phó, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn.
2.11. Hội chữ Thập đỏ tỉnh
Tuyên truyền, vận động,
tranh thủ sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Trung ương và các tổ chức trong và
ngoài tỉnh để giúp cho các địa phương, nhân dân gặp khó khăn, bị thiệt hại tại
các vùng bị hạn hán, xâm nhập mặn.
2.12. Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long
Huy động lực lượng đoàn
viên, thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn,
tham gia các hoạt động cải thiện môi trường, khai thông dòng chảy, phòng, chống
dịch bệnh…tại vùng xảy ra hạn, mặn.
2.13. Các ngành đoàn thể
- Xã hội
Phối hợp chặt chẽ cùng
chính quyền trong ứng phó với hạn, mặn, tuyên truyền, vận động nhân dân tích trữ
nước, thực hiện phòng, tránh dịch bệnh do thiếu nước, do xâm nhập mặn gây ra...
2.14. Các đơn vị cấp nước
sạch
Có phương án đảm bảo cấp
nước sinh hoạt cho người dân trong vùng hạn, xâm nhập mặn.
Công ty cổ phần cấp nước
Vĩnh Long đặc biệt chú trọng đến phương án vận chuyển nước ngọt (bằng phương tiện
xà lan, xe bồn…) cấp nước khu vực cấp nước thuộc địa bàn các huyện bị ảnh hưởng
độ mặn cao như: Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long Hồ.
2.15 Đài Khí tượng Thủy
văn tỉnh Vĩnh Long
Tăng cường thông báo,
thông tin về khí tượng thủy văn, diễn biến và dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để người dân và các cơ quan chức năng biết để có biện
pháp ứng phó kịp thời.
2.16. UBND các huyện
Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long hồ
Triển khai nội dung
Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn của huyện và Phương án ứng phó hạn, mặn của
tỉnh đến các ban, ngành và UBND cấp xã, nhân dân thực hiện; Phối hợp chặt chẽ với
các sở, ngành tỉnh có liên quan trong triển khai Phương án ứng phó với hạn, mặn
trên địa bàn.
Thực hiện chế độ thông
tin, báo cáo ứng phó hạn, mặn theo cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định hiện
hành.
2.17. Các tổ chức, đơn vị
đóng trên địa bàn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đảm bảo cơ chế
chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt
hại do hạn, mặn gây ra.
Trong quá trình thực hiện
nếu có điều chỉnh, bổ sung Phương án ứng phó hạn, mặn trên địa bàn tỉnh, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết
định./.