Quyết định 660/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu | 660/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/05/2016 |
Ngày có hiệu lực | 11/05/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Đỗ Thị Minh Hoa |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 660/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 11 tháng 5 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP ngày 22/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Công văn số: 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; Công văn số: 128/TWPCTT ngày 18/8/2015 về đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 55/TTr-SNN ngày 20/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Đài PTTH tỉnh, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Giám đốc Điện lực Bắc Kạn; Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 660/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn)
- Luật Phòng, chống thiên tai số: 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Văn bản số: 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 và Văn bản số: 128/TWPCTT ngày 18/8/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;
1. Vị trí địa lý, địa hình
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 660/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 11 tháng 5 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP ngày 22/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Công văn số: 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; Công văn số: 128/TWPCTT ngày 18/8/2015 về đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 55/TTr-SNN ngày 20/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Đài PTTH tỉnh, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Giám đốc Điện lực Bắc Kạn; Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 660/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn)
- Luật Phòng, chống thiên tai số: 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Văn bản số: 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 và Văn bản số: 128/TWPCTT ngày 18/8/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;
1. Vị trí địa lý, địa hình
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Địa hình núi cao, phân thành 03 vùng như sau:
- Vùng phía Tây và Tây - Bắc: Bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực Sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phia Bióoc - 1.578m.
- Vùng phía Đông và Đông - Bắc: Hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.
- Vùng trung tâm: Vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung Sông Gâm ở phía Tây, một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.
2. Điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế - xã hội:
Diện tích đất tự nhiên 4.859km2, dân số 313.084 (thống kê năm 2015) người, gồm 08 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay, Mường) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Nhận thức về rủi ro thiên tai và khả năng thích ứng với thiên tai của người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
3. Xu thế biến đổi thiên tai và những thách thức:
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình, tần suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả, các hiện tượng ElNino, LaNina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lốc, xoáy, mưa đá, giông tố,… trong tương lai được dự báo có xu thế khốc liệt hơn.
- Địa hình phức tạp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa; có nhiều khác biệt về tiểu vùng khí hậu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai như: Tố lốc, mưa đá, lũ ống, lũ quét, hạn hán, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,…. Mặc dù nằm sâu trong đất liền, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng mỗi khi bão mạnh đổ bộ vào các tỉnh ven biển phía Bắc, hoàn lưu của bão kết hợp với rãnh thấp thường gây mưa to đến rất to.
- Do tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động bất thường, không theo quy luật; số lượng và cấp độ hoạt động nhiều hơn, gây khó khăn cho công tác dự báo và ứng phó. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải có các biện pháp ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh phù hợp.
Từ các căn cứ pháp lý, thực tiễn trên và những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng phương án “Ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Kạn” để toàn tỉnh tổ chức thực hiện.
1. Mục tiêu chung
a) Huy động các nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu góp phần quan trọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở phương án tổng thể của tỉnh, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch của đơn vị, địa phương nhằm ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả với từng tình huống cụ thể do thiên tai gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai như: Bão, lũ, mưa lớn, lốc, sét, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối, sạt lở đất…
b) Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tuyên truyền phổ biến đến các cấp, ngành và nhân dân biết mức độ nguy hiểm của thiên tai từ đó có các phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời. Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, nhất là ứng phó kịp thời với những thiên tai có cấp độ mạnh và siêu mạnh có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
c) Các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh xây dựng được phương án ứng phó với các loại hình và cấp độ rủi ro của thiên tai cụ thể, chi tiết sát thực tế của đơn vị, địa phương mình; từ đó tổ chức thực hiện tốt phương án ứng phó với các loại hình thiên tai theo cấp độ rủi ro. Thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
d) Bảo đảm an toàn cho hệ thống kè sông suối trên địa bàn tỉnh khi thiên tai xảy ra với cấp độ phù hợp với tần suất thiết kế của công trình kể cả khi lũ xuất hiện như trận lũ lịch sử năm 1986, năm 1990.
đ) Bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ chứa, đặc biệt là hệ thống hồ chứa nước, các hồ chứa thủy điện các hồ gần nơi khu dân cư.
e) Đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; hoàn thành hệ thống thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã (hữu tuyến, vô tuyến, di động, lực lượng hỏa tốc).
g) Đảm bảo an toàn môi trường về đất, nước; an toàn vệ sinh, khống chế dịch bệnh sau khi thiên tai.
h) Khắc phục, phục hồi kịp thời sản xuất nông - công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau thiên tai, ổn định đời sống nhân dân.
Theo thống kê hàng năm, phân tích chuỗi số liệu quan trắc về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh thời gian qua thường xảy ra các loại hình thiên tai sau:
1. Bão, áp thấp nhiệt đới
- Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm, ảnh hưởng đến tỉnh Bắc Kạn thường ở loại hình thấp, sức gió đã suy yếu khoảng cấp 6 ÷ cấp 7 (39 ÷ 61km/h). Cấp gió mạnh nhất từng ghi nhận được khi bão ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh là khoảng cấp 10 (89 - 102km/h). Ảnh hưởng của bão trên địa bàn tỉnh chủ yếu do hoàn lưu bão gây mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng vùng thấp trũng, ngập lụt ở đô thị.
- Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 3.
- Số cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh trung bình: Từ 02 ÷ 04 cơn/năm.
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
2. Mưa lớn
- Mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ATNĐ; rãnh thấp, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp hội tụ gió trên cao; không khí lạnh bị nén bởi khối áp cao lục địa phía Bắc. Điển hình như trận mưa ngày 22/9/1990 với lượng mưa phổ biến từ 250 - 400mm, trận mưa ngày 17/7/2006 lượng mưa phổ biến từ 200-300mm, có nơi như Đông Viên, Phương Viên đạt từ 400 - 500mm, trận mưa từ ngày 02 đến 04/7/2009 tại huyện Pác Nặm từ 400-500mm.
- Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 2.
- Số đợt mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình: 03÷05 đợt/năm (lượng mưa >200 mm/đợt).
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
3. Lốc, sét, mưa đá
- Lốc, sét, mưa đá thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đây là loại hình thiên tai gây chết người, gia súc, tốc mái, đổ nhà cửa, cây cối gây thiệt hại nặng về hoa màu. Điển hình trận mưa đá kèm theo lốc xoáy, dông, sét ngày 17/4/2012 đã gây thiệt hại nặng về người cũng như tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh).
- Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 1.
- Số trận lốc, sét, mưa đá xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình:
+ Lốc: 3÷7 trận/năm.
+ Sét: 3÷5 trận/năm (thường đi kèm mưa dông).
+ Mưa đá: 01÷02 cơn/năm.
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
4. Lũ, ngập lụt
- Do một số vùng thấp trũng, nằm cạnh Sông Năng, Sông Cầu nên tình trạng ngập lụt hàng năm vẫn xảy ra, nhất là những đợt mưa lớn như năm 2008, 1990, 2002, 2008, 2013 làm ngập úng nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân; Mực nước ngập cao nhất là năm 1986, 1990, 2006 với mực nước tại Cầu Phà đều trên báo động III từ 0,5 đến 2,6m.
- Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được do lũ: Cấp 2.
- Vùng bị ảnh hưởng do lũ, ngập lụt: Thành phố Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Na Rì.
5. Lũ quét
- Do mạng lưới sông suối nhiều nên lũ quét là loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Điển hình là trận lũ quét xảy ra ngày 30/5/2013 gây thiệt hại nặng về người, tài sản và hoa màu, thiệt hại ước tỉnh hàng trăm tỷ đồng. Trận lũ quét và sạt lở đất ngày 04/7/2009 tại 02 xã Nhạn Môn và Công Bằng huyện Pác Nặm làm chết và mất tích 13 người, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng trên 152 tỷ đồng. Trận lũ quét và sạt lở đất ngày 31/7/2010 tại 02 xã Mỹ Phương và xã Chu Hương làm 01 người bị thương, làm sập và cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình, ruộng nương của nhân dân...
- Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được do lũ quét: Cấp 1.
- Vùng bị ảnh hưởng do lũ quét: Toàn tỉnh.
6. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Sạt lở đất, sụt lún thường xảy ra khi có mưa to hoặc dòng chảy mạnh. Sạt lở, sụt lún thường diễn ra ở các vùng sườn núi, sườn đồi dốc, nền đất yếu không ổn định; Các tuyến đường giao thông có địa hình cao. Sạt lở đất đã xảy ra tại khu vực đường giao thông hằng năm khi có mưa lớn, đặc biệt là sạt lở sườn núi tại Thôn Khên Lền, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm làm 13 người chết và mất tích năm 2009.
- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được: Cấp 2.
- Vùng thường bị ảnh hưởng: Các sườn dốc, các tuyến đường giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
7. Nắng nóng
- Nắng nóng thường xuyên xảy ra vào các tháng 5, 6 hàng năm với nền nhiệt độ trong ngày từ 350C ÷ 400C. Các đợt nắng nóng từng xảy ra trên địa bàn tỉnh như: 2012, 2013, 2014, 2015 kéo dài từ 03 đến 05 ngày, cá biệt có đợt kéo dài đến 10 ngày. Nhiệt độ cao nhất tại Chợ Rã đạt 40,50C, Bắc Kạn đạt 39,80C.
- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được: Cấp 1.
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
8. Hạn hán
- Hạn hán thường xảy ra vào các tháng mùa khô trong năm: tháng 01, 02, 3, 10, 11, 12. Trên địa bàn tỉnh hạn hán đã xảy ra vào cuối các năm 2000 đến nay với lượng mưa rất thấp, độ thiếu hụt nước trên 50% xảy ra trong 03 tháng liên tục. Mưa ít nhất là các năm 1977, 1987, 2011 với lượng mưa cả năm chỉ đạt xấp xỉ 70%, vào mùa khô hạn thì lượng mưa chỉ đạt 50 - 60%.
- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do hạn hán: Cấp 1.
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
9. Rét hại, sương muối
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã ghi nhận những đợt rét hại kéo dài điển hình là đợt rét hại lịch sử kéo dài liên tục như năm: 2008, 2010, 2012, 2014. Mỗi đợt rét kéo dài khoảng từ 05 đến 10 ngày, cá biệt có những đợt kéo dài đến 93 ngày tại Ngân Sơn, 71 ngày tại Bắc Kạn (năm 2012), nhiệt độ thấp nhất tại Ngân Sơn -0,60C, Bắc Kạn 1,40C.
- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do rét hại, sương muối: Cấp 1.
- Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
- Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.
- Bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.
- Đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xử lý, ứng phó với rủi ro thiên tai.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh với các cấp, các ngành, trong chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm 04 tại chỗ để ứng phó với thiên tai.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ môi trường, phục hồi sản xuất; cơ chế chính sách, hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai.
Căn cứ vào các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thường xảy ra trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đưa ra các biện pháp ứng phó như sau:
1. Biện pháp ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa hoặc dòng chảy
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cập nhật kịp thời diễn biến của bão, ATNĐ từ đó chủ động tham mưu ban hành các công điện, lệnh đến các ngành, các cấp trong tỉnh để chủ động ứng phó với thiên tai bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất trong thời gian tối thiểu trước 24 giờ;
- Chủ động sơ tán người, tài sản của nhà nước và nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, suối, các tuyến đường, ngầm tràn bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất…;
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước cứu tài sản sau”, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai, vùng bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Nhân lực, phương tiện của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các kho vật tư dự trữ của tỉnh, các kho của địa phương;
- Khôi phục sản xuất, nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không được để dịch bệnh bùng phát, ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai đi qua.
2. Biện pháp ứng phó với hạn hán
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cập nhật kịp thời các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các ngành, các cấp về tình hình hạn hán để từ đó có phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình hạn hán.
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; có các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống, linh hoạt trong công tác cấp nước đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân về lợi ích của việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.
3. Biện pháp ứng phó với rét hại, sương muối
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;
- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng. Đối với người đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật;
- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp, nghiên cứu đề xuất, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt;
- Sẵn sàng triển khai phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).
4. Biện pháp ứng phó đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
TRÁCH NHIỆM ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT-TKCN cấp xã
- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
+ Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
+ Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hỗ trợ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT-TKCN cấp huyện
- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
+ Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
+ Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN cấp tỉnh
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
+ Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
+ Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN cấp huyện, cấp xã
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN cấp tỉnh
Chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai cấp bách trên địa bàn;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN cấp huyện, cấp xã
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP, phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN tỉnh
Có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai khẩn cấp, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban BCH PCTT - TKCN cấp huyện, cấp xã
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
V. TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ THIÊN TAI
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1. Cơ cấu tổ chức
1. 1. Cấp tỉnh
UBND tỉnh giao Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh được kiện toàn hằng năm theo quy định triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Bắc Kạn.
1.2. Cấp huyện, thành phố và cấp xã
Chủ tịch UBND huyện, thành phố và cấp xã giao Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện, thành phố và xã thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn quản lý.
2. Năng lực tổ chức điều hành
- Bộ máy Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của tỉnh, huyện, thành phố và xã điều hành thực hiện phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ cấp tỉnh tới cấp xã. Bộ máy tổ chức có chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể, đủ khả năng điều hành hoạt động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống của thiên tai.
- Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; chủ động cứu hộ sơ tán người, cứu hộ các công trình khi xảy ra rủi ro thiên tai; nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân và tái thiết sau thiên tai.
- Áp dụng, kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa luật pháp, chính sách và hệ thống quản lý hành chính; kết hợp biện pháp công trình và phi công trình; huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ công tác ứng phó rủi ro thiên tai.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp, như sau:
1. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
Là cơ quan điều hành thống nhất mọi hoạt động về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và xây dựng kế hoạch, các phương án PCTT-TKCN hằng năm;
Hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó từng cấp độ rủi ro thiên tai. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Là đầu mối, tổng hợp, phối hợp giữa các ngành, các cấp;
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai giao;
Chỉ đạo các công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi xây dựng cụ thể hóa quy trình điều tiết hồ, nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa nhưng vẫn đảm bảo quy trình tích trữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;
Chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thường trực 24/24h trong thời gian từ ngày 05/5 ÷ 31/10 và trực theo quy định trong thời gian còn lại; khai thác và cập nhật kịp thời những thông tin về tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn, kè, hồ đập và các công trình phòng chống thiên tai khác. Tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh ban hành các Chỉ thị, Lệnh, Công điện;
Đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật xử lý sự cố công trình; chỉ đạo, đôn đốc xử lý các sự cố công trình phòng, chống thiên tai; kiểm kê, lập kế hoạch bổ sung, điều động vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai cho công tác ứng phó, khắc phục;
Tổng hợp báo cáo công tác PCTT-TKCN trên địa bàn tỉnh theo quy định, đảm bảo kịp thời và đúng thời gian quy định;
Chủ động tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, phương án khắc phục hậu thiên tai với UBND tỉnh và các Bộ, Ngành Trung ương; xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Là lực lượng nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai của tỉnh; có trách nhiệm xây dựng phương án, bố trí lực lượng ứng cứu, cứu hộ chi viện kịp thời khi rủi ro thiên tai xảy ra.
4. Công an tỉnh
Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh khi xảy ra thiên tai, nhất là tại các công trình trọng điểm; bảo vệ tài sản của nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp khi có rủi ro thiên tai xảy ra.
5. Sở Giao thông Vận tải
Rà soát các tuyến đường hay xảy ra sự cố, xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, huy động phương tiện vận tải cho công tác cứu hộ và sơ tán dân trong vùng bị rủi ro thiên tai khi cần thiết.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai, thông tin kịp thời diễn biến khi có thiên tai xảy ra.
Chỉ đạo doanh nghiệp Viễn thông đảm bảo thông tin thông suốt từ Trung ương đến địa phương; chú trọng củng cố mạng thông tin đến các trọng điểm phòng chống thiên tai.
7. Sở Công thương
Có phương án dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, ngập, lụt nhất là các vùng có nguy cơ bị cô lập. Chỉ đạo công tác giám sát, kiểm tra quản lý thị trường, giá vật tư, vật liệu xây dựng... tại vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ.
Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho công trình trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ đảm bảo vận hành an toàn cho vùng hạ du, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ kịp thời, đảm bảo an toàn công trình khi gặp sự cố.
Chỉ đạo Điện lực Bắc Kạn ưu tiên cấp điện cho công tác PCTT-TKCN.
8. Sở Y tế
Xây dựng phương án chống rét, nắng nóng cho người đặc biệt các đối tượng dễ bị tổn thương. Tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện; dự trữ đủ cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh và làm sạch môi trường sau thiên tai xảy ra; Có phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo đủ nguồn nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất sẵn sàng xử lý kịp thời đối với người bị nạn và môi trường khi có thiên tai.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan đề xuất kịp thời với UBND tỉnh về nguồn vốn để khắc phục những công trình và kết cấu hạ tầng cơ sở bị hư hỏng do thiên tai gây ra.
10. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra để đề xuất mức hỗ trợ kịp thời trình UBND tỉnh quyết định.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp, đôn đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về áp thấp nhiệt đới, bão lũ, cải tiến nâng cao chất lượng nội dung, hình thức cung cấp thông tin dự báo phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận; theo dõi, quan trắc, dự báo sớm lưu lượng lũ trên sông để chủ động ứng phó có hiệu quả.
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ môi trường trước, trong và sau thiên tai xảy ra.
12. Sở Xây dựng
Ban hành hệ thống lưới khống chế cao độ đảm bảo hệ thống công trình an toàn trước thiên tai trong quá trình lập Quy hoạch.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh trong việc giải quyết các chế độ chính sách cho các đối tượng bị ảnh hưởng của thiên tai theo đúng quy định; xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai theo quy định.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn
Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh tổ chức tuyên truyền chỉ thị, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác PCTT-TKCN; thông tin kịp thời những diễn biến về rủi ro thiên tai để các cơ quan liên quan và nhân dân chủ động phòng, tránh.
15. Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Kạn
Xây dựng các phương án dự báo, cảnh báo thời tiết, rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh; cung cấp số liệu khí tượng thủy văn kịp thời cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN phục vụ công tác điều hành.
16. Điện lực tỉnh
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và công tác phòng chống thiên tai.
17. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể - xã hội
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống thiên tai; tham gia công tác vận động, cứu trợ sau rủi ro thiên tai.
18. Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn
Xây dựng phương án ứng phó rủi ro thiên tai tại các hồ chứa, nhất là tại các hồ chứa lớn nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập. Tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý, đồng thời rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ theo quy định;
Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên.
19. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng phương án ứng phó với rủi ro thiên tai sát với tình hình thực tế tại địa phương; phân công công việc cụ thể rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo đủ trang bị, phương tiện thiết yếu phục vụ cần thiết để có thể huy động kịp thời khi có rủi ro thiên tai xảy ra; xây dựng phương án cụ thể trong việc tổ chức di dời, bảo vệ dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; chủ động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với các đơn vị quản lý công trình xây dựng phương án phòng, chống thiên tai bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão.
- Có kế hoạch dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân đảm bảo đủ nhu cầu khi có rủi ro thiên tai.
- Xây dựng Phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão, Phương án phòng tránh lũ quét sạt lở đất trên địa bàn; Phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của khí hậu, phương án chống hạn….
20. Các tổ chức, cá nhân
Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình rủi ro thiên tai, chủ động phòng chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp.
UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt các nội dung của phương án tới nhân dân, cán bộ, người lao động nhằm triển khai phương án kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản khi có thiên tai xảy ra, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời chủ động triển khai thực hiện phương án sát với tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương. Hằng năm rà soát, rút kinh nghiệm bổ sung nội dung phương án cho phù hợp và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo để Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp tổng hợp, theo dõi./.