Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Công văn 47/TWPCTT năm 2015 về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

Số hiệu 47/TWPCTT
Ngày ban hành 19/05/2015
Ngày có hiệu lực 19/05/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Người ký Hoàng Văn Thắng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/TWPCTT
V/v định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực thi nhiệm vụ tại mục a, khoản 4, Điều 22, Luật Phòng, chống thiên tai, trong khi chờ ban hành hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Để chủ động ứng phó thiên tai năm 2015, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai định hướng một số nội dung chính để Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

1. Nguyên tắc xây dựng phương án

- Các Bộ, ngành và các địa phương căn cứ tình hình, đặc điểm các loại hình thiên tai điển hình thường xảy ra tại địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó cho phù hợp.

- Rà soát các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn từ cấp xã, huyện, tỉnh để xác định cấp độ rủi ro thiên tai tương ứng.

- Việc xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai là một nội dung mới, với nhiều loại hình thiên tai, phạm vi rộng, phức tạp, nhiều dữ liệu đầu vào cần thu thập. Do vậy, việc xây dựng phương án cần làm từng bước và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế. Trước mắt cần xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo một số định hướng dưới đây để đáp ứng công tác phòng, chống thiên tai năm 2015. Về lâu dài, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn sẽ xây dựng và ban hành hướng dẫn chi tiết việc xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

2. Định hướng nội dung xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

2.1. Căn cứ xây dựng phương án:

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13.

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

- Các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý.

- Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức cá nhân.

- Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.

2.2. Nội dung chính của phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai:

- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

2.3. Các biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai: Thực hiện theo Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai, cụ thể:

2.3.1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

[...]