BỘ
THUỶ SẢN
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
66/1998/QÐ-BTS
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 02 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG SỬ
DỤNG CHẤT NỔ, XUNG ĐIỆN, CHẤT ĐỘC ĐỂ KHAI THÁC THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
- Căn cứ Nghị định số 50 - CP
ngày 21/6/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Bộ Thuỷ sản.
- Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ V/v
nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
- Căn cứ Nghị quyết cuộc họp của Ban chỉ đạo chống sử dụng chất nổ, xung điện,
chất độc để khai thác thuỷ sản ngày 04/02/1998 V/v xây dựng Quy chế hoạt động của
Ban chỉ đạo.
- Theo đề nghị của Ông Trưởng Ban chỉ đạo chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất
độc để khai thác thuỷ sản.
QUYẾT ĐỊNH
Ðiều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động tạm
thời của Ban chỉ đạo chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác
thuỷ sản.
Ðiều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ðiều 3:
Các Ông Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Bảo vệ nguồn lợi
Thuỷ sản, Thanh tra và các thành viên của Ban chỉ đạo, Tổ Thường trực chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Ðiều 3.
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c)
- Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn(để b/c)
- VP Chính phủ (để b/c)
- Ban KTTW Ðảng
- Các Bộ: Quốc phòng, Nội vụ, Văn hoá - Thông tin, Tài chính, KHÐT, Ban Biên
giới của Chính phủ.
- Lãnh đạo Bộ Thuỷ sản
- UBND các Tỉnh, Thành phố
- Các Vụ, Thanh tra
- Lưu VP Bộ.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Tạ Quang Ngọc
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG SỬ DỤNG CHẤT NỔ, XUNG ĐIỆN,
CHẤT ĐỘC ĐỂ KHAI THÁC THUỶ SẢN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 66/1998/QÐ-BTS ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ
trưởng Bộ Thuỷ sản)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Ðiều 1:
Ban chỉ đạo chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất
độc để khai thác thuỷ sản được thành lập theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
Phủ tại Công văn số 5175/NC ngày 15/10/1997 và Công văn số 296 CV/BVNL ngày
06/02/1998 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thường
trực chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản
Ðiều 2:
Thành viên Ban chỉ đạo và Tổ thường trực gồm các đồng
chí lãnh đạo và chuyên viên của các Bộ sau:
- Bộ Thuỷ sản
- Bộ Văn hoá - Thông tin
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Nội vụ
(Có danh sách kèm theo)
Ðiều 3:
Bộ Thuỷ sản là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chống
sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản
Chương II
Chức năng - nhiệm vụ của Ban chỉ
đạo
và tổ thường trực
Ðiều 4:
Chức năng - Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
- Giúp Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo
thống nhất trong toàn quốc về việc nghiêm cấm sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận
chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện chất độc để khai thác thuỷ sản;
Ðồng thời tổ chức phối hợp với các Ban ngành trung ương và địa phương triển
khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
- Chỉ đạo công tác tập huấn cũng
như tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều
hình thức thích hợp để mọi người dân hiểu rõ các qui định của Nhà nước về bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ
tướng Chính Phủ.
- Chỉ đạo các đợt kiểm tra và
truy quét ở một số tỉnh trọng điểm và truy tố một số đối tượng cố tình vi phạm
gây ra các hậu quả nghiêm trọng trong việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc
để khai thác thuỷ sản.
- Chỉ đạo Tổ thường trực thực hiện
những nhiệm vụ được giao.
- Hàng quí, 6 tháng, hàng năm tập
hợp báo cáo Thủ tướng Chính Phủ kết quả việc thực hiện Chỉ thị số
01/1998/CT-TTg.
- Chỉ đạo việc lập kinh phí hoạt
động hàng năm về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện chất độc để khai thác
thuỷ sản trình Chính Phủ phê duyệt; Quản lý chặt chẽ việc thu chi bảo đảm thực
hiện đúng qui định hiện hành của Nhà nước về chế độ tài chính.
- Kiểm tra một số tỉnh trọng điểm
trong việc thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
Ðiều 5:
Chức năng - Nhiệm vụ của Tổ thường trực:
- Giúp Ban chỉ đạo xây dựng
chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quí, năm.
- Giúp Ban chỉ đạo nắm tình hình
và tổ chức phối hợp giữa các Ngành, các địa phương triển khai kế hoạch thực hiện
Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
- Ðề xuất với Ban chỉ đạo kế hoạch
cụ thể về công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho ngư dân về tác hại của
việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
- Tham gia các đợt kiểm tra và
truy quét các đối tượng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ
sản ở các địa phương trọng điểm.
- Tổng hợp tình hình thực hiện kế
hoạch triển khai Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ở các Ngành, các địa phương và giúp Ban
chỉ đạo lập báo cáo định kỳ hàng quí,6 tháng, năm và các báo cáo đột xuất (khi
có vấn đề đặc biệt phát sinh) trình Thủ tướng Chính Phủ.
- Xây dựng kinh phí hoạt động
hàng năm của Chương trình nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để
khai thác thuỷ sản trình Ban chỉ đạo.
- Thực hiện các nhiệm vụ được
Ban chỉ đạo giao phó.
Ðiều 6:
Phân công trong Ban chỉ đạo và Tổ thường trực.
+ Trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ
đạo:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính Phủ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng
Chính Phủ.
- Chỉ đạo điều hành chung hoạt động
của Ban chỉ đạo và Tổ thường trực nhằm thống nhất và tổ chức phối hợp với các
Ban ngành Trung ương và địa phương để triển khai thực hiện Chỉ thị
01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
+ Trách nhiệm của Phó Ban chỉ đạo:
- Thay Trưởng Ban điều hành mọi
công việc của Ban khi Trưởng Ban vắng mặt.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền,
giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức để mọi
người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ.
+ Trách nhiệm của các Uỷ viên
Ban chỉ đạo:
- Tham gia các hoạt động của Ban
chỉ đạo
- Tập trung giải quyết những
công việc thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách
- Ðề xuất với Trưởng ban chỉ đạo
những nội dung công việc cần phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng
Chính Phủ
+ Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ
thường trực:
- Chịu trách nhiệm trước Ban chỉ
đạo trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ của Tổ thường trực (qui định tại Ðiều
5)
- Ðiều hành Tổ thường trực thực
hiện tốt những nhiệm vụ được giao.
- Trực tiếp điều hành và tổng hợp
tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ trong ngành Thuỷ sản để báo
cáo cho Ban.
+ Trách nhiệm của Tổ phó Tổ thường
trực:
- Chỉ đạo điều hành các hoạt động
của Tổ thường trực khi Tổ trưởng vẵng mặt
- Thực hiện nhiệm vụ của Tổ do Tổ
trưởng phân công.
- Trực tiếp điều hành và tổng hợp
tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ trong ngành Văn hoá - Thông
tin, Ngành Nội vụ và các Ngành có liên quan để báo cáo cho Ban chỉ đạo.
+ Trách nhiệm của Tổ viên Tổ thường
trực:
- Thực hiện và hoàn thành mọi
nhiệm vụ do Tổ trưởng Tổ thường trực phân công.
- Trực tiếp điều hành và tổng hợp
tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ trong ngành mình để báo cáo
cho Tổ trưởng hoặc Ban chỉ đạo.
Chương III
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM
VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ THƯỜNG TRỰC
Ðiều 7:
Nguyên tắc làm việc của Ban chỉ đạo
- Ban chỉ đạo làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng Ban chỉ đạo căn cứ vào ý kiến của các
thành viên trong Ban để quyết định vấn đề.
- Ban chỉ đạo gồm các thành viên
từ nhiều Bộ, mỗi thành viên có trách nhiệm giải quyết những nội dung công việc
thuộc lĩnh vực Bộ mình phụ trách. Những công việc phát sinh trong quá trình triển
khai kế hoạch công tác nếu vượt quá thẩm quyền giải quyết của một Bộ sẽ được thảo
luận tập thể dân chủ trong các kỳ họp của Ban chỉ đạo, để thống nhất biện pháp
giải quyết, hoặc báo cáo Thủ tướng Chính Phủ.
Ðiều 8:
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo và Tổ thường trực
+ Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo:
- Ban chỉ đạo mỗi tháng họp một
lần vào tuần cuối cùng của tháng để kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của Ban
và xem xét các công việc cần giải quyết, biện pháp triển khai và các vấn đề cần
đề xuất với Thủ tướng Chính Phủ.
Khi có vấn đề đột xuất phát
sinh, Trưởng Ban chỉ đạo quyết định triệu tập phiên họp bất thường của Ban để
nghiên cứu, giải quyết công việc kịp thời.
- Chế độ báo cáo: hàng quí, 6
tháng, năm Ban chỉ đạo có nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính Phủ về kết quả thực
hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
- Chế độ công tác: Ðịnh kỳ hàng
quí, hoặc 6 tháng (trừ trường hợp đột xuất) Ban chỉ đạo sẽ tổ chức các đoàn
công tác liên Ngành về các địa phương, các vùng trọng điểm, hoặc các vùng đang
phát sinh những vấn đề cần giải quyết để chỉ đạo kiểm tra việc phối hợp của các
Ngành và các địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
+ Chế độ làm việc của Tổ thường
trực:
- Tổ thường trực mỗi tháng họp 1
lần vào tuần thứ 3 trong tháng để kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ được
qui định tại Ðiều 5, khi có vấn đề đột xuất phát sinh, Tổ trưởng Tổ thường trực
quyết định triệu tập các tổ viên dự họp bất thường để nghiên cứu, đề xuất biện
pháp giải quyết công việc kịp thời với Ban chỉ đạo.
- Tổ thường trực có trách nhiệm
chuẩn bị lịch họp, nội dung, tài liệu cho các kỳ họp của Ban chỉ đạo. Tài liệu
và những nội dung cần tập trung thảo luận phải được gửi trước đến các thành
viên Ban chỉ đạo, chậm nhất là trước 3 ngày đối với các phiên họp định kỳ.
- Báo cáo 6 tháng và cả năm do Tổ
thường trực chuẩn bị, tập thể Ban chỉ đạo thảo luận, thống nhất tại các phiên họp
định kỳ, sau đó Trưởng ban chỉ đạo ký trình Thủ tướng Chính Phủ.
Ðiều 9:
Chế độ tài chính
- Chế độ tài chính cho các hoạt
động nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản được
phân bổ hàng năm từ nguồn ngân sách của Nhà nước.
- Hàng năm Ban chỉ đạo có trách
nhiệm lập dự toán kinh phí cho toàn bộ kế hoạch triển khai công tác nghiêm cấm
sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
- Trên cơ sở số kinh phí cụ thể
hàng năm được Nhà nước cấp, Ban chỉ đạo mới có quyết định cụ thể để phân bổ nguồn
kinh phí đó cho từng hạng mục của kế hoạch công tác trong năm.
- Kinh phí hoạt động chuyển vào
tài khoản của Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản và được hạch toán,
quyết toán riêng theo nội dung hoạt động của kế hoạch công tác đã được Ban chỉ
đạo phê duyệt.
Chương
III
ÐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Ðiều 10:
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện có những
vấn đề phát sinh ngoài phạm vi điều chỉnh của quy chế này, các thành viên Ban
chỉ đạo cần kịp thời đề xuất để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.