ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 654/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 11 tháng 02 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 6426/QĐ-UBND ngày
29 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố về kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Thành phố Hồ
Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 350/TTr-SNV ngày 29 tháng 01 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường -
xã, thị trấn căn cứ Quyết định số 6426/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố và Quy chế này, kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và
ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tại cơ quan, đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ
Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 07 tháng
6 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và các thành viên
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐNDTP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- VPUB: CPVP;
- Lưu: VT, (P.CCHC:2b-T);
|
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành
phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nguyên tắc chung
1. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Thành phố Hồ Chí
Minh được kiện toàn theo Quyết định số 6426/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân Thành phố (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố nghiên cứu, chỉ
đạo các Sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân
quận - huyện triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương
trình, kế hoạch cải cách hành chính của Thành phố.
2. Quy chế này quy định về nhiệm vụ và quyền hạn;
nguyên tắc, chế độ làm việc; chế độ họp, thông tin, báo cáo và kinh phí hoạt động
của Ban Chỉ đạo.
3. Quy chế này áp dụng
đối với Ban Chỉ đạo và Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, quận - huyện và các cơ
quan, đơn vị có liên quan.
4. Sở Nội vụ là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử
dụng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Không làm thay chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác cải cách hành chính tại
các Sở - ban - ngành theo ngành, lĩnh vực mà các đơn
vị phụ trách.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về
thực hiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung
dân chủ; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành
và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực hiện
và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BAN CHỈ ĐẠO
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban Chỉ đạo
1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương và giải pháp
quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Thành phố; cho ý kiến về
dự thảo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính dài hạn và hàng năm của Thành phố.
2. Giúp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, phối
hợp giữa các Sở - ban - ngành, Ủy ban
nhân dân quận - huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính;
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của
Thành phố; quyết định và các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành
phố liên quan đến công tác cải cách hành chính.
3. Giúp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố chỉ đạo việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển
hình tiên tiến trong công tác cải cách hành chính.
4. Tổng hợp, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Chính phủ.
5. Lập Tổ chuyên viên giúp Ban Chỉ đạo theo dõi việc
thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.
6. Được mời tham dự các cuộc họp do Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ
trì, các cuộc họp của các Sở - ban - ngành, Ủy
ban nhân dân quận - huyện liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
7. Yêu cầu các Sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các cơ quan nhà
nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ
cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
8. Mời lãnh đạo các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và đại diện cơ
quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ
đạo.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo;
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
2. Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo;
nội dung kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Phó Trưởng Ban Thường trực
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều phối các
hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng
Ban Chỉ đạo chủ trì và điều phối hoạt động
chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được ủy quyền.
2. Quyết định và triệu tập các cuộc họp định kỳ, đột
xuất của Ban Chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo theo sự ủy quyền của Trưởng
Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo - Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố.
2. Được thay mặt Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Thường
trực chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo; chỉ đạo, xem xét và chuẩn bị các chuyên
đề cải cách hành chính do Thành ủy, Ủy ban
nhân dân Thành phố và Ban Chỉ đạo phân công.
3. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về
sự phối hợp giữa các Sở - ban - ngành, Ủy ban
nhân dân quận - huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển
khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác được phân công; chỉ đạo trực tiếp thực hiện
trách nhiệm Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
5. Thành lập, thay thế, bổ sung Tổ chuyên viên giúp
việc Ban Chỉ đạo.
6. Được sử dụng con dấu của Sở Nội vụ.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của
các ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ chung
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về kết
quả các nhiệm vụ được phân công.
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn
bị ý kiến đóng góp về các vấn đề thuộc nội dung chương trình họp của Ban chỉ đạo.
c) Báo cáo kịp thời công việc và ý kiến giải quyết
của Ban Chỉ đạo cho Thủ trưởng cơ quan nơi công tác về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở, ngành
mình; đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo các chủ trương, giải pháp, cơ chế,
chính sách để đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế
hoạch, chương trình của Thành phố đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
theo lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
d) Ký các văn
bản theo nhiệm vụ được phân công và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của
Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo, Phó Giám đốc
Sở Nội vụ:
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban Chỉ đạo; thường
xuyên làm việc với lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và các quận - huyện để
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình cải cách hành chính
hàng năm và từng giai đoạn.
- Được ký các văn bản quan hệ công tác với các Sở,
cơ quan, đơn vị Thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện; dự trù, quản lý và sử
dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định.
- Trực tiếp phụ trách lĩnh vực cải cách tổ chức bộ
máy hành chính và xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức thành phố.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Nội vụ, Sở Du lịch, Sở Y tế, Quận 12, huyện Nhà Bè.
b) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Tư pháp:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính; kiểm soát và
đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp nhận xử lý phản ảnh của cá nhân và tổ chức
về thủ tục hành chính và các quy định có liên quan.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công thương, quận Tân
Phú, huyện Hóc Môn.
c) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Văn
phòng Ủy ban nhân dân Thành phố:
Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo về giải pháp đổi
mới công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố; thông báo kết luận,
chỉ đạo của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Quận 1, huyện Cần
Giờ.
d) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Tài chính:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp đẩy mạnh cải cách tài chính công, đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp
công.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Tài chính, Quận 2, huyện Củ Chi.
đ) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; công tác phân cấp; đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
nghiên cứu, đề xuất những chính sách và
giải pháp nhằm thực hiện sâu rộng hơn chủ trương xã hội hóa trên những lĩnh vực
thành phố có thể thực hiện và các nội dung khác theo sự phân công của Trưởng
Ban Chỉ đạo.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quận
3, quận Bình Tân.
e) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Thông tin và Truyền thông:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hiện đại hóa nền hành
chính; thông tin tuyên truyền về công tác cải cách hành chính.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Thông tin và Truyền thông, Quận 10, quận Phú Nhuận.
g) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Khoa học và Công nghệ:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của cơ
quan nhà nước; đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động khoa học và công nghệ và
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Khoa học và Công nghệ, Quận 4, quận Gò vấp.
h) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Xây dựng:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp cải cách hành chính trọng lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, vật
liệu xây dựng, nhà ở và công sở, thị trường bất động sản và các hoạt động xây dựng
có liên quan.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Xây dựng, Quận 5, huyện Bình Chánh.
k) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, tài
nguyên, môi trường; cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Quận 6, quận Thủ Đức.
l) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Sở
Quy hoạch - Kiến trúc:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng và kiến
trúc đô thị.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải, Quận 7, quận
Bình Thạnh.
m) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Viện
Nghiên cứu phát triển Thành phố:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính của
Thành phố; khảo sát chỉ số hài lòng của tổ chức và công dân về dịch vụ công.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Quận 8, quận Tân Bình.
n) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo
Thanh tra Thành phố:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp,
giải pháp tăng cường công tác thanh tra công vụ.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Thanh tra Thành phố, Quận 9, Quận 11.
o) Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Ban
Tổ chức Thành ủy:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo theo dõi, giám
sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; công tác cán bộ.
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác cải cách
hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
p) Nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện
lãnh đạo Công an Thành phố, Cục Thuế Thành phố, Cục Hải quan Thành phố:
Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải
pháp cải cách hành chính theo ngành, lĩnh vực mình phụ trách; theo dõi công tác
cải cách hành chính tại đơn vị mình.
q) Nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại
diện Lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Pháp chế - Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố:
Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đẩy
mạnh công tác theo dõi, giám sát, phản biện và tuyên truyền cải cách hành
chính; phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về
cải cách hành chính.
Điều 8. Tổ Chuyên viên giúp việc
Ban Chỉ đạo
Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo hoạt động theo
chế độ kiêm nhiệm, gồm các thành viên đại diện các Sở - ban - ngành thành viên
Ban Chỉ đạo, Sở Nội vụ và đơn vị có liên quan.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ KINH
PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 9. Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo việc họp định kỳ 06 tháng một lần để
đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của các thành
viên Ban Chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp
theo. Trường hợp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban thường trực không dự được thì Phó
Trưởng ban, Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cuộc họp sau khi thống nhất với Trưởng
ban và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo về nội dung và thời gian.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng
chuyên đề, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban Chỉ đạo hoặc
họp với một số thành viên Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc mời đại
biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo được thông báo bằng
văn bản về nội nội dung và thời gian trước 03 ngày. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ
đạo hoặc Phó Trưởng Ban thường trực được thực hiện bằng văn bản.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm, phải dành thời gian bảo đảm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ do Trưởng
Ban và Ban Chỉ đạo phân công, đồng thời có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc
họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo khi được triệu tập.
5. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học
tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo
hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì cơ
quan chủ quản phải có văn bản báo cáo Phó Trưởng Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo
cáo.
6. Các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo
các Sở - ban - ngành được sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm
vụ được phân công và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện theo ngành, lĩnh
vực được phân công (định kỳ 6 tháng/lần) hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Điều 10. Kinh phí hoạt động
1. Nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ
chuyên viên giúp việc do ngân sách thành phố đảm bảo và được bố trí trong dự
toán ngân sách hàng năm của Sở Nội vụ.
2. Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
1. Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, các
cơ quan, đơn vị Thành phố và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Trưởng Ban
Chỉ đạo xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan Thường trực và các
thành viên Ban Chỉ đạo./.