Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Quyết định 65/2000/QĐ-UB-NN về Quy chế quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 65/2000/QĐ-UB-NN
Ngày ban hành 28/11/2000
Ngày có hiệu lực 28/11/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2000/QĐ-UB-NN

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Quyết định số 1171 ngày 30 tháng 12 năm 1986 của Bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về ban hành các loại Quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;

- Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng, đất lâm nghiệp;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Tờ trình số 991/TT-LN ngày 17 tháng 10 năm 2000;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở- ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Hải

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2000/QĐ-UB ngày 28 tháng 11 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thiệt hại đến đất rừng, rừng phòng hộ, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy các lợi ích rủa rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 2. Rừng phòng hộ Cần Giờ có diện tích và ranh giới được xác định theo Quyết định số 173/CP ngày 29 tháng 5 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) bao gồm tất cả các loại đất, loại rừng, mặt nước trong ranh giới của rừng phòng hộ Cần Giờ đều thuộc đối tượng quản lý của Quy chế này.

Điều 3. Rừng phòng hộ Cần Giờ được chia thành các khu vực có chức năng phòng hộ như sau:

3.1. Đai rừng chắn sóng, gió: Rộng 30m tính từ bờ biển, là những dải rừng nằm sát biển, dọc cửa sông nhằm ngăn cản sóng, hạn chế gió biển, chống sạt lở.

3.2. Đai rừng chống sạt lở: Rộng 20m tính từ bờ sông, là các dải rừng dọc hai bên sông thuộc các thủy lộ chính dẫn vào cảng Sài Gòn và ven sông rạch nhằm chống sạt lở bờ.

3.3. Đai rừng cố định đất: là các dải rừng rộng 100m gồm các loài cây như Bần, Mấm,… có tác dụng bồi tụ phù sa tạo nên các bãi bùn mới để lấn biển.

3.4. Các khu rừng nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tham quan du lịch và bảo tồn các động thực vật quý hiếm: Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ nguồn gien các loài động, thực vật rừng hoang dã, các loài thủy sản đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi tham quan du lịch, duy trì các khu rừng văn hóa của địa phương.

Điều 4. Nghiêm cấm việc săn, bắn, bẫy, bắt và các hành vi gây hại cho các loại động vật rừng trong rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 5. Việc xây dựng, bảo vệ, nghiên cứu, sử dụng trong phạm vi rừng phòng hộ Cần Giờ phải được điều chỉnh theo Quy chế này.

Chương II

[...]