UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
647/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 22 tháng 4 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO,
NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐIỆN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010-2015
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định
số 85/2009/NĐ-Cp ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày
14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 của Hội đồng nhân dân thành
phố Hải Phòng khóa XIII, kỳ họp thứ 16 về cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục
vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
40/TTr-SNN ngày 26/02/2010 và báo cáo giải trình số 187/SNN-TL ngày 07/4/2010;
Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 05/STP-VBQPPL ngày 05/02/2010,
về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đầu tư cải tạo, nâng cấp trạm
bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2010-2015.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành
thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Giám
đốc các Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi: Đa Độ, An
Hải, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thành
|
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định cụ thể về
việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Quy chế này áp dụng đối với các
cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan trong
việc cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
Điều 2.
Điều kiện các trạm bơm điện được cải tạo, nâng cấp
1. Các trạm bơm điện phục vụ sản
xuất nông nghiệp (sau đây gọi tắt là trạm bơm) được nâng cấp là các trạm bơm tưới
(trục ngang) có công suất trên 500m3/h , phù hợp với quy hoạch phát triển nông
nghiệp nông thôn bị hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn trong quản lý vận
hành, sử dụng.
2. Các trạm bơm điện được cải tạo
là các trạm bơm điện bị hư hỏng từng hạng mục công trình (nhà trạm, bể xả, bể
hút, máy bơm, nhà quản lý) hoặc chưa có nhà quản lý cần phải sữa chữa, xây mới
để đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành, sử dụng.
Điều 3.
Nội dung cải tạo, nâng cấp các trạm bơm.
1. Nâng cấp trạm bơm điện:
a) Xây dựng mới nhà máy bơm gồm nhà
trạm, bể xả, bể hút, thiết bị điện, và nhà quản lý trạm bơm;
b) Lắp đặt máy bơm trục đứng thay
thế các máy bơm trục ngang đã xuống cấp;
c) Nạo vét kênh hút trạm bơm.
2. Cải tạo các trạm bơm điện:
a) Sửa chữa từng hạng mục công trình
trạm bơm điện bị hư hỏng; xây mới nhà quản lý đối với những trạm bơm chưa có
nhà quản lý; thay máy bơm đối với các trạm bơm có máy bơm bị hư hỏng nặng;
b) Nạo vét kênh hút trạm bơm.
Chương II
ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP
TRẠM BƠM
Điều 4. Chủ
đầu tư.
1. Các Công ty TNHH một thành viên
Khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là Công ty) làm chủ đầu tư các
công trình do Công ty đang quản lý sử dụng.
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn làm chủ đầu tư các công trình do Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn đang quản lý sử dụng. Đối với các trạm bơm điện có quy mô trên 500m3/h, Uỷ
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm đề nghị các Công ty TNHH
MTV khai thác công trình thủy lợi cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc
tổ chức lập dự án, thiết kê, theo dõi, quản lý, nghiệm thu đưa công trình vào
khai thác, sử dụng.
Điều 5. Thẩm
quyền phê duyệt đầu tư
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với trạm bơm điện do các Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi làm chủ đầu tư;
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận phê
duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các trạm bơm điện do Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn làm chủ đầu tư.
Điều 6.
Nguồn vốn cải tạo, nâng cấp trạm bơm
1. Nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp
các công trình trạm bơm được thực hiện theo Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày
23/7/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII (Kỳ họp thứ XVI Hội đồng
nhân dân thành phố):
a) Ngân sách thành phố đảm bảo đầu
tư 80% kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình trạm bơm điện.
b) 20% kinh phí còn lại được thực
hiện như sau:
Trường hợp chủ đầu tư là Ủy ban nhân
dân xã, phường thị trấn, nguồn kinh phí được đảm bảo từ nguồn thanh lý máy móc,
thiết bị, vật tư cũ và ngân sách huyện, quận, xã, phường, thị trấn.
Trường hợp chủ đầu tư là các Công
ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, nguồn kinh phí do doanh nghiệp tự
cân đối từ nguồn thu cấp bù thủy lợi phí, khấu hao cơ bản và nguồn thanh lý máy
móc, thiết bị vật tư cũ.
c) Việc thanh lý máy móc, thiết bị
vật tư cũ được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nguồn vốn để nạo vét kênh hút
của các trạm bơm điện được thực hiện:
a) Kinh phí nạo vết kênh hút của
các trạm bơm điện liên xã do ngân sách thành phố đảm bảo 100% kinh phí
b) Kinh phí nạo vét kênh hút của
trạm bơm điện trong phạm vi một xã, phường, thị trấn do ngân sách thành phố đảm
bảo 60% kinh phí. Phần kinh phí còn lại (40%) do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn vận động đóng góp tự nguyện của nhân dân theo trình tự, thủ tục quy định tại
Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 7. Kế
hoạch cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện hàng năm
1. Căn cứ vào khả năng bố trí, đảm
bảo vốn thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện trên địa bàn hoặc
thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình, Uỷ ban nhân dân các huyện, quận và Chủ
đầu tư đề xuất, xây dựng kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trước ngày 30/9 hàng năm. (Riêng năm 2010, Ủy ban nhân dân các huyện, quận và
Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong quý II năm 2010)
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, thống
nhất các danh mục trạm bơm điện cần cải tạo, nâng cấp, trình Uỷ ban nhân dân
thành phố phê duyệt trong tháng 10 hàng năm.
3. Kế hoạch cải tạo, nâng cấp trạm
bơm điện hàng năm phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân sách thành phố và không làm
phát sinh tăng nợ đọng xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư.
Điều 8. Báo
cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
1. Dự án cải tạo, nâng cấp trạm bơm
điện phải lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình. Các chủ đầu tư có
trách nhiệm lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật cho từng trạm bơm điện thực hiện cải
tạo, nâng cấp.
2. Nội dung, trình tự, thủ
tục lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định của
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt
đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây
dựng công trình. Nội dung, điều kiện, trình tự thủ tục, thời gian thẩm định
thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng công trình.
Điều 9. Khảo
sát, thiết kế xây dựng công trình.
1. Thiết kế xây dựng công trình cải
tạo, nâng cấp trạm bơm điện thực hiện thiết kế theo các quy định hiện hành.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình
có trách nhiệm thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình của Báo
cáo kinh tế kỹ thuật trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo
kinh tế kỹ thuật. Trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn để khảo sát, thẩm tra
thiết kế bản vẽ thi công để làm cơ sở thẩm định theo quy định về đầu tư xây dựng
công trình.
3. Trường hợp Báo cáo kinh tế kỹ
thuật do Uỷ ban nhân dân quận, huyện phê duyệt thì thiết kế bản vẽ thi công
phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 10.
Lựa chọn nhà thầu thi công công trình.
Việc lựa chọn nhà thầu thi công xây
dựng công trình thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12
ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương III
NGHIỆM THU, THANH QUYẾT
TOÁN NGUỒN VỐN
Điều 11.
Bàn giao đưa công trình vào sử dụng
1. Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư
bàn giao công trình cho đơn vị có trách nhiệm quản lý sử dụng theo quy định hiện
hành về phân cấp quản lý công trình thủy lợi.
2. Đơn vị được giao quản lý sử dụng
công trình phải có trách nhiệm quản lý, khai thác công trình có hiệu quả và
thực hiện đầy đủ các quy định theo pháp luật hiện hành.
Điều 12.
Quy định về hạch toán, quyết toán và chế độ báo cáo
1. Việc hạch toán, quyết toán các
nguồn vốn được thực hiện như sau:
a) Nguồn vốn từ ngân sách được hạch
toán vào chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục Ngân sách Nhà
nước.
b) Nguồn vốn từ thủy lợi phí cấp
bù của Công ty được hạch tóan vào chi phí khác của đơn vị; hạch toán chuyển nguồn
từ chênh lệch thu chi thanh lý tài sản cũ của Công ty, Hợp tác xã vào nguồn
thanh lý tài sản; hạch tóan giảm nguồn khấu hao cơ bản của Công ty, Hợp tác xã.
2. Chế độ báo cáo
Uỷ ban nhân dân các huyện, quận,
các công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm báo
cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tình hình triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện theo phạm vi
trách nhiệm được giao theo định kỳ hàng quý vào thời gian trước ngày 05 tháng
đầu quý sau và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ
chức chỉ đạo thực hiện
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám
sát và tổ chức thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
Điều 14.
Sửa đổi, bổ sung
Trong qúa trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành,
các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tập hợp ý kiến, đề xuất biện pháp thực
hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Uỷ ban
nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung./.