Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 640/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/04/2007
Ngày có hiệu lực 23/04/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Hoàng Thị Tảo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 640/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 23 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN SAU CAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2006-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;

Căn cứ Quyết định số: 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy đến năm 2010”;

Căn cứ Quyết định số: 106/QĐ-LĐTBXH ngày 20/1/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 223/TT-LĐTBXH ngày 03/4/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2006-2010, cụ thể với các nội dung sau :

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội và mỗi cá nhân, gia đình có người nghiện trong công tác cai nghiện, phục hồi;

- Kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện ma túy mới, hạn chế tái sử dụng lại ma túy; nâng cao chất lượng các dịch vụ cai nghiện, phục hồi; xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy tiến tới giảm cơ bản số người nghiện hiện có;

- Giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm và các hành vi vi phạm pháp luật của người nghiện ma túy.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2010

- 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được cai nghiện với các hình thức phù hợp, trong đó, có 80% được cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh;

- Giảm tỷ lệ tái nghiện 10%/năm;

- Dạy nghề cho 500 đối tượng sau cai nghiện;

- Tổ chức tạo việc làm cho 300 đối tượng sau cai nghiện;

- 70% số xã, phường được công nhận là xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn ma túy; 100% cơ quan, đơn vị không có người nghiện ma túy.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện, quản lý đối tượng sau cai nghiện nói riêng. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội khác trong công tác này.

2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người nghiện ma túy, gia đình và cộng đồng xã hội.

Xây dựng kế hoạch tổng thể và hàng năm về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tại cộng đồng, lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Nội dung chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau:

- Tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục - Lao động xã hội: thành lập bộ phận tuyên truyền giáo dục, tổ chức tuyên truyền về tác hại nhiều mặt của tệ nạn ma túy, tiêm chích ma túy dẫn đến nhiễm HIV/AIDS và các bệnh khác; giáo dục về pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện; trách nhiệm của bản thân, gia đình người nghiện ma túy và các chế độ, chính sách về cai nghiện, những gương điển hình người nghiện ma túy đã cai nghiện thành công v.v...

- Tại cộng đồng: tuyên truyền mô hình cai nghiện có hiệu quả, bền vững, những gương điển hình, kinh nghiệm hay của cá nhân, tập thể, gia đình giúp đỡ người cai nghiện thành công; tuyên truyền về pháp luật với những nội dung cụ thể, thiết thực, đặc biệt ở các nhóm nguy cơ cao như thanh niên thiếu việc làm, các đối tượng sau cai nghiện. Đưa nội dung cai nghiện, phục hồi là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch tuyên truyền các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể, nhất là ở cấp xã. Đa dạng hóa các kênh truyền thông như tuyên truyền, giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của thôn, xã, cộng đồng, họ tộc; thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao, ngoại khóa hoặc chuyên đề ở trường học, cơ quan, doanh nghiệp; phát tài liệu, tờ rơi đến gia đình, cá nhân và người nghiện ma túy.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình, địa bàn không có người nghiện và tội phạm ma túy. Phòng chống ma túy là một tiêu chí thi đua trong các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp.

3. Củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy các cấp, đặc biệt là cấp xã.

[...]