Quyết định 639/2008/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2008 -2015 và định hướng đến 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 639/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/03/2008
Ngày có hiệu lực 15/03/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Hồng Quân
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 639 /2008/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 05 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 182/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 331/SGD&ĐT-GDMN ngày 04/3/2008,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; đa dạng hoá các phương thức chăm sóc - giáo dục trẻ; bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non theo quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, tăng tỷ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; đến năm 2015 nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 0 - 5 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề và một hệ thống trường, lớp, trang thiết bị được cải thiện đồng bộ, hoàn chỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non; bố trí đủ chỉ tiêu biên chế cho giáo dục mầm non theo quy định hiện hành của Nhà nước. Phấn đấu có 98% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 28% đạt trình độ trên chuẩn vào năm 2010; đến 2015 có 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 35% đạt trình độ trên chuẩn; đến 2020 có 60% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, trong đó từ 1 - 2% trình độ thạc sĩ.

- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh; nâng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà, nhóm trẻ từ 16% năm 2007 lên 18% năm 2010, đạt 22% vào năm 2015 và 27% vào năm 2020; trẻ 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo từ 70% năm 2007 lên 72% năm 2010, đạt 77% vào năm 2015 và 82% vào năm 2020; trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo từ 97,5% năm 2007 lên 99 – 100% từ năm 2010 trở đi.

- Nâng tỷ lệ các cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia từ 4,6% năm 2007 lên 12% vào năm 2010, 42% vào năm 2015 và 64% vào năm 2020.

- Củng cố và hoàn thiện các cơ sở giáo dục mầm non, ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá phòng học tạm trong các cơ sở giáo dục mầm non; đến năm 2012: 100% xã đặc biệt khó khăn đều có trường mầm non và đủ phòng học cho trẻ mầm non tại thôn, khe, bản; đến năm 2015: 100% trường, lớp mầm non đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non từ 11% năm 2007 xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới 7% năm 2015 và dưới 4% vào năm 2020; tăng tỷ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển từ 70% năm 2007 lên 85% vào năm 2010, 97% năm 2015 và 99% vào năm 2020. Đảm bảo các điều kiện để 70% trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non được bán trú tại trường vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020.

- Tăng tỷ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non được cung cấp và áp dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 70% năm 2007 lên 80% vào năm 2010, 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Đẩy mạnh công tác thông tin - tuyên truyền về giáo dục mầm non:

- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình và toàn xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong chiến lược phát triển nguồn lực con người.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin - truyền thông đến gia đình, cộng đồng về giáo dục mầm non và những kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin - truyền thông về giáo dục mầm non.

2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non:

- Chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non nêu trong Quyết định số 1702/2006/QĐ-UBND ngày 19/6/2006 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010. Nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non theo hướng liên thông giữa các chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non và nhu cầu xã hội; chú trọng việc tuyển sinh và đào tạo giáo viên mầm non theo địa chỉ phục vụ nhu cầu giáo viên tại chỗ và dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.

- Bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non, đảm bảo 100% cán bộ quản lý trường mầm non và cán bộ phụ trách giáo dục mầm non các cấp được bồi dưỡng quản lý nhà nước hoặc quản lý chuyên ngành.

[...]