Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 6139/QĐ-BCT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 6139/QĐ-BCT
Ngày ban hành 28/08/2013
Ngày có hiệu lực 28/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 6139/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THƯƠNG NHÂN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1101/TTg-KTTH ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được xây dựng trên nguyên tắc xác định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và là lĩnh vực ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia, lợi ích của người tiêu dùng gạo trong nước và người nông dân sản xuất lúa.

2. Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo góp phần đảm bảo sự ổn định, bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, gắn hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với phát triển sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả xuất khẩu.

3. Nhà nước kiểm soát, định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên phạm vi cả nước. Định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu tại các địa phương có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu lúa gạo hàng hóa với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh của thương nhân phù hợp, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế, phù hợp với thực tiễn tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trong nước từng thời kỳ.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung

a) Xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay.

b) Góp phần định hướng hoạt động đầu tư, tránh đầu tư tràn lan, gây lãng phí, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Cụ thể hóa các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, gồm tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo và địa bàn xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; định hướng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết, đặt hàng tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với hộ nông dân trồng lúa theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

d) Thiết lập công cụ quản lý Nhà nước để góp phần thực hiện tốt mục nêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo; đảm bảo tính thông suốt của thị trường lúa gạo trong nước, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa và sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Từ nay đến năm 2015: Kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn; từng bước củng cố, phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu.

b) Từ sau năm 2015: Điều chỉnh số lượng đầu mối và địa bàn hoạt động phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ; tập trung phát triển, nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Đối tượng quy hoạch

Các thương nhân tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo hội đủ các tiêu chí điều kiện của Quy hoạch này.

2. Tiêu chí quy hoạch

2.1. Tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận)

[...]