Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 61/2007/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010

Số hiệu 61/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/05/2007
Ngày có hiệu lực 17/05/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Phan Đình Trạc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bất động sản,Tài chính nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 07 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 172/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của HĐND tỉnh Nghệ An khoá XV, kỳ họp thứ 8 về một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010;

Xét đề nghị của Sở Lao động -TB&XH Nghệ An tại Tờ trình số 448/TTr-LĐTBXH ngày 11/4/2007 (Sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp và các ngành liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010, như sau:

1. Đối tượng áp dụng: Là lao động nông nghiệp trong độ tuổi theo quy định của pháp luật thuộc các hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hồi chiếm từ 30% trở lên trên tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.

b) Diện tích còn lại ít hơn mức bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp / một lao động nông nghiệp của xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi.

2. Một số chính sách hỗ trợ:

a) Hỗ trợ học nghề với một trong các hình thức sau:

- Hỗ trợ cho lao động trong độ tuổi thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và mất việc làm học nghề ngắn hạn để tìm việc làm và tự tạo việc làm là 300.000 đồng /tháng /người và tối đa không quá 03 tháng.

- Miễn học phí cho những người học nghề dài hạn thuộc các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và thời gian học tối đa không quá 18 tháng.

- Hỗ trợ cho người học nghề thông qua việc cấp từ ngân sách tỉnh cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp chưa qua đào tạo nghề và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn và dài hạn nói trên để tổ chức dạy nghề, mức hỗ trợ đào tạo nghề tại doanh nghiệp là 200.000 đồng /tháng /người, tối đa không quá 6 tháng.

b) Hỗ trợ giáo dục định hướng và học ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động:

Lao động bị mất việc làm do thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ kinh phí giáo dục định hướng và học ngoại ngữ là 450.000 đồng /người (nếu đã được hỗ trợ học nghề tại Điểm a nói trên, thì không được hưởng khoản này).

c) Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi:

Hàng năm tuỳ thuộc khả năng ngân sách, tỉnh trích từ nguồn bổ sung vào Quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ cho các hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, vay vốn giải quyết việc làm hoặc đi xuất khẩu lao động với lãi suất ưu đãi. Mức vay tối đa không quá 20.000.000 đồng /hộ.

3. Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí để hỗ trợ và cho vay theo các chính sách nói trên hàng năm được trích từ ngân sách tỉnh.

4. Quản lý chi trả:

a) Sở Tài chính thực hiện việc cấp phát kinh phí theo dự toán chi ngân sách được duyệt hàng năm qua Sở Lao động TB &XH để quản lý thực hiện chính sách theo quy định cho người lao động.

b) Sở Lao động - TB&XH căn cứ vào số lượng đối tượng được hưởng các chính sách quy định tại mục 2, Điều này (do các cơ sở, các đơn vị trực tiếp thực hiện đào tạo, xuất khẩu lao động lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn và huyện, thành, thị xã) để thanh toán kinh phí.

c) Kinh phí hỗ trợ cho người lao động được cấp thanh toán cho các cơ sở đào tạo, các đơn vị xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông trên cơ sở đối tượng thực tế tham gia học nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng (không thanh toán trực tiếp cho người lao động).

d) Kinh phí cho vay giải quyết việc làm hoặc đi xuất khẩu lao động, do Sở Tài chính chuyển cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh quản lý để thực hiện cho vay theo quy định trên cơ sở danh sách do Sở Lao động - TB&XH xác nhận.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động - TB&XH:

[...]