Quyết định 61/2003/QĐ-BTC ban hành Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 61/2003/QĐ-BTC
Ngày ban hành 25/04/2003
Ngày có hiệu lực 15/05/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Giao thông - Vận tải

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 61/2003/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 61/2003/QĐ-BTC NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2003 BAN HÀNH BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 1665/GTVT-PC ngày 24/4/2003 và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển.

Điều 2: Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải có trách nhiệm tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định sau đây:

a. Cảng vụ Hàng hải được thu phí trọng tải; phí neo đậu tại vũng, vịnh, phí sử dụng cầu, bến, phao neo do Ngân sách Nhà nước đầu tư và do cơ quan cảng vụ quản lý; lệ phí ra vào cảng biển; lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải) và được trích để lại 35% trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được. Cục Hàng hải Việt Nam được phép điều hoà kinh phí để lại chi giữa các đơn vị Cảng vụ.

b. Bảo đảm An toàn Hàng hải Việt Nam được thu phí bảo đảm hàng hải và được để lại 100% tổng số tiền phí thu được.

c. Các công ty Hoa tiêu Hàng hải được thu phí hoa tiêu và thực hiện chế độ tài chính theo qui định hiện hành.

Việc quản lý sử dụng số tiền phí, lệ phí được trích theo quy định tại tiết a, b và c Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 3: Các mức phí neo đậu tại vũng, vịnh, phí sử dụng cầu bến, phao neo không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho các doanh nghiệp cảng biển và phí bảo đảm hàng hải các luồng chuyên dùng của các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính và giá dịch vụ cảng biển quy định tại Quyết định này đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2003; Các quy định về phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển tại Quyết định số 48/2001/QĐ/BTC ngày 28/5/2001, Quyết định số 129/2002/QĐ-BTC ngày 8/10/2002 của Bộ Tài chính, Quyết định số 85/2000/QĐ-BVGCP ngày 10/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ và các qui định khác trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 5: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển; Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2003/QĐ/BTC ngày 25/4/2003 của Bộ Tài chính)

A. QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Biểu phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển này (sau đây gọi tắt là phí, giá dịch vụ cảng biển) được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ hoạt động vận tải hàng hoá (kể cả container), hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam, vận tải quá cảnh Việt Nam, vận tải trung chuyển quốc tế và vận tải vào hoặc ra khu chế xuất (gọi chung là vận tải quốc tế) thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, ra hoặc vào khu chế xuất do người vận chuyển (hoặc người được người vận chuyển uỷ thác) thanh toán phí, giá dịch vụ cảng biển;

3. Hành khách (kể cả thuyền viên, sỹ quan của tàu khách) từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại;

II. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TÍNH PHÍ, GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN:

Đồng tiền thu phí, giá dịch vụ cảng biển được qui định bằng Đô la Mỹ (USD). Việc thanh toán phí, giá dịch vụ cảng biển thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ ra loại tiền Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

III. ĐƠN VỊ TÍNH PHÍ, GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VÀ CÁCH QUY TRÒN:

Mức thu phí, giá dịch vụ cảng biển được tính trên cơ sở tổng dung tích (GROSS TONNAGE - GT); công suất máy chính được tính bằng mã lực (HORSE POWER - HP) hoặc KWAT (KW) của tàu thuỷ; thời gian được tính bằng giờ, ngày; khối lượng hàng hoá được tính bằng tấn hoặc m3; container được tính bằng chiếc; khoảng cách tính bằng hải lý, cụ thể:

[...]