ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 608/QĐ-UBND
|
Thái Bình, ngày 03 tháng 04 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2013 VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐƯA HÀNG
VIỆT VỀ NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 37/2006/NĐ-CP
ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 25/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2013
và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Quảng bá, giới thiệu thành tựu và
tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh
Thái Bình. Thu hút các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong nước và
ngoài nước quan tâm, hợp tác, đầu tư tại Thái Bình.
- Giúp các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh
tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại: Quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản
phẩm, doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, mở rộng
thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của địa phương.
- Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ
Chính trị, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối tại
thị trường nông thôn, xây dựng niềm tin vào sản phẩm nội địa của
người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Thu thập xử lý thông tin công nghiệp,
thương mại phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.
- Phát triển thị trường, mặt hàng xuất
khẩu mới, tăng thị phần/kim ngạch tại những thị trường xuất khẩu truyền thống.
Củng cố, phát triển và xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ.
2. Yêu cầu:
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại
xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với khả năng tham gia và năng lực
sản xuất, kinh doanh, đáp ứng thị trường của doanh nghiệp.
- Xác định rõ cơ cấu, quy mô chương
trình xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp,
đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. Chú
trọng các hoạt động xúc tiến thương mại tại tỉnh ngoài và nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên
truyền, tìm kiếm bạn hàng để ký kết hợp đồng. Huy động tối
đa các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong tỉnh tham gia bằng các nguồn lực
của tỉnh, của huyện, thành phố và của doanh nghiệp.
- Thu hút được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ
trợ của các Bộ, ngành, các tỉnh.
- Giữ vững an ninh, trật tự an toàn
xã hội.
- Tổ chức đoàn đi khảo sát đạt hiệu quả,
giúp học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh.
- Các chương trình xúc tiến thương mại
phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao, tiết kiệm chi
phí.
II. Nội dung kế hoạch xúc tiến
thương mại năm 2013.
1. Tổ chức, tham gia các chương trình trong tỉnh, trong nước:
1.1. Tổ chức Hội chợ Mừng Đảng - Mừng
Xuân Thái Bình 2013 tại thành phố Thái Bình và Chương trình bình ổn giá cả thị
trường Tết Quý Tỵ 2013 tại Hội chợ:
- Thời gian: Từ ngày 31/01/2013 đến
ngày 05/02/2013.
- Địa điểm: Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
- Quy mô: Hội chợ có 130 gian hàng với
sự tham gia của 72 doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài tỉnh. Trong Hội chợ
có Điểm bán hàng bình ổn giá với quy mô 25 gian hàng để phục
vụ nhân dân mua sắm hàng hóa đón tết Nguyên đán Quý Tỵ.
1.2. Tổ chức Hội chợ Thương mại hàng
Việt - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề các tỉnh đồng bằng sông Hồng
2013:
- Thời gian: Tháng 6/2013
- Địa điểm: Nhà văn hóa lao động tỉnh
- Quy mô: Khoảng 150 gian hàng của gần
80 doanh nghiệp tham gia với các sản phẩm thương hiệu Việt Nam, các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ và làng nghề của các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013.
1.3. Tổ chức Hội chợ Nông nghiệp Quốc
tế đồng bằng Bắc bộ 2013 (đề nghị Bộ Công Thương đưa vào Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia năm 2013).
- Thời gian: Tháng 11/2013
- Địa điểm: Quảng trường 14/10, thành
phố Thái Bình.
- Quy mô: Khoảng trên 400 gian hàng của
trên 200 doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước tham gia. Ngoài
ra, còn có các khu triển lãm sinh vật cảnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu trưng
bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh, khu triển lãm thành tựu kinh tế xã hội của 8 huyện, thành phố.
1.4. Tổ chức tham gia 15 Hội chợ triển
lãm trong nước:
Tại mỗi hội chợ, Sở Công Thương tổ chức
khu gian hàng tỉnh Thái Bình với quy mô từ 4 đến 8 gian
hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu của Thái Bình về
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch
vụ.
1.5. Hỗ trợ thực hiện đề án tiêu thụ
nông sản thực phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng
Chính phủ:
- Thường xuyên nắm bắt tình hình, hỗ
trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân, nhất là tại các xã xây dựng nông
thôn mới tìm hiểu, tư vấn ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu
thụ nông sản thực phẩm.
- Đẩy mạnh thực hiện hợp tác liên kết
giữa Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chú trọng thị trường đô thị lớn.
2. Tổ chức các
chương trình xúc tiến xuất khẩu:
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin về thị
trường, thông tin về các hoạt động xúc tiến tại nước ngoài cho các doanh nghiệp
trong tỉnh.
- Tiếp tục cung cấp thông tin, tư vấn
và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm
hàng hóa và xúc tiến đầu tư sang Lào.
- Phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại
(Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số doanh nghiệp
tại Nga cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp của tỉnh đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga.
2.1. Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp của
tỉnh khảo sát thị trường Lào: Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của
Thái Bình tại Lào, tìm kiếm đối tác hợp tác sản xuất, kinh doanh, xúc tiến hợp
tác, đầu tư, liên doanh - liên kết phát triển sản xuất của Thái Bình với doanh
nghiệp, nhà đầu tư tại Lào. Gặp gỡ giao dịch trực tiếp với nhà phân phối để xác
định được các cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thời gian: Tháng 7/2013, thời gian
diễn ra Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2013.
- Địa điểm: Tại Thủ đô Viêng Chăn,
Champassak và các tỉnh Nam Lào.
- Thành phần: Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo
các sở, ngành, lãnh đạo doanh nghiệp.
- Số lượng: 15 người
2.2. Tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Hội chợ Thương mại Việt Nam - Campuchia.
- Thời gian: Tháng 9/2013
- Địa điểm: Tại Thủ đô Phnom Penh,
Campuchia.
- Quy mô: Hội chợ có quy mô khoảng
300 gian hàng, khu gian hàng của tỉnh có quy mô 4 gian hàng tiêu chuẩn trưng
bày giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, thế mạnh của tỉnh và có tiềm năng xuất
khẩu sang thị trường Campuchia.
3. Các chương
trình xúc tiến thương mại khác:
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
thương mại điện tử thông qua việc quảng bá, giới thiệu trên trang website của Sở
Công Thương và hỗ trợ thực hiện đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử
cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh các ứng dụng thương mại điện tử
như: Website, tham gia các sàn giao dịch điện tử giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các lớp học và hội thảo,
đặc biệt là các hội thảo về nông nghiệp trong thời gian diễn ra Hội chợ Nông
nghiệp Quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2013.
- Duy trì hoạt động phòng trưng bày
giới thiệu sản phẩm, tiếp tục mở rộng hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm
cho sản phẩm của doanh nghiệp Thái Bình.
- Phát hành bản tin Công nghiệp -
Thương mại 2 tuần 1 số, mỗi số 200 bản gửi tới lãnh đạo tỉnh,
các sở, ban, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Viết tin bài về hoạt động công
nghiệp, thương mại của địa phương để đưa lên bản tin, website của
ngành, của tỉnh, của Bộ Công Thương.
- Trao đổi, cung cấp thông tin về giá
cả thị trường, thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh cho Bộ
Công Thương, Trung tâm thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật
lên trang website của Bộ Công Thương và website của tỉnh.
- Thu thập thông tin giá cả các mặt
hàng thiết yếu như mặt hàng lúa gạo, thực phẩm (thịt lợn, bò, gà), phân bón, đường,
thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng trong tỉnh Thái Bình, cập nhật liên tục giá cả
hàng ngày (trước 11h trưa) gửi thông tin lên Vụ Thị trường
trong nước, Bộ Công Thương.
- Duy trì và cập nhập kịp thời thông
tin lên cổng thông tin điện tử của ngành Công Thương được tích hợp trên cổng
thông tin của tỉnh.
4. Tổ chức Chương
trình hàng Việt về nông thôn Thái Bình 2013:
- Đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; người
Thái Bình ưu tiên dùng hàng Thái Bình, Chương trình hàng Việt về nông thôn trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Tổ chức 02 đợt đưa hàng Việt về
nông thôn Thái Bình (đã đề nghị Bộ Công Thương đưa vào Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia năm 2013):
+ Thời gian, địa điểm: Mỗi đợt tổ chức
3 ngày:
• Đợt 1 vào dịp ngày thương binh liệt
sỹ 27/7 tại huyện Hưng Hà
• Đợt 2 vào dịp 14/10 tại huyện Kiến
Xương
+ Quy mô: Dự kiến mỗi đợt có khoảng 50 gian hàng với sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp
Việt Nam
+ Sản phẩm tham gia: Các mặt hàng thiết
yếu, phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt, học tập; các mặt hàng điện tử, điện
máy; hàng nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm chế biến; thức ăn chăn
nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm cơ khí, máy
móc phục vụ nông nghiệp và cơ giới hóa nông thôn; nguyên vật liệu, thiết
bị xây dựng, trang trí nội, ngoại thất; hàng may mặc, thời trang;
hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm.
+ Nội dung Chương trình:
• Tuyên truyền vận động người tiêu
dùng nông thôn dùng hàng Việt Nam.
• Phối hợp với Sở Y tế và các công ty
dược của tỉnh tổ chức vận động người Thái Bình ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
• Tổ chức đợt đưa hàng Việt về nông
thôn bán hàng chính hãng có ưu đãi.
• Tư vấn tiêu dùng.
• Vận động doanh nghiệp có quà tài trợ
cho các gia đình chính sách xã hội.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2013 và Chương trình đưa hàng
Việt về nông thôn, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu, mục
tiêu đề ra; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc
Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành
và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN, TH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Sinh
|
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2013 VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐƯA HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN
Số
TT
|
Nội
dung
|
Kinh
phí hỗ trợ (đồng)
|
Ghi
chú
|
1
|
Hội chợ mừng Đảng - mừng Xuân Thái
Bình 2013
|
107.500.000
|
- UBND tỉnh đã phê duyệt từ nguồn vốn
khuyến thương 2013.
|
2
|
Hội chợ Thương mại hàng Việt - sản
phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề các tỉnh đồng bằng
sông Hồng
|
40.000.000
|
- UBND tỉnh đã phê duyệt từ nguồn vốn
khuyến thương 2013.
|
3
|
Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế đồng bằng
Bắc Bộ 2013
|
290.000.000
|
- UBND tỉnh đã phê duyệt từ nguồn vốn
khuyến thương 2013.
- Đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ 1.184.500.000
đồng từ nguồn vốn xúc tiến thương mại quốc gia 2013.
|
4
|
Tham gia 15 Hội chợ triển lãm trong nước
|
500.000.000
|
|
5
|
Hỗ trợ thực hiện đề án tiêu thụ
nông sản thực phẩm
|
50.000.000
|
- UBND tỉnh đã phê duyệt từ nguồn vốn
khuyến thương 2013.
|
6
|
Tham gia Hội chợ tại Lào
|
170.000.000
|
|
7
|
Tham gia Hội chợ tại Campuchia
|
120.000.000
|
- UBND tỉnh đã phê duyệt từ nguồn vốn
khuyến thương 2013.
|
8
|
Khảo sát thị trường tiềm năng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh
|
260.000.000
|
|
9
|
Chương trình đưa hàng Việt về nông
thôn (2 đợt)
|
240.000.000
|
- Đề nghị Bộ
Công Thương hỗ trợ 140.000.000 đồng từ nguồn vốn xúc tiến thương mại quốc gia
2013.
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ: 1.777.500.000
đồng; trong đó đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến thương của tỉnh
năm 2013 là 607.500.000 đồng; hỗ trợ tiếp để thực hiện kế hoạch là
1.170.000.000 đồng.
- Đã đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ từ
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2013 là 1.324.500.000 đồng.