Quyết định 6076/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 6076/QĐ-BCT
Ngày ban hành 15/10/2012
Ngày có hiệu lực 15/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6076/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM-LÀO ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 ca Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tống thể phát triển kinh tế- xã hội đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Thực hiện ch đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản s 5745/VPCP-QHQT ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ về việc quy hoạch phát trin mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào phải đảm bảo phát huy được vai trò của các loại hình chợ với nhiu công năng, kết hp truyền thống với hiện đại hóa lưu thông hàng hóa để thúc đy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập và cht lượng sống của cư dân biên giới, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa khu vực biên giới với các khu vực khác của mỗi nước.

2. Phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào hp lý và có trọng điểm, vừa khai thác được các lợi ích thương mại biên giới tương thích với các điều kiện, yếu tố phát triển kinh tế, xã hội, góp phn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong các chủ trương, chính sách của hai nước Việt Nam và Lào về phát triển thương mại biên giới, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội, phát triển thương mại của địa phương và quy hoạch của các ngành kinh tế, giao thông, đất đai; vừa giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của khu vực biên giới hai nước, góp phần củng c và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc Việt Nam và Lào.

3. Phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào hiệu quả và bền vững, phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng chợ; đảm bảo trình độ chuyên nghiệp trong quản lý chợ và tăng cường cơ sở vật cht-kỹ thuật, từng bước áp dụng các phương thức giao dịch, kinh doanh hiện đại; Nhà nước tiếp tục tăng cường hỗ trợ đầu tư, đồng thời từng bước đẩy nhanh xã hội hóa trong đầu tư phát triển chợ cửa khẩu ở những nơi thuận lợi; đảm bảo phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị của hai dân tộc Việt Nam và Lào, giữ gìn an ninh biên giới và bảo vệ môi trường.

4. Phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào phải có sự phối hợp liên ngành, liên cấp của hai nước đ hoàn thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế miền núi, biên giới phát triển theo hướng thương mại hóa, mở rộng việc chuyển dịch lao động sang khu vực dịch vụ và tạo việc làm mới ở khu vực biên giới, thu hút người dân và thương nhân đến tham gia hoạt động của chợ, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tng quát

Mục tiêu cơ bản phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào là nhằm đáp ứng yêu cầu trao đi, mua bán hàng hóa của cư dân hai bên biên giới và bảo đảm cho các thị trường hàng hóa ở khu vực biên giới được hình thành và phát trin ổn định. Thông qua hoạt động của mạng lưới chợ biên giới để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, nâng cao mức sống và tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho cư dân biên giới hai nước; kết hợp với phục vụ hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của thương nhân mà thúc đẩy phát triển thị trường và thương mại biên giới, gắn kết với thị trường trong và ngoài nước. Qua đó rút ngắn khoảng cách phát triển của vùng biên giới với các vùng khác của mỗi nước, góp phần xây dựng và thúc đy tuyến biên giới chung Việt Nam-Lào phát trin bền vững trong hòa bình hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào có kết cấu và được phân bố hợp lý; phương thức giao dịch được nâng cao, nhất là ở các chợ cửa khẩu; nâng cao trình độ quản lý chợ theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thông qua mạng lưới chợ biên giới, đáp ứng được 60-70% nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân hai bên biên giới; 60% nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ phục vụ kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam và Lào ở trong và ngoài khu vực biên giới. Bình quân hàng năm tại các chợ trong giai đoạn 2011-2015: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 19-20%, doanh thu bán buôn hàng hóa tăng 14-15%.

Hoàn thành 90% số lượng chợ thuộc hạng mục cải tạo (mở rộng và nâng cấp); xây dựng mới 60-70% số chợ dân sinh biên giới, bán lẻ hàng hóa phục vụ cư dân hai bên biên giới là chủ yếu và 40-50% số chợ cửa khẩu vừa bán lẻ, vừa thu gom tập trung và bán buôn phát luồng hàng hóa phục vụ cả hoạt động kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu của thương nhân hai nước trong và ngoài khu vực biên giới.

- Đến năm 2020, phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào toàn diện, bao gồm chợ biên giới các xã biên giới và cửa khẩu phụ hoạt động mua bán theo mô hình kinh doanh chuỗi và chợ phiên; chợ cửa khẩu ở cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính phát huy đầy đủ các chức năng của chợ bán buôn, bán lẻ tng hợp, áp dụng phương thức giao dịch và kinh doanh theo hướng hiện đại, hình thành mạng lưới phân phi hàng hóa thông suốt, quản lý chợ chuyên nghiệp, cấu trúc hợp lý và trang thiết bị đầy đủ.

Thông qua mạng lưới chợ biên giới, đáp ứng tuyệt đại bộ phận nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống thường ngày của cư dân hai bên biên giới, phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam và Lào trong và ngoài khu vực biên giới. Bình quân hàng năm, tại các chợ trong giai đoạn 2016-2020: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 15-16%, doanh thu bán buôn hàng hóa tăng 17-18%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển loại hình chợ biên giới (chợ dân sinh chuyên bán lẻ hoặc chủ yếu là bán lẻ) ở xã biên gii gắn với cửa khu phụ, lối mở qua biên giới để hình thành các điểm thị trường, bảo đảm thuận tiện và hiệu quả cao cho hoạt động mua bán, hình thành thói quen trao đi, mua bán hàng hóa qua chợ cho cư dân biên gii hai nước và thu hút thương nhân đến tham gia kinh doanh.

- Chợ biên giới là kênh phân phối hàng hóa chủ yếu cho cư dân biên gii hai nước nên cần hướng vào mục tiêu mở rộng các chuỗi kinh doanh để cung ứng hàng hóa thuận tiện cho người dân, tăng cường khai thác cơ sở vật chất của chợ để đáp ứng và kích thích nhu cầu về đời sống vật chất và văn hóa của cư dân biên giới, chú trọng phát huy tác dụng hỗ trợ của thương nhân ở các trung tâm kinh tế để phát trin các chuỗi cung ứng hàng hóa đến tận chợ biên giới.

- Đầu tư xây dựng chợ biên giới với quy mô nhỏ, xây dựng kiên cố và bán kiên cố, bố trí không gian kiến trúc phù hp với đặc điểm hoạt động mua bán, sản xuất, tiêu dùng và giao lưu văn hóa-xã hội ở từng nơi. Trong đó, cần chú trọng đến việc tạo mặt bằng, xây dựng nhà và nền chợ, dành diện tích (sân, bãi) thỏa đáng để cư dân biên giới hai nước trao đổi sản phm.

- Phát triển ngành hàng và lực lượng kinh doanh trong chợ biên giới theo hướng gia tăng số hộ kinh doanh cố định trên các chợ, đng thời khuyến khích các hộ tăng thời gian bán hàng trong ngày hoặc theo phiên chợ. Thu hút các thương nhân ở các trung tâm kinh tế phát trin các điểm bán lẻ đến tận chợ biên giới. Từng bước hình thành khu vực mua bán cho ngành hàng có sức phát triển nhanh.

- Vốn đầu tư phát triển chợ biên giới chủ yếu bng ngun vn hỗ trợ của Nhà nước; Đồng thời, kết hợp lồng ghép việc xây dựng các chợ biên giới với các dự án và chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác của Chính phủ đối với khu vực biên giới; Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ hợp tác, tài trợ quốc tế, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và các nguồn vn khác.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ