ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 606UB/QĐ
|
Lạng Sơn, ngày 30 tháng
8 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN “QUY
ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ-KHHGĐ
TỈNH LẠNG SƠN”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG
SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm
hành chính ngày 6/7/1995;
Căn cứ Nghị quyết HĐND khóa 12 kỳ
họp thứ 4 (từ ngày 10/7/1996 đến ngày 13/7/1996) về quy định một số chính
sách-Dân số-KHHGĐ;
Xét đề nghị của Ủy ban Dân số và Kế
hoạch hóa gia đình tỉnh Lạng Sơn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định
này bản “Quy định tạm thời về một số chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách
Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lạng Sơn”.
Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thị xã chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
UBQG DS&KHHGĐ(b/c)
- TT Tỉnh ủy (b/c)
- TT HĐND
- Như điều 2 (TH)
- Các Đ.thể, các TCXH (P.hợp)
- Tòa án ND, VKSND (P.hợp)
- Các ĐVTW đóng trên Đ.bàn tỉnh
- CT, PCT UBND
- CPVP, các tổ CV
- Lưu: VT.
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH
Dương Công Đá
|
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG,
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ-KHHGĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 606 UB/QĐ ngày 30/8/1996).
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ
là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đoàn thể nhân dân, tổ
chức xã hội, lực lượng vũ trang và nhân dân, nhằm giảm nhanh tỷ lệ phát triển
dân số, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh.
Điều 2: Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ (kể cả đối tượng tạm trú trên địa bàn Lạng Sơn) phải đăng ký và thực hiện
chế độ chính sách về Dân số-KHHGĐ.
Điều 3: Các đơn vị và cá nhân thực hiện tốt
chế độ chính sách Dân số-KHHGĐ sẽ được khen thưởng, ngược lại nếu vi phạm thì
bị xử phạt.
Chương II:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Số con của mỗi cặp vợ chồng.
1- Mỗi cặp vợ chồng được sinh không quá 2 con.
2- Trường hợp sinh lần thứ nhất mà sinh đôi, sinh
ba... thì không được sinh tiếp; trường hợp đã có 1 con, lần thứ hai sinh đôi,
sinh ba... thì không coi là vi phạm quy định này.
3- Các cặp vợ chồng đã có 2 con, nếu sau đó có 1 hoặc
2 con bị tai nạn bị bệnh dẫn đến tàn tật mất khả năng lao động, thì được sinh
con thứ ba.
4- Cặp vợ chồng khi kết hôn đã có con riêng, chỉ được
sinh một con chung.
5- Trường hợp người phụ nữ có nguyện vọng thực hiện
quyền làm mẹ chỉ được sinh 1 con.
Điều 5: Khuyến khích phụ nữ từ 22 tuổi trở
lên mới sinh con đầu lòng và sinh con thứ hai cách con thứ nhất từ 3 đến 5 năm.
Điều 6: Quản lý và đăng ký thực hiện KHHGĐ.
1- Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều phải đăng
ký thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về Dân số-KHHGĐ.
- Mọi công dân, bao gồm: Công nhân viên chức, cán bộ,
chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân đều phải đăng ký tại UBND xã, phường,
thị trấn (có thể thông qua cán bộ tuyên truyền viên DS-KHHGĐ hoặc đến trực tiếp
UBND xã, phường, thị trấn).
- Các công dân, khi đăng ký kết hôn, đồng thời phải đăng
ký thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về Dân số-KHHGĐ.
2- Cơ quan Dân số-KHHGĐ các cấp chịu trách nhiệm hướng
dẫn và quản lý đối tượng đăng ký thực hiện KHHGĐ thuộc phạm vi cấp mình quản
lý.
Điều 7: Chế độ chính sách khuyến khích thực
hiện KHHGĐ.
1- Cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai được
hưởng chế độ theo quy định của Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia Dân số và KHHGĐ, gồm
các trường hợp sau:
a) Thực hiện đình sản (nam, nữ), đặt dụng cụ tử cung.
b) Tai biến kỹ thuật do đình sản, đặt tháo dụng cụ tử
cung, nạo hút thai.
c) Bị vỡ kế hoạch sau đình sản đặt dụng cụ tử cung,
tiêm, cấy thuốc tránh thai.
d) Người phụ nữ trước và sau khi đình sản, đặt dụng
cụ tử cung bị mắc bệnh phụ khoa thông thường.
Nếu là công chức-viên chức được hưởng các quyền lợi
và nghỉ theo chế độ hiện hành.
2- Cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có 2 con trở
lên nếu vợ (hoặc chồng) tự nguyện thực hiện đình sản thì được bồi dưỡng một lần
và được cấp thẻ bảo hiểm (Bảo Việt) theo quy định của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ.
3- Cán bộ, nhân viên y tế làm dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ
hưởng phụ cấp phẫu thuật theo quy định hiện hành.
Chương III:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT
Điều 8: Khen thưởng:
1- Đối với cá nhân:
a) Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nếu 22 tuổi
trở lên mới sinh con đầu lòng mà đăng ký chỉ sinh 1 con thì từ thời gian con
tròn 6 tuổi trở lên, được các cấp chính quyền xét khen thưởng.
Trường hợp đã được khen thưởng theo quy định trên nhưng
sau đó sinh con thứ 2 thì phải hoàn trả lại tiền thưởng đã nhận.
b) Cán bộ trực tiếp chỉ đạo thực hiện chính sách
DS-KHHGĐ ở các thôn, bản, xã, phường, thị trấn có thành tích xuất sắc, trong năm
đơn vị không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được đề nghị khen thưởng theo
chế độ hiện hành.
2- Đối với tập thể:
a) Các xã, phường, thị trấn trong 2 năm liền không có
người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Các thôn bản khối phố nếu có thành tích xuất sắc cũng được xét khen thưởng theo
chế độ hiện hành.
b) Mỗi năm chọn một huyện hoặc thị xã có mức giảm
sinh nhanh nhất và tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp nhất thì được xét thưởng, mức thưởng
từ 2.000.000đ đến 4.000.000đ.
Điều 9: Xử phạt.
1- Đối với cá nhân:
a) Cặp vợ chồng vi phạm quy định về chính sách Dân
số-KHHGĐ thì cả vợ và chồng đều bị xử phạt như sau:
- Trường hợp sinh con thứ 3 trở lên:
+ Đối với công chức, viên chức thì thi hành kỷ luật
một cách nghiêm túc, có thể phải buộc thôi việc.
+ Các đối tượng khác: nộp phạt một lần từ 200.000 đồng
đến 500.000 đồng và phải chọn 1 biện pháp tránh thai thích hợp cho vợ hoặc
chồng.
b) Cán bộ nhân viên y tế làm dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ để
xảy ra tai biến và cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ nếu do thiếu tinh thần
trách nhiệm; gây ảnh hưởng xấu đến phong trào thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ
bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
c) Nghiêm cấm việc hành nghề dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ
trái phép. Những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Đối với tập thể:
a) Trong năm đơn vị có người sinh con thứ 3 trở lên
thì năm đó không được xét thưởng và tặng các danh hiệu thi đua.
b) Đơn vị, địa phương nào báo cáo thực hiện kế hoạch
dân số-KHHGĐ hàng năm không chính xác hoặc cố ý báo cáo sai để được khen thưởng
thì phải hoàn lại số tiền thưởng đã nhận và bị xử lý theo các quy định của Nhà
nước.
Chương IV:
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, HÌNH
THỨC XỬ PHẠT
Điều 10: Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, có
quyền: Phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các đối tượng là nhân
dân (không phải là công chức, viên chức) vi phạm chế độ, chính sách Dân số-KHHGĐ
thuộc địa bàn do mình quản lý.
Điều 11: Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có quyền: Phạt
tiền trên 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với đối tượng là nhân dân vi
phạm quy định về chế độ, chính sách Dân số-KHHGĐ trong phạm vi địa bàn mình
quản lý.
Điều 12: Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
tỉnh:
Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về chế độ, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Xử
lý kỷ luật đối với lãnh đạo các cấp, các ngành và cán bộ do tỉnh quản lý vi
phạm chế độ, chính sách Dân số-KHHGĐ.
Điều 13: Thẩm quyền xử phạt của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế; tổ chức đoàn thể xã hội và lực lượng vũ trang:
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, các đoàn thể nhân dân và lực lượng vũ trang áp dụng cá hình thức
kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị mình quản lý vi phạm chế độ,
chính sách Dân số-KHHGĐ theo mục a khoản 1 điều 9 của quy định này.
Điều 14: Thủ tục phạt tiền:
1- Việc phạt tiền của những người có thẩm quyền ghi
tại điều 10, 11, 12 của quy định này phải theo đúng quy định tại điều 47, 48
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995.
2- Các cá nhân bị phạt tiền đều phải nộp tiền tại nơi
ghi trong quyết định xử phạt, nộp đúng thời hạn quy định và được nhận biên lai
thu tiền phạt; trường hợp không nộp đúng thời gian quy định thì bị cưỡng chế
thi hành.
Điều 15: Trình tự xét các hình thức kỷ luật.
Công chức, viên chức Nhà nước vi phạm chế độ, chính
sách Dân số-KHHGĐ, thì áp dụng theo trình tự xét, kỷ luật theo các quy định của
Nhà nước hiện hành.
Chương V:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH
PHÍ
Điều 16: Hàng năm Ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh chủ
trì phối hợp với Sở Y tế cùng Sở Tài chính-vật giá xây dựng kế hoạch cụ thể
trình UBND tỉnh duyệt ngân sách hỗ trợ cho công tác Dân số-KHHGĐ.
Điều 17: Các khoản tiền phạt thu nộp vào
ngân sách địa phương để cấp bổ sung cho công tác Dân số-KHHGĐ.
Tiền thưởng cho tập thể và cá nhân theo quy định này được
trích từ ngân sách của tỉnh cấp cho công tác Dân số-KHHGĐ.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh trích một phần quỹ
phúc lợi dành cho hoạt động và khen thưởng việc thực hiện chế độ chính sách Dân
số-KHHGĐ.
Điều 18: UBND các cấp, Thủ trưởng các đơn vị
có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thường xuyên việc thi hành chế độ thưởng,
phạt theo đúng thẩm quyền, quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện
hành.
Chương VI:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19: Chủ nhiệm Ủy ban Dân số-KHHGĐ tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn, tổ chức thực hiện bản
Quy định này.
Điều 20: Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc
tỉnh, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã xây dựng kế hoạch triển khai và chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy định
này.
Các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền
bằng mọi hình thức nội dung bản Quy định này đến mọi người dân.
Điều 21: Bản Quy định này có hiệu lực kể từ
ngày 01/5/1997. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã báo cáo UBND
tỉnh để xem xét điều chỉnh, bổ sung./.