Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 về bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 605/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/10/2021
Ngày có hiệu lực 04/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Mạnh Tuấn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 605/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 04 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ SUNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và côn g trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 274-TB/TU ngày 08/9/2021.

Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 19/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 152/TTr-SVHTTDL ngày 10/9/2021 về việc bổ sung Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là tên đường, phố, công trình công cộng bổ sung vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (có Danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn tỉnh về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2; (thực hiện)
- Bộ VHTT&DL; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Đoàn ĐBQH tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CV: THVX; QHĐT&XD; KT;
- Lưu VT, THVX (Giang).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Mạnh Tuấn

 

DANH MỤC

TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG BỔ SUNG VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh)

I. Các sự kiện lịch sử, cách mạng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

TT

Tên sự kiện

Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện

Tóm tắt nội dung sự kiện

Tên đường, phố, công trình công cộng

1

Thành lập chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang

Chiều ngày 20/3/1940, tại nhà cụ Cả Kiến, xóm 15, xã Ỷ La, thị xã Tuyên Quang (nay là tổ 12, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang)

Tổ chức lễ thành lập chi bộ Mỏ Than, gồm 7 thành viên; đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm Bí thư chi bộ.

Mỏ Than

2

Ngày họp Đại hội quốc dân, góp phần đưa Cách mạng Tháng Tám thành công

Ngày 16/8/1945, tại xã Tân Trào huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự đại hội có hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội quy định Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam

16/8

II. Các sự kiện, địa danh tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang

TT

Tên sự kiện, địa danh

Tóm tắt nội dung sự kiện, địa danh

Tên đường, phố, công trình công cộng

1

Soi Hồng Lương

Soi Hồng Lương, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang là nơi chi bộ Mỏ Than và cán bộ Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức các cuộc họp và cất giấu truyền đơn, tài liệu phục vụ cách mạng vào những năm 1940-1943. Ngày 15/02/1942, địch bao vây khu vực soi, bắt đi 11 người, sau đó 15 ngày lại bắt thêm 6 người nữa. Trong số 11 người bị địch tra tấn dã man và phải chịu cảnh tù đầy cực khổ, 10 người đã chết. Tháng 3/1943, thực dân Pháp tiến hành một đợt khủng bố gắt gao tàn bạo hơn. Có tới 100 người bị bắt, cả đảng viên và quần chúng. Trong số những người bị bắt có nhiều tấm gương bất khuất, trung thành với cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Truyền thống đấu tranh cách mạng những năm tháng ấy đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước trong các tầng lớp người lao động ở Tuyên Quang.

Hồng Lương

2

Di tích Đồn Đăng Châu

Tại đây, đã diễn ra các trận đánh giành chính quyền cấp huyện sớm nhất trong cả nước sau chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 9 tháng 3 năm 1945. Trận đánh giải phóng đồn Đăng Châu là sự thử sức lớn đầu tiên của quân Cách mạng, là biểu hiện rõ nét của tình thế Cách mạng tháng Tám: Từ khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chiến thắng đồn Đăng Châu cho thấy sự nhạy bén, kịp thời nắm được thời cơ của Đảng ta, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, chủ động và sáng tạo của khu ủy Phân khu B Nguyễn Huệ, chứng tỏ xu thế và sự phát triển của cách mạng cũng như sự lớn mạnh của quân dân ta….

Đăng Châu

3

Chiến thắng Khe Lau

Di tích Chiến thắng Khe Lau nằm trên địa phận tổ dân phố Hồng Thái, thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn. Tại đây, ngày 10/11/1947, dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Khu X, Trung đội pháo binh Khu X phối hợp với Trung đoàn 112 Hà Tuyên cùng bộ đội, du kích địa phương đã đánh chặn cánh quân Pháp trên đường rút lui từ Chiêm Hoá về Tuyên Quang. Tiêu diệt hơn 200 tên địch, bắn chìm 02 tàu chiến LTC và 01 ca nô. Chiến thắng Khe Lau được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là một trong mười trận thắng lớn của quân và dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, góp phần phá sản âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 2001 di tích Chiến thắng Khe Lau được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

Chiến thắng Khe Lau

4

Chiến thắng Km7

Di tích Chiến thắng Km7 nằm trên địa phận thôn 5, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn. Là nơi Đội tự vệ thị xã Tuyên Quang đã phục kích chặn đánh thực dân Pháp bằng địa lôi (ngày 22 tháng 10 năm 1947), tiêu diệt 70 tên địch, góp phần làm nên chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 của quân và dân ta.

Chiến thắng Km7

5

Thắng Quân

Theo bản kê khai các huyện và các xã tỉnh Tuyên Quang ngày 30/6/1948 của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Tuyên Quang có 36 xã, trong đó có xã Thắng Quân thuộc huyện Yên Sơn. Ngày 27/4/2021 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập các thị trấn thuộc tỉnh Tuyên Quang. Điều chỉnh địa giới hành chính trên cơ sở toàn bộ 29,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 22.041 người của xã Thắng Quân và một số thôn thuộc xã Lang Quán, Tứ Quận để thành lập thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn. Tên xã Thắng Quân đến nay vẫn đi vào tiềm thức của nhân dân.

Thắng Quân

6

Lang Quán

Theo cuốn Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc kỳ và Danh mục các làng xã Bắc kỳ của tác giả Ngô Vi Liễn, năm 1927, xã Lang Quán thuộc tổng Lang Quán, huyện Yên Sơn. Tên xã Lang Quán vẫn giữ cho đến ngày nay. Xã Lang Quán có 27,24 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.463 người, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Tứ Quận; phía Nam giáp xã Chân Sơn và tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp huyện Hàm Yên và tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp thị trấn Yên Sơn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một số cơ quan bộ, ban, ngành về ở và làm việc tại đây.

Lang Quán

7

Tứ Quận

Theo bản kê khai các huyện và các xã tỉnh Tuyên Quang ngày 30/6/1948 của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Tuyên Quang có 36 xã, trong đó có xã Tứ Quận thuộc huyện Yên Sơn. Là một xã nằm giáp trung tâm huyện Yên Sơn, giáp huyện Hàm Yên, phía bắc và phía tây giáp huyện Hàm Yên; phía nam giáp xã Lang Quán và thị trấn Yên Sơn; phía đông giáp thị trấn Yên Sơn và xã Phúc Ninh. Hiện nay, xã Tứ Quận có 33,98 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.999 người. Tên xã Tứ Quận đã đi vào tiềm thức của nhân dân địa phương.

Tứ Quận

 

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ