Quyết định 604/QĐ-UBND năm 2022 về Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 604/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/05/2022
Ngày có hiệu lực 28/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 604/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 05 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Chỉ thị số 1651/CT-BNN-PCTT; số 1652/CT-BNN-TCTL ngày 18/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý đê điều, chuyển bị công tác hộ đê, chống lũ bão và tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thay thế cho Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3: (Thực hiện);
- Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp & PTNT; (Báo cáo)
- Ban Chỉ đạo QG PCTT; (Báo cáo)
- Ủy ban Quốc gia UPSCTT và TKCN; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh và TH tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Trưởng phòng: KT, TH; NC, VX, QH, THCB;
- Các CV: TH, NLN, TL;
- Lưu VT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Giang

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số: 604/QĐ-UBND ngày 28/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG

I. Điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế xã hội.

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ 21030’ đến 220 40’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Yên Bái.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình của Tuyên Quang tương đối phức tạp, địa hình chia cắt mạnh bởi núi cao và sông suối, điểm cao nhất là ở phía Bắc và thấp dần theo hướng Đông Nam, địa hình núi cao phân bố ở phía Bắc bao gồm Na Hang, Lâm Bình, phần phía Bắc huyện Chiêm Hóa và Hàm Yên, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 600 - 700 m, có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp, thung lũng chạy dọc theo các sông suối hình thành các khu ruộng bậc thang thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang; phía Nam các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên.

- Đặc điểm khí hậu: Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hanh; mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều. Mùa mưa bão tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Các đợt mưa vừa, mưa to thường gây ra lũ, lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên toàn tỉnh đặc biệt là khu vực vùng núi phía bắc tỉnh hầu như năm nào cũng xảy ra. Các hiện tượng như mưa đá, giông lốc thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa, từ mùa đông sang mùa hè (tháng 3, tháng 4) và từ mùa hè sang mùa đông (tháng 9, tháng 10).

2. Đặc điểm dân sinh và kinh tế xã hội

- Đặc điểm dân sinh:

+ Dân cư: Năm 2021 dân số trung bình toàn tỉnh là 801.668 người, trong đó nam: 403.559, nữ: 398.109, mật độ dân số 134 người/km2, dân số thành thị: 111.295 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn: 690.373 người, chiếm 86% dân số toàn tỉnh.

[...]