Quyết định 55/2006/QĐ-UBND phê duyệt và ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh" do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 55/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/04/2006
Ngày có hiệu lực 12/04/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thiện Nhân
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 55/2006/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH “QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 731/TTg ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 100/2000/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 1767/TTr-BQL ngày 15 tháng 8 năm 2005 và Giám đốc Sở Nội vụ thành phố tại Tờ trình số 511/TTr-SNV ngày 24 tháng 8 năm 2005;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Như điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng;
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố;
- Ủy ban nhân dân thành phố: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Sở Nội vụ (2b);
- Công an thành phố (PC.13);
- VPHĐ-UB : Các PVP, Các Tổ NCTH;
- Lưu (CNN/T) H.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thiện Nhân

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2006/QĐ-UB ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương 1:

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng :

1. Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban quản lý) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố     Hồ Chí Minh, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy; thực hiện chức năng trực tiếp quản lý các khu chế xuất (gọi tắt là KCX), các khu công nghiệp (gọi tắt là KCN) và các cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN). Có ranh giới xác định và có chủ đầu tư theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Ban quản lý thực hiện chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động theo Quyết định số 138/2001/QĐ-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Cơ chế quản lý ”Một cửa, tại chỗ” là trực tiếp tiếp nhận, xem xét và giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCX, KCN, CCN thuộc thẩm quyền của Ban quản lý theo qui định của pháp luật hoặc theo sự ủy quyền của các cơ quan chức năng. Đối với những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của Ban quản lý thì Ban quản lý tiếp nhận yêu cầu và trực tiếp liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết những yêu cầu của doanh nghiệp.

Điều 3. Trưởng Ban quản lý chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban quản lý theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quy chế này.

Chương 2:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 4. Ban quản lý có nhiệm vụ, quyền hạn sau :

1. Xây dựng điều lệ quản lý KCX, KCN, CCN trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trình ñy ban nhân dân thành phố phê duyệt. 

2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCX, KCN, CCN bao gồm : Tham gia quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCX, KCN, CCN liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCX, KCN, CCN. Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Ban quản lý làm đầu mối :

a) Quản lý diện tích đất đã được quy hoạch xây dựng KCX, KCN, CCN tổ chức đấu thầu chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; 

b) Quản lý kinh phí đền bù giải tỏa dự án KCX,  KCN, CCN mới.

[...]