ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
59/2008/QĐ-UBND
|
Vũng
Tàu, ngày 09 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn
cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003,
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về một
số chính sách cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động
khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010”;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 2341/2000/TTLT-BKHCNMT–BTC ngày 28 tháng 11 năm
2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 11/TTr-KHCN
ngày 30 tháng 7 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình khoa học
công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở
Khoa và Công nghệ.
Kinh phí thực hiện: từ nguồn
ngân sách sự nghiệp khoa học.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký và thay thế cho Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 27 thán 9 năm 2006 của
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt chương trình khoa học
công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các Sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo
chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Văn Niên
|
CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu )
Phần I.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHẠM VI HỖ TRỢ
I. MỤC TIÊU
CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh
đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả và hợp lí hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm
giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá; đồng thời, nâng
cao năng lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, từng bước đưa khoa học
công nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh
sản xuất hàng xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến: ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, TMQ, SA 8000… tại
các doanh nghiệp.
- Tăng cường số lượng các doanh
nghiệp tham gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tăng cường sản suất sạch, xử
lý làm hạn chế ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp đổi
mới công nghệ, thiết bị và sản phẩm; tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ có nguồn phụ tải lớn nhằm giảm thiểu chi phí năng lượng, giảm
giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Tăng cường ứng dụng có hiệu
quả công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp và thương mại điện tử.
II. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng áp dụng chương trình:
là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp Nhà nước, công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài có pháp nhân Việt Nam...) cùng với hợp tác xã và trang
trại có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là
doanh nghiệp) đang hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng xuất khẩu, các loại hàng hoá là sản phẩm chủ lực của địa phương và các
doanh nghiệp có thương hiệu đạt uy tín trên thị trường.
III. PHẠM VI
HỖ TRỢ
Doanh nghiệp được hỗ trợ ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các trường hợp sau:
1. Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, HACCP, ISO 14000...
2. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
về nhãn hiệu.
3. Sản xuất sạch hơn, xử lý làm
hạn chế ô nhiễm môi trường.
4. Đổi mới công nghệ, thiết bị
và sản phẩm; tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản
xuất.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT): nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp;
đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp và thương mại điện tử;
xây dựng mô hình và giải pháp CNTT trong quản lí doanh nghiệp.
Phần II.
PHƯƠNG THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN
HỖ TRỢ
I. PHƯƠNG
THỨC HỖ TRỢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
1. Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ về tư vấn, đánh giá, chứng
nhận và giám sát.
b) Mức hỗ trợ
Do Hội đồng Khoa học công nghệ
xét duyệt quyết định: tối đa đến 30 (ba mươi) triệu đồng/doanh nghiệp áp dụng
ISO và không quá 100 (một trăm) triệu đồng/doanh nghiệp áp dụng HACCP, ISO
14.000.
c) Hình thức hỗ trợ
Hỗ trợ sau khi doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận ISO, HACCP. Kinh phí được cấp một lần khi doanh nghiệp có đủ
hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định.
2. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
về nhãn hiệu
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu ở trong nước và ở nước ngoài.
b) Mức hỗ trợ
- Do Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ quyết định.
- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu ở
trong nước: tối đa đến 07 (bảy) triệu đồng/nhãn hiệu; mỗi doanh nghiệp được hỗ
trợ bảo hộ không quá 03 (ba) nhãn hiệu trong một năm.
- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu ra nước
ngoài: tối đa đến 20 (hai mươi) triệu đồng/nhãn hiệu; mỗi doanh nghiệp được hỗ
trợ đăng kí 01 (một) nhãn hiệu vào một nước do doanh nghiệp tự quyết định lựa
chọn trong một năm.
c) Hình thức hỗ trợ
Đối với đăng kí bão hộ nhãn hiệu
ở trong nước: hỗ trợ sau khi doanh nghiệp được thông báo chấp nhận đơn (hợp lệ)
của Cục Sở hữu Trí tuệ. Kinh phí được cấp một lần khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ
và chứng từ theo đúng qui định.
Đối với đăng kí bão hộ nhãn hiệu
ở nước ngoài: hỗ trợ sau khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ; kinh phí được
cấp một lần sau khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ và chứng từ theo đúng qui định.
3. Sản xuất sạch hơn, xử lý làm
hạn chế ô nhiễm môi trường
a) Nội dung hỗ trợ
Sản xuất sạch hơn:
Nghiên cứu, xác định các nguyên
nhân gây thải và lãng phí; nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn;
xây dựng quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn; Phân tích mẫu; Tập huấn kiến thức
cơ bản cho nhóm sản xuất sạch; viết báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả; kiểm
tra, giám sát và nghiệm thu.
Xử lý làm hạn chế ô nhiễm
môi trường:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng;
thiết kế, xây dựng công trình; phân tích mẫu; đào tạo, hướng dẫn vận hành hệ thống;
kiểm tra, giám sát và nghiệm thu; báo cáo tổng kết thực hiện đề án.
b) Mức hỗ trợ
Do Hội đồng khoa học công nghệ
xét duyệt quyết định; mức hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án không quá 30
(ba mươi) % tổng kinh phí cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp và không
quá 100 (một trăm) triệu đồng/doanh nghiệp.
c) Hình thức hỗ trợ
Hỗ trợ sau khi được Hội đồng
nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu, kinh phí được cấp một lần khi doanh nghiệp có
đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng qui định.
4. Đổi mới công nghệ, thiết bị
và tiết kiệm năng lượng
a) Nội dung hỗ trợ
Đổi mới công nghệ, thiết bị:
hỗ trợ khảo sát lựa chọn công nghệ; chuyển giao công nghệ; đào tạo tập huấn
nhân công vận hành chạy thử; nguyên vật liệu năng lượng chạy thử; kiểm định chất
lượng sản phẩm; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, báo cáo tổng kết đề án.
Tiết kiệm năng lượng: hỗ
trợ kiểm toán năng lượng; thiết kế cải tạo hệ thống; đào tạo về công tác tiết
kiệm năng lượng; nguyên vật liệu năng lượng vận hành chạy thử; kiểm tra, giám
sát, nghiệm thu; báo cáo tổng kết đề án.
b) Mức hỗ trợ
Do Hội đồng khoa học công nghệ
xét duyệt quyết định; Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án không quá 30
(ba mươi) % tổng kinh phí cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp và không
quá 100 (một trăm) triệu đồng/doanh nghiệp.
c) Hình thức hỗ trợ
Hỗ trợ sau khi được Hội đồng
nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu, kinh phí được cấp một lần khi doanh nghiệp có
đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng qui định.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức
về ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp; đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT
trong quản lý doanh nghiệp và thương mại điện tử (kĩ năng khai thác và sử dụng
thông tin, các chuyên đề về ứng dụng CNTT,...); xây dựng mô hình và giải pháp ứng
dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp (quản lí doanh nghệp, kinh doanh sản xuất,
văn phòng điện tử...); hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website quảng bá sản phẩm
và thực hiện thương mại điện tử.
b. Mức hỗ trợ
Do Hội đồng Khoa học công nghệ
xét duyệt quyết định; Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án không quá 30
(ba mươi) % tổng kinh phí cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp và không
quá 100 (một trăm) triệu đồng/doanh nghiệp.
c) Hình thức hỗ trợ
Hỗ trợ sau khi được Hội đồng
nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu, kinh phí được cấp một lần khi doanh nghiệp có
đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng qui định.
II. ĐIỀU KIỆN
VÀ HỒ SƠ HỖ TRỢ
1. Điều kiện chung
- Đã đăng ký nộp thuế (có chứng
từ);
- Hoạt động đúng ngành nghề đã
đăng ký kinh doanh;
- Có đủ nguồn lực (nhân lực,
kinh phí…) đảm bảo cho hoạt động theo nội dung của chương trình mà doanh nghiệp
tham gia;
- Thực hiện đầy đủ yêu cầu của hồ
sơ quy định tham gia chương trình.
2. Điều kiện ưu tiên và hồ sơ hỗ
trợ
a) Áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến
- Ưu tiên:
+ Doanh nghiệp có hàng xuất khẩu;
+ Doanh nghiệp có tiềm lực kinh
tế, kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu ổn định;
+ Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ
và công nhân có năng lực chuyên môn và khả năng quản lý;
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia chương
trình Hỗ trợ doanh nghiệp (HTDN)
+ Thuyết minh đề án HTDN
b) Xác lập quyền sở hữu trí
tuệ về nhãn hiệu
- Ưu tiên:
+ Doanh nghiệp có thị trường sản
xuất/dịch vụ ổn định và có uy tín;
+ Doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
và thị trường xuất khẩu ổn định.
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia chương
trình HTDN.
+ Mẫu nhãn hiệu.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
c) Áp dụng sản xuất sạch hơn,
xử lý làm hạn chế ô nhiễm môi trường
- Ưu tiên:
+ Công nghệ thiết bị của dự án đảm
bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước.
+ Là cơ sở hoạt động sản xuất,
kinh doanh địa điểm đã được quy hoạch ổn định.
+ Các lĩnh vực sản xuất, chế biến
thuỷ sản, nông sản, thực phẩm.
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia chương
trình HTDN.
+ Thuyết minh đề án HTDN.
d) Đổi mới công nghệ, thiết bị
và tiết kiệm năng lượng
- Ưu tiên:
+ Công nghệ thiết bị của dự án đảm
bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước.
+ Doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
và có thị trường xuất khẩu ổn định.
+ Doanh nghiệp có tiềm lực kinh
tế, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu hàng năm lớn.
+ Sản phẩm của công nghệ ứng dụng
có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế hàng ngoại nhập.
+ Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ
và công nhân có năng lực chuyên môn và khả năng quản lý.
+ Công nghệ ứng dụng đạt trình độ
tiên tiến, hao tốn ít năng lượng, tỉ lệ phế phẩm thấp, và công nghệ thuộc ngành
nghề ưu tiên của tỉnh.
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia chương
trình HTDN.
+ Thuyết minh đề án HTDN.
e) Ứng dụng công nghệ thông
tin
- Ưu tiên:
+ Doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
và thị trường xuất khẩu ổn định.
+ Doanh nghiệp có nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu về CNTT.
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia chương
trình HTDN.
+ Thuyết minh đề án HTDN.
Phần III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Ban chỉ đạo:
Các Thành viên Ban chỉ đạo
Chương trình thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 31/3/2008
của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình Khoa học Công
nghệ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quy định
phân công cụ thể riêng.
2. Đối với Sở Khoa học và Công
nghệ:
- Hàng năm, Sở Khoa học và Công
nghệ xây dựng kinh phí chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp của
tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, thông báo cho các Sở, ngành,
UBND các huyện, thị xã và thành phố danh mục các lĩnh vực được hỗ trợ của
chương trình và tổ chức các Hội nghị phổ biến, tuyên truyền nội dung chương
trình cho doanh nghiệp biết đăng ký tham gia và hướng dẫn các doanh nghiệp lập
hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
- Thành lập Hội đồng khoa học công
nghệ chuyên ngành để xem xét về tính khả thi và kinh phí hỗ trợ dự án theo quy
định.
- Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
theo định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình triển khai thực hiện chương trình.
- Tổ chức tổng kết chương trình,
đánh giá kết quả đạt được qua các giai đoạn đối với từng lĩnh vực của chương
trình; đánh giá công tác phục vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Ban chỉ đạo và các nội
dung khác; đề nghị khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công
tác thực hiện chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp.
3. Đối với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan:
- Căn cứ nội dung thông báo hàng
năm về chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp, các Sở, ngành tổ
chức triển khai và khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện.
- Hàng năm, Đài Phát thanh -
Truyền hình Tỉnh và Báo Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức các đợt tuyên truyền nội dung
chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
4. Kinh phí tổ chức thực hiện:
Kinh phí sử dụng cho chương
trình hỗ trợ được lấy từ nguồn sự nghiệp Khoa học – Công nghệ hàng năm của Sở
Khoa học và Công nghệ. Trong đó, kinh phí tổ chức họp Hội đồng, tuyên truyền phổ
biến và tổng kết nghiệm thu... được áp dụng Thông tư liên tịch số
44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học
và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với
các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Bổ sung, sửa đổi chương trình
khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp:
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nều thấy cần bổ sung, sửa đổi chương trình này, các Sở, ngành, cơ quan liên
quan chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét quyết định./.