BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
589/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương
tích giai đoạn 2002-2010;
Căn cứ Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam
giai đoạn 2001-2010;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ
em giai đoạn 2009 – 2010 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm những nội
dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
CHUNG
Từng bước hạn chế tai nạn thương
tích ở trẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em và sự phát triển bền
vững của Quốc gia.
II. MỤC TIÊU
CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2010.
1. Trên 80% các Sở LĐTBXH triển
khai các hoạt động truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
(PCTNTTTE).
2. Giảm hàng năm số trẻ em bị
tai nạn thương tích đặc biệt là do đuối nước và các nguy cơ gây tai nạn thương
tích tại gia đình.
3. 20 tỉnh/thành phố trọng điểm
về tai nạn thương tích ở trẻ em (tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ em bị tai nạn
thương tích cao) triển khai các hoạt động xây dựng và giám sát các quy định về
Ngôi nhà an toàn cho trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) và phòng,
chống đuối nước cho trẻ em.
4. 100% cán bộ làm công tác bảo
vệ và chăm sóc trẻ em có liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
tại cấp tỉnh, 50% cấp huyện và 30% cấp xã, phường của ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương
tích trẻ em.
5. Hệ thống thu thập thông tin về
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương binh và Xã
hội được thiết lập và đi vào hoạt động.
III. NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG.
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền
nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
- Xây dựng các tài liệu truyền
thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em (PCTNTTTE) phù hợp với từng
vùng miền, đối tượng; trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng trẻ em vùng
nghèo, vùng sông nước, dân tộc ít người.
- Tổ chức các hoạt động truyền
thông về PCTNTTTE trên phương tiện thông tin đại chúng tại các cấp.
- Thực hiện các hoạt động truyền
thông trực tiếp thông qua mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở về
PCTNTTTE tại các vùng trọng điểm, vùng nghèo, sông nước, dân tộc thiểu số với
các hình thức phù hợp như phát tờ rơi, pano, apphich, tổ chức hội thi, triển
lãm, các điểm vui chơi an toàn cho trẻ em, v.v…
Hoạt động 2: Xây dựng Ngôi
nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và phòng, chống đuối nước cho trẻ em
- Nghiên cứu xây dựng và ban
hành các văn bản quy định Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và phòng, chống đuối
nước cho trẻ em
- Tổ chức hội thảo, tập huấn triển
khai các quy định Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và phòng, chống đuối nước cho
trẻ em cho các cấp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Triển khai thực hiện và giám
sát việc thực hiện các quy định về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và phòng,
chống đuối nước cho trẻ em tại 20 tỉnh/thành phố trọng điểm về tai nạn thương tích
ở trẻ em, bao gồm:
+ Xây dựng tài liệu thực hiện và
giám sát thực hiện các quy định về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và phòng,
chống đuối nước cho trẻ em.
+ Tổ chức hướng dẫn gia đình, cộng
đồng áp dụng và thực hiện các quy định Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và
phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
+ Tổ chức các lớp dạy bơi và các
kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em ở vùng sông nước.
+ Triển khai các hoạt động liên
ngành giám sát thực hiện các quy định về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và
phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
3. Hoạt động 3: Tập huấn nâng
cao năng lực về PCTNTTTE cho các cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
các cấp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Xây dựng chương trình, giáo
trình tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp của
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (bao gồm các kiến thức và kỹ năng phòng,
chống tai nạn thương tích ở trẻ em; kỹ năng xây dựng kế hoạch và triển khai các
hoạt động can thiệp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại cộng đồng; kỹ
năng giám sát các quy định về xây dựng Ngôi nhà an toàn cho trẻ em PCTNTT và
phòng, chống đuối nước cho trẻ em, v.v.).
- Tổ chức các khóa tập huấn nâng
cao năng lực PCTNTTTE tại cộng đồng cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em các cấp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Hoạt động 4: Cải thiện hệ
thống thu thập, giám sát, đánh giá hoạt động PCTNTTTE của ngành LĐTBXH.
- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu và chế độ báo cáo tai nạn thương tích trẻ em.
- Nghiên cứu quy trình thu thập
thông tin phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và chế độ ghi chép ban đầu về
tai nạn thương tích ở trẻ em tại cộng đồng/xã phường.
- Thí điểm thu thập thông tin
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Tập huấn triển khai thu thập
thông tin về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em các cấp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Hoạt động 5: Đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2009
– 2010 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Xây dựng kế hoạch phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn
2011 – 2015.
IV. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN.
1. Giải pháp tăng cường công
tác quản lý nhà nước về PCTNTTTE
- Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác PCTNTTTE
nói chung đặc biệt tập trung phòng, chống đuối nước cho trẻ em và các loại tai
nạn thường gặp trong gia đình. Xác định rõ phòng, chống tai nạn thương tích trẻ
em là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương.
- Tăng cường năng lực thực hiện
chức năng quản lý nhà nước của ngành LĐTBXH đối với công tác phòng, chống tai nạn
thương tích trẻ em và thực hiện chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn thương
tích giai đoạn 2002-2010.
- Tăng cường việc xây dựng và
hoàn thiện các văn bản chỉ đạo nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch về phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em, lồng ghép các mục tiêu PCTNTTTE vào kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
ngành LĐTBXH ở các cấp nhằm nâng cao hiểu biết về công tác phòng, chống tai nạn
thương tích trẻ em. Đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
2. Giải pháp tăng cường xã hội
hóa công tác PCTNTTTE:
- Công tác phòng, chống tai nạn
thương tích nói chung và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm
của mọi gia đình và toàn xã hội. Đầu tư cho công tác PCTNTTTE là đầu tư cho sự
phát triển toàn diện của trẻ em do đó cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công
tác PCTNTTTE.
- Huy động sự tham gia của các cấp,
các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước trong thực hiện
công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, tạo ra môi trường an toàn cho
trẻ em.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi
thông tin, kế hoạch, kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ
chức, đoàn thể về hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
3. Giải pháp huy động nguồn lực
cho công tác PCTNTTTE.
- Kinh phí triển khai công tác
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em cần được bố trí trong dự toán chi ngân
sách hàng năm của ngành LĐTBXH tại Trung ương và các địa phương theo phân cấp của
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Huy động nguồn lực từ các
doanh nghiệp, các tổ chức Quốc tế bao gồm cả các tổ chức đa phương, song phương
và phi Chính phủ để thực hiện Kế hoạch đề ra.
V. KINH PHÍ
Căn cứ vào Kế hoạch đã được phê
duyệt và tình hình cụ thể của địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
xây dựng kế hoạch PCTNTTTE của địa phương và đề xuất kinh phí kèm theo; Cục
BVCSTE xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm trong dự toán ngân sách
hàng năm của Bộ và huy động các nguồn tài trợ cho thực hiện kế hoạch theo quy định
của pháp luật.
Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách, báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành
phố bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương thực hiện Kế hoạch
theo quy định.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm:
Hướng dẫn các Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng các hướng dẫn,
quy định an toàn về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; theo dõi, giám sát,
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số giám sát
tình hình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; Nghiên cứu xây dựng tài liệu
tập huấn và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về
phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; triển khai một số hoạt động thí điểm về
xây dựng Ngôi nhà an toàn cho trẻ em và phòng chống đuối nước cho trẻ em; xây dựng
kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố có trách nhiệm:
Chỉ đạo UBND các cấp trong thực
hiện công tác PCTNTTTE. Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với
các ban, ngành triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại
địa phương. Bố trí ngân sách cho việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn
thương tích trẻ em theo trách nhiệm của ngành LĐTBXH tại địa phương.
3. Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch phòng, chống
tai nạn thương tích ở trẻ em thuộc lĩnh vực của ngành trên địa bàn; báo cáo Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa
phương thực hiện kế hoạch theo quy định; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch,
báo cáo kết quả thực hiện về Trung ương theo quy định; phối hợp với Cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trong thực hiện các nội dung có liên quan.
4. Các đơn vị thuộc Bộ phối hợp
với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ
quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục BVCSTE, PC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân
|