ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
58/2012/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận,
ngày 10 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU PHÍ, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ
phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số
74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số
158/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số
63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng
5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;
Thực hiện văn bản số
70/HĐND-TH ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc quy định mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Thuế tại Tờ trình số 3197/TTr-CT ngày 19 tháng 9 năm 2012 về việc quy định
mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày
kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng
02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành mức thu phí, quản lý và sử dụng
nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Thanh
|
QUY ĐỊNH
MỨC THU PHÍ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU
PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về đối tượng
chịu phí, người nộp phí, mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Đối tượng chịu phí: đối tượng
chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoáng sản kim loại
và khoáng sản không kim loại khai thác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Người nộp phí: người nộp phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai
thác các loại khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại thuộc đối tượng
chịu phí.
Chương II
MỨC THU, QUẢN
LÝ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Điều 3.
Cách tính phí và mức thu phí
1. Cách tính phí: phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ bằng (=) số lượng từng
loại khoáng sản khai thác trong kỳ nhân (x) với mức thu phí của từng loại
khoáng sản tương ứng.
2. Mức thu phí:
STT
|
Loại khoáng sản
|
Đơn vị tính
|
Mức thu
(đơn vị tính đồng)
|
I
|
Quặng khoáng sản kim loại
|
|
|
1
|
Quặng sắt
|
tấn
|
60.000
|
2
|
Quặng măng-gan
|
tấn
|
50.000
|
3
|
Quặng ti-tan (titan)
|
tấn
|
70.000
|
4
|
Quặng vàng
|
tấn
|
270.000
|
5
|
Quặng đất hiếm
|
tấn
|
60.000
|
6
|
Quặng bạch kim
|
tấn
|
270.000
|
7
|
Quặng bạc, quặng thiếc
|
tấn
|
270.000
|
8
|
Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan
(antimoan)
|
tấn
|
50.000
|
9
|
Quặng chì, quặng kẽm
|
tấn
|
270.000
|
10
|
Quặng nhôm, quặng bô-xít (bouxite)
|
tấn
|
50.000
|
11
|
Quặng đồng, quặng ni-ken (niken)
|
tấn
|
60.000
|
12
|
Quặng cromit
|
tấn
|
60.000
|
13
|
Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen
(molipden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)
|
tấn
|
270.000
|
14
|
Quặng khoáng sản kim loại khác
|
tấn
|
30.000
|
II
|
Khoáng sản không kim loại
|
|
|
1
|
Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa,
…)
|
m3
|
70.000
|
2
|
Đá block
|
m3
|
90.000
|
3
|
Quặng đá quý: kim cương, ru-bi (rubi); Sa-phia
(sapphire): E-mô-rốt (emerald): A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite): Ô-pan (opan)
quý màu đen; A-dít; Rô-đô-lít (rodolite): Py-rốp (pyrope); Bê-rin (berin): Sờ-pi-nen
(spinen); Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam;
Cờ-ri-ô-lít (cryolite); Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Phen-sờ-phát
(fenspat); Birusa; Nê-phờ-rít (nefrite)
|
tấn
|
70.000
|
4
|
Sỏi, cuội, sạn
|
m3
|
6.000
|
5
|
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường
|
tấn
|
3.000
|
6
|
Các loại đá khác (đá làm ximăng, khoáng chất
công nghiệp, …)
|
tấn
|
3.000
|
7
|
Cát vàng
|
m3
|
5.000
|
8
|
Cát làm thủy tinh
|
m3
|
7.000
|
9
|
Các loại cát khác
|
m3
|
4.000
|
10
|
Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình
|
m3
|
2.000
|
11
|
Đất sét, đất làm gạch, ngói
|
m3
|
2.000
|
12
|
Đất làm thạch cao
|
m3
|
3.000
|
13
|
Đất làm Cao lanh
|
m3
|
7.000
|
14
|
Các loại đất khác
|
m3
|
2.000
|
15
|
Gờ-ra-nít (granite) khai thác dùng cho mục
đích khác
|
tấn
|
30.000
|
13
|
Đất làm Cao lanh
|
m3
|
7.000
|
14
|
Các loại đất khác
|
m3
|
2.000
|
15
|
Gờ-ra-nít (granite) khai thác dùng cho mục
đích khác
|
tấn
|
30.000
|
16
|
Sét chịu lửa
|
tấn
|
30.000
|
17
|
Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)
|
tấn
|
30.000
|
18
|
Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật
|
tấn
|
30.000
|
19
|
Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)
|
tấn
|
30.000
|
20
|
Nước khoáng thiên nhiên
|
m3
|
3.000
|
21
|
A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)
|
tấn
|
5.000
|
22
|
Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò
|
tấn
|
10.000
|
23
|
Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên
|
tấn
|
10.000
|
24
|
Than nâu, than mỡ
|
tấn
|
10.000
|
25
|
Than khác
|
tấn
|
10.000
|
26
|
Khoáng sản không kim loại khác
|
tấn
|
30.000
|
3. Mức thu phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương
ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Số lượng khoáng sản khai
thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng
sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt mục đích
khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất
tiếp theo, …) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều
kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức
tạp, …).
Điều 4. Quản
lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
1. Việc quản lý và sử dụng phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài
chính.
2. Các nội dung khác liên quan
đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí được
thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC và Thông tư số
45/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 5.
Nghĩa vụ của cơ sở khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản có trách nhiệm kê khai phí, nộp phí, quyết toán phí và các nghĩa vụ
liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Quản lý thuế
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý
trực tiếp. Trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản, người nộp phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với
cơ quan Thuế. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay
người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường
với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản. Thời hạn kê khai phí bảo vệ
môi trường với cơ quan Thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Người
nộp phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của việc kê khai.
Điều 6.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Cơ quan Thuế:
a) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở
khai thác khoáng sản thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí theo quy định của pháp
luật hiện hành;
b) Kiểm tra, thanh tra việc kê
khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
trường hợp cơ sở khai thác không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng
từ, hoá đơn, sổ kế toán thì phối hợp với cơ quan chức năng, căn cứ vào tình
hình khai thác khoáng sản của từng cơ sở khai thác để ấn định số lượng khoáng sản
khai thác và xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp theo quy định;
c) Đối với các cơ sở khai thác
loại khoáng sản cát, không có cơ sở để xác định tỷ lệ bồi lắng. Nếu hằng tháng
cơ sở kê khai sản lượng nộp phí thấp hơn so với công suất khai thác được ghi tại
giấy phép khai thác thì cơ quan Thuế thực hiện ấn định sản lượng tính phí tối
thiểu bằng công suất khai thác được ghi tại giấy phép khai thác;
d) Xử lý vi phạm hành chính về
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy
định của pháp luật;
đ) Phối hợp với cơ quan Quản lý
tài nguyên và môi trường tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP và quy định của Luật
Quản lý thuế.
2. Kho bạc Nhà nước: tổ chức
thu phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa
bàn nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì phối hợp với cơ quan
Thuế và các cơ quan liên quan, định kỳ mỗi năm một lần thực hiện hậu kiểm, xác
định sản lượng khoáng sản thực tế khai thác đối chiếu với sản lượng khoáng sản
kê khai nộp phí của cơ sở khai thác nếu có sự chênh lệch thì yêu cầu đơn vị
khai thác kê khai bổ sung và xử lý vi phạm theo quy định;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra xử lý nghiêm đối với các trường hợp
khai thác trái phép;
c) Tham mưu trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng
khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại
khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu
về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho cơ
quan Thuế và phối hợp với cơ quan Thuế quản lý chặt chẽ đối tượng nộp phí, sản
lượng khoáng sản tính phí.
4. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố: chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác
khoáng sản theo giấy phép đã cấp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khai
thác trái phép; phát hiện và xử lý kịp thời theo thẩm quyền đối với các trường
hợp vi phạm.
5. Các đơn vị liên quan: có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan Quản lý thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường
trong công tác quản lý hoạt động khai thác, thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản.
Trong quá trình triển khai thực
hiện Quy định nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị tổng hợp
báo cáo gửi Cục Thuế để tham muu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo
quy định./.