Quyết định 58/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 58/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/08/2006
Ngày có hiệu lực 09/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Huỳnh Đức Hòa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2006/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 30 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 09/12/2005;

Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 715/TTr/TC-NS ngày 23/6/2006,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành

Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/ 2006/QĐ-UBND Ngày 30 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh )

I. Mục tiêu, yêu cầu:

1. Mục tiêu:

- Ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ công chức , viên chức và của công dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Làm căn cứ cho các cấp, các ngành xây dựng chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện, xã và từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.

2. Yêu cầu:

- Cụ thể hoá các nhiệm vụ, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi được điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Thực hiện ngay một số giải pháp, nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để mang lại hiệu quả cụ thể từ năm 2006 trở đi.

II. Nội dung :

1. Tuyên truyền phổ biến, tổ chức học tập, nghiên cứu và quán triệt nội dung Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Các cơ quan thông tin, báo chí, đài Phát thanh truyền hình… phổ biến thường xuyên, nhằm quán triệt đến tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước với các hình thức thích hợp và hiệu quả; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kịp thời phê phán, lên án những các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí;

- Các sở, ban, ngành tổ chức quán triệt cho cán bộ công chức thuộc ngành, đơn vị mình;

[...]