ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 576/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 16
tháng 04 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2013
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng
7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 23/TTr-STP ngày 09 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban
ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh:
- Cổng Thông tin Điện tử;
- Trung tâm Công báo;
- NC (A);
- Lưu: VT, Ktr16/4.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tiến Dũng
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chủ
tịch UBND tỉnh Cà Mau)
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012
của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Công văn số
2252/BTP-VĐCXDPL ngày 22/3/2013 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện công tác theo
dõi thi hành pháp luật năm 2013. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch
thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2013, như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi
thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh để từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích
cực trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó, đánh giá đầy đủ, toàn
diện về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời
nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về tầm quan trọng của công tác theo
dõi thi hành pháp luật.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo việc thực hiện công tác theo dõi thi hành
pháp luật được triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm trên địa
bàn tỉnh;
- Xác định trách nhiệm, tiến độ, thời gian và phân
công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện công
tác theo dõi thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THEO DÕI
THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật các cấp trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức theo dõi và đánh giá đầy đủ, toàn diện
các nội dung tình hình thi hành pháp luật thuộc ngành, địa phương theo quy định
tại Chương 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo
dõi tình hình thi hành pháp luật. Trong đó cần chú trọng, xem xét đánh giá về
các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện các quy định về ban hành văn
bản QPPL (tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, trình tự,
thủ tục soạn thảo), để kịp thời xử lý những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ hoặc
những khoảng trống pháp luật trong các văn bản QPPL do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành, bảo đảm các văn bản được ban hành đi vào cuộc sống.
b) Tình hình thực hiện các quy định về kiểm soát thủ
tục hành chính trong các lĩnh vực được lựa chọn, để kịp thời kiến nghị ban hành
thủ tục hành chính mới hoặc sửa đổi, hủy bỏ những thủ tục hành chính không còn
phù hợp, không cần thiết, cản trở sự phát triển, gây phiền hà, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
4. Mở chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp
luật trên Báo, Đài, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của
các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.
5. Lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật
năm 2013 gồm:
- Pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (việc ban
hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền);
- Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Pháp luật về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Ngoài 5 lĩnh vực trọng tâm của tỉnh chỉ đạo, các sở,
ngành và UBND các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu
thực tiễn lựa chọn những lĩnh vực trọng tâm để theo dõi thi hành pháp luật ở
ngành, địa phương năm 2013.
6. Sơ kết 01 năm thực hiện Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với Sở, ngành và UBND huyện, thành phố Cà
Mau
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật.
- Mở chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật
trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành
pháp luật của đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra, khảo sát về thi hành pháp luật
đối với lĩnh vực đã lựa chọn.
- Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo
quy định.
- Xây dựng báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp
luật của đơn vị năm 2013.
2. UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, khảo sát thi hành
pháp luật tại một số sở, ngành và UBND huyện, thành phố
- Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kết quả theo
dõi thi hành pháp luật của đơn vị, địa phương.
- Việc thi hành pháp luật về đăng ký và quản lý hộ
tịch của UBND huyện Thới Bình và U Minh;
- Việc thi hành pháp luật về chứng thực của UBND
huyện Cái Nước và Phú Tân. Riêng pháp luật về công chứng do Sở Tư pháp chọn kiểm
tra một số tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Cà Mau.
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (việc ban
hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền) của
UBND huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
- Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của UBND thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi.
- Pháp luật về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập của UBND huyện Trần Văn Thời.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND huyện,
thành phố Cà Mau
- Căn cứ Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của ngành, địa
phương; chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung tại Mục II và điểm 1
Mục III Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Tư pháp trước ngày
01/10/2013.
- Khi nhận được thông báo lịch kiểm tra, khảo sát của
Giám đốc Sở Tư pháp, đơn vị được kiểm tra, khảo sát chuẩn bị các nội dung làm
việc và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra, khảo sát hoàn thành nhiệm vụ.
2. Giám đốc Sở Tư pháp
- Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra, khảo sát công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Thông báo lịch kiểm tra, khảo sát.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND huyện,
thành phố Cà Mau trong việc tổ chức thực hiện các nội dung tại Mục II Kế hoạch
này.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch
này, tổng hợp, báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc về UBND tỉnh để xem
xét, giải quyết.
- Giúp UBND tỉnh tổng hợp kết quả, dự thảo báo cáo
sơ kết, tổng kết công tác theo dõi thi hành pháp luật gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
3. Giám đốc Sở Tài chính
- Bố trí kinh phí cho Sở Tư pháp và các sở, ngành,
đơn vị có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này;
- Hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán đúng quy
định.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND huyện,
thành phố Cà Mau triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.