Quyết định 57/QĐ-UBND về Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2021 do tỉnh Điện Biên ban hành

Số hiệu 57/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/01/2021
Ngày có hiệu lực 15/01/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Thành Đô
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 189/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2021 và Nghị quyết số 190/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh về dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2021;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2184/SKHĐT-TH ngày 31/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2021.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 đặt ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
(B/c)
- Các Bộ: KH&ĐT, TC; (B/c)
- TT Tỉnh ủy; (B/c)
- TT HĐND tỉnh;
(B/c)
- LĐ UBND tỉnh;
- Các Đoàn thể tỉnh;
- Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy, HĐND các huyện, TX, TP;
- Lãnh đạo VP, CV các khối;
- Lưu:
VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Thành Đô

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2021

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 phát sinh song tỉnh Điện Biên tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự nỗ lực trong chỉ đạo điều hành, sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc, cùng cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nên kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: (1) Đã thực hiện đạt được “mục tiêu kép” vừa phòng chống, kiểm soát tốt dịch Covid-19; vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội để duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 1,82%; (2) Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn đạt được mức tăng trưởng khá; (3) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM tiếp tục có chuyển biến tiến tích cực; (4) Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cải cách hành chính tiếp tục có chuyển biến rõ nét; (5) Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện kịp thời, đặc biệt là thực hiện tốt các nhiệm vụ chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; đời sống các dân tộc tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,12% so với năm 2019; giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa thể thao phát thanh truyền hình có nhiều tiến bộ; (6) Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục được thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; (7) Quốc phòng, an ninh đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; (8) Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì bằng nhiều hình thức phù hợp; (9) Tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Năm 2021, Chính phủ đã xác định phương châm hành động là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển" với 08 trọng tâm trong chỉ đạo điều hành:

1. Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để phục vụ tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Quyết liệt hành động, có chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ.

2. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.

3. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; giải quyết tốt mối quan hệ gia Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Huy động, sử dụng các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Nâng cao kỹ cương, hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hiệu quả, thực chất gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn, thu hút mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

5. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài. Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; làm chủ một số công nghệ mới, công nghệ có tính chiến lược. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là về giao thông, năng lượng, đô thị lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh, đồng bộ hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án liên kết vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; tăng cường, nâng cao hiệu quả liên kết vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

7. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển nhanh, bền vững; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

8. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, kịp thời phản ảnh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đề ra.

[...]