Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 16/2021/NQ-HĐND
Ngày ban hành 16/07/2021
Ngày có hiệu lực 26/07/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Xuân Ký
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2021/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 7 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI BẢO ĐẢM VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở CÁC XÃ, THÔN, BẢN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 4228/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 02/BC-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (có Chương trình kèm theo) với những nội dung cơ bản sau đây:

1. Quan điểm

a) Thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng miền là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh và của các địa phương.

b) Xây dựng tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn với 3 khâu đột phá của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

c) Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của các vùng, miền, phân bổ và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực. Đa dạng và tăng cường huy động, thu hút, xã hội hóa các nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh, bền vững, trong đó, ngân sách Nhà nước là “vốn mồi” có ý nghĩa quyết định để huy động các nguồn lực khác, ưu tiên hợp lý nguồn vốn đầu tư công phù hợp với khả năng cân đối với ngân sách địa phương để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư các dự án, công trình thực sự cấp bách, thiết yếu về y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Trước mắt tập trung nguồn lực đối với các thôn đặc biệt khó khăn và các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016 - 2020 để đạt tiêu chí cứng bền vững về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo ra đột phá phát triển.

Nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

d) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường tiềm lực và đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh. Tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

đ) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triệt để thực hiện phân cấp, giao quyền, xác định rõ và gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và Nhân dân trong việc triển khai quyết liệt các chủ trương, chính sách, phát triển bền vững kinh tế - xã hội một cách toàn diện tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và Chương trình này.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể. Phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, khác biệt của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo để phát triển các lĩnh vực kinh tế, nhất là du lịch cộng đồng, thương mại biên giới, thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất phù hợp, hiệu quả. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 02 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm. Đến hết năm 2022 không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới.

- 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học, bảo đảm 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, chuẩn xóa mù chữ cấp độ 2.

- 87,5% lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 52%; 100% học sinh dân tộc thiểu số được định hướng nghề nghiệp, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng vào học nghề, vừa học văn hóa vừa học nghề.

- 100% số xã duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 11%.

- Duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện.

[...]