Quyết định 56/2008/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 56/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2008
Ngày có hiệu lực 06/10/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Hồ Đức Phớc
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2008/QĐ-UBND

Vinh, ngày 26 tháng 9 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Công văn số 1057/BCT-CNĐP ngày 17/9/2007 của Bộ Công thương về Quy hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương Nghệ An tại Tờ trình số 284X/SCT- KH.TH ngày 07/7/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm quốc phòng, an ninh nhất là an ninh biên giới, khai thác thế mạnh phát triển kinh tế miền Tây, giảm thiểu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

- Phát triển công nghiệp của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, gắn với phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung bộ.

- Gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao; Coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của công nghiệp.

- Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu phát triển

- Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp đạt bình quân 18 - 19%/năm giai đoạn 2006 - 2010; 15,5% giai đoạn 2011 - 2015 và 12,8% giai đoạn 2016 - 2020.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt bình quân 25,9%/năm giai đoạn 2006 - 2010; 20,9% giai đoạn 2011 - 2015 và 19,5% giai đoạn 2016 - 2020.

- Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 25,0%, năm 2015 đạt 26,9% và năm 2020 đạt 28,3%.

3. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng tổng quát

- Phát triển công nghiệp theo phương châm phát huy nội lực, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

- Đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp; tập trung phát triển các ngành có thế mạnh là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và thực phẩm, công nghiệp sản xuất VLXD; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu.

- Tranh thủ phát triển nhanh, đồng thời đảm bảo lợi ích của người sản xuất công nghiệp và đảm bảo lợi ích ổn định của người sản xuất nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống; Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ gần nguồn nguyên liệu, đảm bảo giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

3.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp:

3.2.1. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD

[...]