Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 56/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2006
Ngày có hiệu lực 06/10/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Xuân Huế
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2006/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương;

Căn cứ Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2006/NQ-HĐND ngày 08/7/2006 của HĐND tỉnh khoá X- Kỳ họp thứ 9 về việc thông qua Đề án chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1270/TTr-NN&PTNT ngày 15/9/2006 về việc xin phê duyệt Đề án chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, giai đoạn 2006-2010 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 100/BC-STP ngày 11/9/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, giai đoạn 2006-2010, với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu của đề án

Kiên cố hoá 500 km kênh mương, trong đó:

- Kênh loại II: 53 km;

- Kênh loại III: 247 km;

- Kênh kiên cố hoá được đầu tư từ các chương trình, dự án lồng ghép khác: 200 km (Có phụ biểu kèm theo).

2. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 342.249 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn vay ưu đãi:  75.754 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh:  44.670 triệu đồng

- Ngân sách huyện: 10.566 triệu đồng

- Vốn dân góp và vốn khác: 31.698 triệu đồng

- Vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác: 179.561 triệu đồng

3. Cơ chế vốn đầu tư

- Đối với kênh loại II và các tuyến kênh sử dụng vốn lồng ghép khác: Ngân sách tỉnh và vốn vay đầu tư 100%.

- Đối với kênh loại III:

+ Đối với vùng đồng bằng: Ngân sách tỉnh 60%, huyện, thành phố 10%; các nguồn vốn hợp pháp khác do xã, phường, thị trấn và huy động nhân dân đóng góp 30% giá trị công trình.

- Đối với các huyện, xã miền núi: Ngân sách tỉnh 70%; huyện 10%; các nguồn vốn hợp pháp khác do xã, phường, thị trấn và huy động nhân dân đóng góp 20% giá trị công trình.

4. Cơ chế thực hiện

[...]