Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 5528/QĐ-BNN-TCTS
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Vũ Văn Tám
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5528/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập; phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tiếp tục phát huy lợi thế về Điều kiện tự nhiên để đầu tư phát triển sản xuất tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong Điều kiện biến đổi khí hậu, tạo khối lượng sản phẩm lớn, có lợi thế cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của cả nước và phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.

3. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập, sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm.

4. Đầu tư các vùng sản xuất tập trung, công nghệ cao phải đánh giá đầy đủ có cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt phải xem xét đến tác động biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

5. Tổ chức sản xuất phải tuân thủ theo qui hoạch được duyệt, Điều tiết mùa vụ và sản lượng linh hoạt theo cung cầu của thị trường, phát triển các mô hình liên kết phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Tiếp tục phát triển nuôi tôm nước lợ với các hình thức, phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủ Điều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư; đồng thời chú trọng phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn.

2. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3. Đầu tư phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hướng tập trung trên cơ sở khai thác tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của vùng.

4. Áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, BAP, CoC, ASC,...). Tổ chức đánh số vùng nuôi, để chủ động quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Khuyến khích có sự tham gia của các thành Phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ. Phát triển các vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

III. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2020:

- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng là 650.000 ha. Trong đó: Tôm sú là 560.000 ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 65.000 ha); Tôm thẻ chân trắng là 90.000 ha.

- Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000 - 825.000 tấn. Trong đó: Tôm sú đạt 350.000 - 375.000 tấn, Tôm thẻ chân trắng đạt 350.000 - 450.000 tấn.

- Giá trị xuất khẩu đạt 4,0 tỷ USD.

- Thu hút nguồn lực lao động Khoảng 1.200.000 người.

2. Đến năm 2030:

[...]