THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
55/2008/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tại Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày
03 tháng 5 năm 2007 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số
8581/BKH-TĐ&GSĐT ngày 22 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án xây dựng
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng –
Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn với những nội dung chủ yếu sau:
I. PHẠM VI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN
Khu vực dự kiến thành lập Khu kinh
tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn,
bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy
Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, xã Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện
Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng, một phần xã Vân An, huyện Chi
Lăng; xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan; với diện tích 394 km2.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MÔ
HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN
1. Quan điểm phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng
Sơn có ranh giới địa lý xác định cụ thể, có không gian kinh tế riêng biệt, với
môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi bao gồm: các khu chức năng, các công
trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội, khu dân cư, đô thị mới, các công trình dịch vụ
và tiện tích công cộng, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định, lâu
dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.
2. Mục tiêu phát triển
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế
biên giới Đồng Đăng (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế.v.v.)
giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế
khác và phát triển các khu đô thị.
Khai thác có hiệu quả lợi thế và điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc
tế và trong nước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi đông bắc bộ.
Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cùng phát triển tam giác kinh tế trọng điểm
phía bắc để sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng
Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Tạo việc làm, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Xây dựng một đô thị văn minh, hiện
đại, môi trường xã hội thân thiện; nâng cao vị thế của Lạng Sơn và Việt Nam
trong tiến trình Hội nhập; đồng thời củng cố quốc phòng toàn dân, bảo đảm an
ninh trật tự và chủ quyền biên giới quốc gia.
3. Mô hình phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng
Sơn được hình thành trên diện tích 394km2; là Khu kinh tế tổng hợp,
đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh; trong
đó, lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu. Về cơ bản, Khu kinh tế cửa
Khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được phân thành 2 khu chức năng chính là khu phi thuế
quan và khu thuế quan.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN
1. Định hướng phát triển dịch vụ và
hình thành khu phi thuế quan
- Khai thác triệt để lợi thế về
kinh tế cửa khẩu để phát triển thương mại: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ với
Trung quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Hướng tới xây dựng Đồng Đăng – Lạng Sơn
thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm hàng xuất nhập
khẩu lớn; một trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng
Đông Bắc Bộ, có vai trò quan trọng trong cả nước. Song song với phát triển
thương mại cần tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế
như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch,
thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông... Xây dựng khu phi
thuế quan với các chính sách ưu đãi và quản lý đặc thù để thúc đẩy phát triển
các loại hình dịch vụ liên quan đến cửa khẩu, các loại hình gia công hàng xuất
khẩu...
- Tập trung phát triển du lịch: khu
vực Đồng Đăng – Lạng Sơn gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu, quần thể di tích
tín ngưỡng Đền Mẫu – Đồng Đăng, khu nhất nhị tam thanh, khu du lịch sinh thái Hồ
Nà Tâm của thành phố Lạng Sơn; do đó Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
rất thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch. Vì vậy, cần chú trọng phát triển
các sản phẩm du lịch sau: du lịch sinh thái; du lịch leo núi, cắm trại, thăm
các hang động, danh thắng.v.v; du lịch văn hóa, thăm các di tích lịch sử cách mạng,
lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch hội nghị, hội chợ, triển lãm.v.v; du lịch
đường thủy trên sông Kỳ Cùng gắn với nhà máy thủy điện Khánh Khê.
2. Định hướng phát triển công nghiệp
- Tập trung phát triển các ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với các lợi thế về tài nguyên đá
vôi, mỏ sét; công nghiệp khai thác khoáng sản gắn với mỏ quặng bôxit; các ngành
công nghiệp gắn với khai thác lợi thế cửa khẩu; các ngành công nghiệp hướng đến
xuất khẩu.
- Tạo môi trường thuận lợi và chính
sách ưu đãi, linh hoạt nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ưu
tiên thu hút các doanh nghiệp lớn có công nghệ tiên tiến làm đầu tàu để thúc đẩy
phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Hình thành khu công nghiệp tập
trung trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Phát triển sản xuất các sản phẩm
có sức cạnh tranh cao.
- Ưu tiên thu hút các ngành công
nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Từ nay đến năm 2020, tập trung phát
triển các ngành công nghiệp: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp
khai khoáng; công nghiệp lắp ráp, gia công, đóng gói, bao bì; công nghiệp ô tô,
chế tạo động cơ, phụ tùng; điện tử, cơ khí chính xác; công nghiệp chế biến nông
– lâm sản v.v.
3. Định hướng phát triển nông – lâm
nghiệp
Kinh tế nông – lâm nghiệp, nông
thôn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; khai thác có hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng mạnh tỷ trọng chăn
nuôi; phát triển các cây, con (hoa, cây cảnh, rau sạch, cây ăn quả chất lượng)
có giá trị phù hợp với điều kiện trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng
Sơn.
4. Phát triển các lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động:
Quy mô dân số đến năm 2020 của Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn khoảng 200.000 người, tỷ lệ đô thị hóa
khoảng 70%, tổng lao động xã hội khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 60% dân số.
Nhu cầu lao động cho phát triển của
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn rất lớn, năm 2020 khoảng 130 ngàn người,
trong đó lao động nông – lâm- nghiệp khoảng 20 ngàn người, lao động công nghiệp
- xây dựng khoảng 50 ngàn người và lao động các ngành dịch vụ khoảng 60 ngàn
người. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm 85% tổng
số lao động của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Giáo dục – đào tạo:
Đến năm 2020, có 100% cơ sở giáo dục
– đào tạo trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đạt chuẩn quốc gia;
quy hoạch xây dựng một số cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh đào tạo
nghề và thực hiện xã hội hóa dạy nghề, liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề.
- Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân
dân:
Mở rộng các hình thức huy động vốn
phát triển lĩnh vực y tế, cho phép một số khoa, bộ phận của các bệnh viện, trạm
y tế trong khu vực Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn liên doanh thực hiện
các dịch vụ y tế chất lượng cao; khuyến khích mở bệnh viện tư theo tiêu chuẩn
quốc tế tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Văn hóa, thông tin, thể dục thể
thao:
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa theo
hướng tập trung cho việc xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị vừa thể hiện
được nét đặc sắc của văn hóa truyền thống. Đưa hoạt động thể dục thể thao vào nền
nếp thường xuyên trong các công sở, trường học và các địa bàn dân cư; phát triển
các loại hình thể thao cộng đồng tại các khu đô thị, các khu công viên, cây
xanh v.v.; nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sinh thái ở trong Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Bảo vệ môi trường, đảm bảo phát
triển bền vững:
Chú trọng đặc biệt đến bảo vệ nguồn
nước; cần có quy hoạch và quản lý môi trường. Các chương trình phát triển kinh
tế, kết cấu hạ tầng và đô thị cần xem xét đến việc cải thiện môi trường; tăng
cường thanh tra, giám sát các nguồn thải trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt
là sản xuất công nghiệp và du lịch.
Xử lý nước thải: quy hoạch và xây dựng
đồng bộ hệ thống thu gom nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; đặc biệt chú trọng các khu công nghiệp,
khu đô thị và dân cư. Bố trí xây dựng từ 1 -2 nhà máy xử lý nước thải tập
trung.
Xử lý chất thải rắn: chất thải rắn
được thu gom và xử lý tập trung cùng với các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn xây dựng 01 nhà máy phân loại
rác và xử lý chất thải gồm cả tận dụng rác để sản xuất phân vi sinh và tái chế
rác, tiêu hủy, chôn lấp rác không xử lý được .v.v.
Về xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn:
tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn phải có các thiết bị xử lý khói, bụi và tiếng ồn đảm bảo tiêu
chuẩn; đồng thời tăng cường trồng cây xanh để bảo vệ, cải thiện môi trường. Tỷ
lệ xây dựng công trình trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cần tuân
thủ nghiêm ngặt theo quy hoạch.
5. Định hướng phát triển kết cấu hạ
tầng
Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến
giao thông quan trọng như đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn – cửa khẩu Hữu
Nghị (6 làn xe); hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng mới và hiện đại cửa khẩu quốc tế
Hữu Nghị, ga Đồng Đăng; mở rộng các tuyến đường đi cửa khẩu Tân Thanh, đường
vào mốc 23 – Bảo Lâm, xây dựng Khu công nghiệp Hồng Phong. Quy hoạch, tái định
cư xây dựng khu phi thuế quan. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, cấp
điện, chiếu sáng công cộng trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.v.v.
6. Định hướng bố trí không gian
lãnh thổ
- Hướng sử dụng đất là: khai thác
triệt để các khu đất tại các khu kinh tế cửa khẩu, vùng đất trống, đồi núi trọc
để phát triển công nghiệp, đất tại các khu du lịch để phát triển du lịch, gắn với
phát triển các khu đô thị và dân cư; đồng thời với bảo tồn, tôn tạo các vùng rừng
sinh thái, vùng rừng núi đá vôi trong khu vực hiện có, bảo vệ cảnh quan môi trường
sinh thái; dành một phần quỹ đất canh tác để phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Phân thành các khu chức năng sau:
khu phi thuế quan sẽ phát triển các loại hình hoạt động chính như sau: sản xuất
hàng xuất khẩu, thương mại hàng hóa, dịch vụ thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc
tiến thương mại, dịch vụ khác như trung chuyển hàng hóa, vận tải, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, dịch vụ xuất nhập cảnh, tư vấn đầu
tư, công nghệ, vui chơi giải trí .v.v; với cơ chế hoạt động mậu dịch tự do
trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Khu thuế quan bao gồm các phân
khu chính như: Khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, các khu du lịch, khu đô
thị, hành chính và các khu dân cư. Trong các khu chức năng sẽ quy hoạch dành đất
để xây dựng hệ thống công viên cây xanh phù hợp cho phát triển đô thị và du lịch;
ngoài ra bố trí một số khu vực dành cho khu nghĩa trang có không gian riêng biệt
đảm bảo vệ sinh và mỹ quan đô thị trong khu vực.
7. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư và
nguồn vốn đầu tư
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho
việc triển khai thực hiện Đề án là rất lớn. Tỉnh cần xác định nguồn vốn đầu tư
chính là huy động trong dân và các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có lộ trình
thích hợp, có các chính sách, các phương thức xúc tiến đầu tư phù hợp để thu
hút vốn đầu tư. Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các công
trình hạ tầng trọng yếu, các chương trình có ý nghĩa nâng cao nguồn nhân lực.
8. Danh mục các dự án ưu tiên
nghiên cứu đầu tư đến năm 2010
(Xin xem Phụ lục kèm theo)
Trong thời gian trước mắt, cần tập
trung ưu tiên nghiên cứu đầu tư các dự án sau:
- Quy hoạch tổng thể và quy hoạch
chi tiết phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Đường cao tốc đoạn thành phố Lạng
Sơn – Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
- Nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
- Nâng cấp Cửa khẩu ga đường sắt Đồng
Đăng.
- Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hồng
Phong.
- Di dân, tái định cư để xây dựng
Khu phi thuế quan của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
9. Phân kỳ quy hoạch xây dựng
- Giai đoạn từ nay đến năm 2010:
Mục tiêu của giai đoạn này là hoàn
thiện các công tác chuẩn bị, tạo điều kiện để phát triển nhanh trong giai đoạn
sau với các nhiệm vụ chính như sau: hình thành được các cơ sở pháp lý và cơ chế
chính sách thông thoáng cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; xây dựng
một bước các kết cấu hạ tầng cơ bản; xây dựng các hạ tầng cho các khu chức
năng; xúc tiến mạnh việc thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
- Giai đoạn 2011 – 2020:
Tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển
đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn; hoàn chỉnh các khu chức năng theo quy hoạch chung, quy hoạch
chi tiết được duyệt của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Thực hiện
theo quy hoạch chi tiết và đi vào sản xuất kinh doanh các dự án trong khu công
nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu phi thuế quan và các công trình
kinh tế khác. Hoàn thiện phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
theo quy hoạch. Hoàn thành xây dựng hiện đại các cửa khẩu, các khu công nghiệp,
khu du lịch, các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế và các công trình dịch
vụ công cộng cao cấp khác.v.v.
IV. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CHO PHÁT
TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN
Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế
cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cần đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc sau:
Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế
cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cần đáp ứng yêu cầu: huy động cao nhất, hiệu quả
nhất, mang tính đột phá huy động mọi nguồn lực vốn, công nghệ, lao động kỹ thuật
.v.v trong và ngoài nước tham gia vào đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn theo các mục tiêu, dự án mà định hướng quy hoạch đã đề ra; phát
huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các cá nhân, đơn vị kinh tế
trong và ngoài Tỉnh. Khuyến khích, ưu đãi để hướng nhà đầu tư tham gia tích cực
vào xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Đồng thời đảm bảo sự phối
hợp thống nhất, hiệu quả, có trật tự trong việc quản lý điều hành của các
ngành, các cấp đối với các hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn.
Cơ chế, chính sách được áp dụng tại
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cần đáp ứng được các nguyên tắc: Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được xác định là khu kinh tế cửa khẩu, có
các đặc thù về an ninh, quốc phòng và biên giới; vì vậy, cơ chế, chính sách được
áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn phải phù hợp với các quy
định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và những ưu đãi cao nhất
đang và sẽ được áp dụng tại các khu kinh tế ở Việt Nam, có tính đến một số đặc
thù về an ninh, quốc phòng. Các cơ chế, chính sách áp dụng cho Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn phải mở, đồng bộ, ổn định lâu dài; phù hợp với quy hoạch
tổng thể và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; gắn với
việc tổ chức bộ máy quản lý năng động, hiệu quả. Các cơ chế, chính sách áp dụng
cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cần được luật hóa để tạo sự đồng
bộ, ổn định và có tính pháp lý cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế
cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ được nghiên cứu và quy định cụ thể, chi tiết
trong Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn do Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành,
làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tại Khu kinh tế này.
V. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHU
KINH TẾ ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN
1. Chức năng của Ban Quản lý Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
- Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng – Lạng Sơn là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Lạng Sơn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng
dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu
tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng –
Lạng Sơn.
- Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng – Lạng Sơn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo
và quản lý về tổ chức, biên chế chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt
động của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên
quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong công tác quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng –
Lạng Sơn.
- Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng - Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu mang hình quốc
huy; có trụ sở, có biên chế chuyên trách; kinh phí quản lý hành chính nhà nước,
kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp
theo kế hoạch hàng năm.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản
lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản
lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ được quy định cụ thể, chi tiết
trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh
tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, phù hợp với quy định tại Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế và pháp luật có liên quan.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn căn cứ những mục tiêu,
nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn nêu trong Đề án sau khi đã được phê duyệt, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy
định các nội dung sau:
- Xây dựng Quy chế hoạt động của
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn;
- Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng
– Lạng Sơn, xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng
– Lạng Sơn, kèm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất của
tỉnh Lạng Sơn phù hợp với mục tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng –
Lạng Sơn;
- Tổ chức việc lập và trình duyệt
theo quy định Quy hoạch chung xây dựng; chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch
chi tiết xây dựng các phân khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng
Sơn;
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo quy hoạch
được duyệt; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền danh mục các dự án đầu
tư phát triển và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và 5 năm tại Khu kinh
tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho Ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn hoạt động và thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện
có liên quan thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; chỉ đạo
các cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc đầu tư phát triển,
quản lý và vận hành Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
- Có giải pháp và xây dựng phương
án huy động các nguồn vốn một cách cụ thể, hợp lý có tính khả thi nhằm thu hút
vốn đầu tư; giảm tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương) phù hợp với khả năng cân đối vốn và có
các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi
của Đề án. Cần coi trọng và có giải pháp vừa đầu tư vừa khai thác từ quỹ đất để
có nguồn thu, đầu tư trở lại phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Trước mắt, trong giai đoạn 2007 –
2010, cần xây dựng chính sách huy động, thu hút vốn đầu tư thật cụ thể, hấp dẫn
đến từng dự án, lĩnh vực đầu tư; trước hết là chính sách huy động nguồn lực từ
việc khai thác quỹ đất, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nghiên cứu ban hành hoặc trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) các cơ chế,
chính sách cụ thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến
khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng
phát triển kinh tế -xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Điều 3.
Giao các Bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; phối hợp và hỗ
trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng
– Lạng Sơn trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy chế, đề án, quy hoạch
nói trên và trong việc nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy
mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng – Lạng Sơn đã được quyết định đầu tư; nghiên cứu xem xét điều chỉnh,
bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự
án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng
Sơn.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 5.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng chính sách Xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- Ban Quản lý KKTCK QT Bờ Y;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ. Các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b)
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU
TƯ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Đường cao tốc đoạn
thành phố Lạng Sơn – Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
2. Nâng cấp Cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị.
3. Nâng cấp Cửa khẩu
ga đường sắt Đồng Đăng
4. Đầu tư xây dựng
Khu công nghiệp Hồng Phong.
5. Di dân, tái định
cư để xây dựng Khu phi thuế quan của Khu kinh tế.
6. Mở rộng tuyến đường
Đồng Đăng – Tân Thanh.
7. Hạ tầng Khu hợp
tác biên giới Đồng Đăng.
8. Dự án xử lý nước mặt,
cấp nước cho Khu kinh tế.
9. Dự án cải tạo,
nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các khu dân cư, đô thị, các
khu du lịch trong Khu kinh tế.
10. Dự án cải tạo,
nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng, đô thị,
11. Dự án thu gom và
chế biến rác.
12. Dự án tổng thể về
hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Khu kinh tế.
Ghi chú: Về vị trí, địa
điểm, diện tích chiếm đất, quy mô công suất, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu
tư của các dự án nêu trên sẽ được xem xét, quyết định trong giai đoạn lập, thẩm
định và phê duyệt dự án đầu tư, tùy theo nhu cầu và khả năng nguồn lực trong từng
thời kỳ./.