ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
549/QĐ-UBND
|
Cà
Mau, ngày 14 tháng 04
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC
QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN
2015 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật ngày 20/6/2012;
Thực hiện Quyết định số 452/QĐ-BTP
ngày 11/3/2015 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phổ biến
nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp
luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 64/TTr-STP ngày 09/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng sở, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tiến Dũng
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ
CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH
TRỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Phổ biến sâu rộng nội dung cơ bản của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR); các quyền dân
sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành cho đối tượng cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức,
từ đó tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền dân sự, chính trị
của con người và công dân.
2. Yêu cầu
- Phấn đấu đến năm 2020, có 60 - 70%
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo, đài viết về
pháp luật, giáo viên dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân được phổ biến, bồi dưỡng nội dung cơ bản của Công ước
ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và
các đạo luật do Quốc hội ban hành để tuyên truyền trong nhân dân.
- Phấn đấu đến năm 2020, có 70 - 80%
cán bộ, công chức, viên chức được phổ biến, nâng cao nhận
thức về nội dung cơ bản của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được
quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để vận dụng trong thực thi công vụ.
- Những nội dung cơ bản của Công ước
ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và
các đạo luật do Quốc hội ban hành được phổ biến sâu rộng đến nhân dân bằng
nhiều hình thức phù hợp, giúp nhân dân hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ về dân
sự, chính trị, đồng thời giám sát việc thực hiện những quyền này, phát hiện và tố giác hành vi vi phạm.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ BIỆN
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung phổ biến
- Nội dung cơ bản và những quy định
quan trọng của Công ước ICCPR.
- Các quyền dân sự, chính trị được
quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.
- Tình hình thực hiện các quyền dân
sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật
có liên quan; những thành tựu đạt được của Việt Nam về bảo đảm quyền dân sự,
chính trị.
2. Hình thức và biện pháp thực
hiện
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu
cầu tìm hiểu quy định của pháp luật về các quyền dân sự, chính trị của cán bộ và
nhân dân, nhằm phục vụ cho việc định hướng nội dung tuyên truyền thiết thực và
hiệu quả.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2015 -
2016.
b) Tổ chức cuộc thi sáng tác và xây
dựng các tiểu phẩm tuyên truyền.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 -
2017.
c) Biên soạn đề cương giới thiệu pháp
luật về quyền dân sự, chính trị, sổ tay hỏi - đáp và tờ gấp tuyên truyền.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR; các quyền dân sự,
chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội
ban hành cho những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
cán bộ, công chức,
viên chức.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo
cáo viên pháp luật cấp tỉnh; cấp huyện; phóng viên, biên tập viên báo, đài; giáo viên dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các
trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Các năm 2015 -
2017.
- Lồng ghép trong chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để phổ biến pháp luật quốc
tế và trong nước về các quyền dân sự, chính trị.
+ Cơ quan thực hiện: Trường Chính trị
tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các
cơ quan có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Chọn một số đơn vị cấp xã có đông
đồng bào dân tộc, tôn giáo tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ
tuyên truyền pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho Trưởng ấp, Tổ trưởng Tổ
dân phố, Tổ trưởng Tổ hòa giải và những người có uy tín trong đồng bào dân tộc
(theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/03/2011 của Thủ
tướng Chính phủ).
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp .
+ Cơ quan phối hợp: UBND cấp huyện và
các cơ quan có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
đ) Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng; tiếp nhận những phản ánh tình hình
thực hiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng
tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan báo,
đài, trạm truyền thanh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
e) Chọn địa bàn chỉ đạo điểm tại một
số xã nghèo, xã bãi ngang ven biển để tuyên truyền thông qua các hình thức sau:
- Phổ biến trực tiếp cho cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng và
nhân dân thông qua sinh hoạt khóm, ấp, tổ dân phố, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống...
- Thông qua hòa giải các mâu thuẫn,
tranh chấp ở cơ sở liên quan đến việc thực hiện các quyền
dân sự, chính trị của nhân dân.
- Lắp đặt panô, áp phích, băng rôn,
khẩu hiệu, tranh cổ động, xe tuyên truyền lưu động tại các
phiên chợ, lễ hội, phát các tờ gấp, tài liệu tuyên truyền...
- Tổ chức các chương trình truyền
thông, phổ biến qua hệ thống truyền thanh cơ sở; sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng; các tiểu phẩm pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật...
- Bồi dưỡng, tập
huấn, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tài liệu nhằm tăng
cường năng lực, kỹ năng phổ biến cho đội ngũ cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn, đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng tại địa bàn chỉ điểm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND
cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Tổ chức chỉ đạo điểm: Các năm 2015
- 2017.
+ Tổng kết, nhân rộng mô hình điểm:
Các năm 2018 - 2020.
g) Phát hành tài liệu do Bộ Tư pháp
biên soạn có nội dung cơ bản của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị
được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành trong các cơ sở giáo
dục của hệ thống giáo dục
quốc dân, trong trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và
Đào tạo.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2015 -
2017.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế
hoạch này; xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
và sơ kết, tổng kết theo quy định.
2. Thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác chỉ đạo, phối
hợp và tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp
luật về các quyền dân sự, chính trị trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình
quản lý; kịp thời sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình và
báo cáo kết quả theo quy định.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhất là ở cấp xã tích
cực vận động nhân dân tự giác tìm
hiểu, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị, kết hợp với đẩy mạnh việc giám sát hoạt động thi
hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức và kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc phổ biến pháp luật về quyền dân
sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thông qua các hoạt
động truy tố, xét xử, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động.
5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do
ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các
nguồn tài trợ khác (nếu có).
Hàng năm , căn cứ và nhiệm vụ thực hiện Đề
án theo hướng dẫn của
cấp trên, Thủ trưởng các ngành, các cấp; Hội
đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện dự toán kinh phí
chuyển cho cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp ) để chỉ đạo,
hướng dẫn./.