Quyết định 54/2022/QĐ-UBND Quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 54/2022/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/11/2022
Ngày có hiệu lực 08/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2022/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 28 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH QUY TRÌNH, THỦ TỤC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN CÁC NGUỒN VỐN ĐƯỢC LỒNG GHÉP TỪ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN VỐN HỢP PHÁP KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2022 của HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định Cơ chế lồng ghép nguồn vn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép từ nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.

2. Đối tượng áp dụng:

Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức thực hiện các nguồn vốn lồng ghép để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép

1. Sử dụng các nguồn vốn để thực hiện cùng một dự án, nội dung, hoạt động:

a) Căn cứ quyết định phê duyệt dự án, công trình, hạng mục công trình; quyết định phân bdự toán thực hiện các hoạt động; các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư tiến hành xác định từng loại nguồn vốn thực hiện từng phần việc trong dự án, công trình, hạng mục công trình, hoạt động; từ đó, đơn vị hạch toán, mở sổ theo dõi riêng số dự toán của từng nguồn vốn tương ứng với từng phần việc trong dự án, công trình, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước nhập dự toán theo phân cấp, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư, sự nghiệp phải đảm bảo đúng theo mã của từng chương trình, dự án, mã nguồn ngân sách các cấp.

c) Đơn vị, chủ đầu tư thực hiện tạm ứng vốn theo quy định, trong đó phải xác định mức vốn tạm ứng cụ thể của từng nguồn vốn, chi tiết theo mã của từng chương trình, dự án, mã nguồn ngân sách các cấp.

d) Căn cứ khối lượng công việc thực hiện hoàn thành, đơn vị lập hồ sơ thanh toán theo quy định, trong đó xác định rõ khối lượng công việc hoàn thành thuộc từng nguồn vốn cụ thể để lập thủ tục thanh toán tương ứng đối với từng nguồn vốn. Trường hợp trong một bộ hồ sơ thanh, quyết toán từ nhiều nguồn vốn, đơn vị phải ghi rõ trong hồ sơ thanh toán theo tng nội dung, số đã chi thuộc chương trình, dự án, hoạt động cụ thể. Đồng thời, đơn vị mở sổ theo dõi riêng số quyết toán của từng nguồn vốn tương ứng với từng phần việc trong dự án, công trình, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

đ) Trong công trình, dự án có nhiều hạng mục công trình, khi phê duyệt công trình, dự án xác định mỗi nguồn vốn thực hiện một hoặc một số hạng mục công trình: Quá trình thực hiện, xảy ra trường hợp có hạng mục thừa vốn, hạng mục thiếu vốn, việc điều chỉnh nguồn vốn từ hạng mục thừa sang hạng mục thiếu vốn để đảm bảo phù hợp với khối lượng thực tế có khả năng thực hiện đối với công trình, dự án thuộc cấp huyện phê duyệt thì việc điều chỉnh do UBND cấp huyện quyết định; đối với công trình, dự án thuộc cấp tỉnh phê duyệt thì việc điều chỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định. Sau khi điều chỉnh đơn vị cần phải theo dõi cơ cấu nguồn vốn lồng ghép của công trình, dự án theo số liệu đã điều chỉnh. Việc điều chỉnh không làm thay đổi tổng kế hoạch vốn đã giao của từng nội dung thuộc tùng dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia.

e) Trường hợp kết quả thực hiện công trình, dự án, hoạt động còn dư nguồn vốn so với dự toán được giao thì sẽ xác định số quyết toán sử dụng hết nguồn huy động, đóng góp, sau đó xác định sử dụng nguồn ngân sách Trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương ở mức tối thiểu theo quy định và các nguồn khác (nếu có).

g) Các đơn vị, địa phương phải có báo cáo thuyết minh quyết toán cụ thể đối với từng nguồn vốn trong một dự án, công trình, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Sử dụng các nguồn vốn để thực hiện các dự án, nội dung, hoạt động khác nhau có cùng mục tiêu và trên cùng địa bàn cấp xã, cấp huyện:

a) Trường hợp trong từng dự án, công trình, hoạt động sử dụng nhiều nguồn vốn để thực hiện thì quy trình, thủ tục thanh quyết toán thực hiện như quy trình, thủ tục đã quy định tại khoản 1 Điều này.

[...]