Quyết định 54/2005/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 54/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/10/2005
Ngày có hiệu lực 24/10/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2005/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 14 tháng 10 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH - DANH THẮNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Di sản Văn hoá năm 2001 và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá;

- Căn cứ ‎kết luận của Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 1370/TB-TU ngày 06 tháng 5 năm 2005 về kết luận phiên họp Thường vụ Tỉnh uỷ lần thứ 94;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Bình tại Tờ trình số 51/TT-SVHTT ngày 29 tháng 9 năm 2005.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- VP Chính ph;.
- Bộ VH-TT;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình;
- Đài PT-TH Quảng Bình;
- Lưu VT, NCVX;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG DI TÍCH - DANH THẮNG Ở QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2005/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh)

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Danh thắng là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Cả Di tích - Danh thắng đều chứa đựng các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thể hiện rõ nét bản sắc vùng, miền, dân tộc.

Di tích - Danh thắng là một phần Di sản tồn tại dưới dạng vật thể gắn kết với hệ sinh thái, với môi trường tự nhiên.

Luật Di sản Văn hóa đã khẳng định: "Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta". Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định Bảo tồn và phát huy tác dụng Di tích - Danh lam thắng cảnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Văn hóa nói riêng và của toàn xã hội nói chung trước mắt cũng như lâu dài.

PHẦN I

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DI TÍCH - DANH THẮNG CỦA QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA

1. Đặc điểm Di tích - Danh thắng ở Quảng Bình

Tính đến cuối năm 2004, theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 150 di tích - danh thắng và địa điểm được xác định có dấu hiệu di tích.

Đến nay, toàn tỉnh có 68 di tích - danh thắng đã được cấp có thẩm quyền công nhận (trong đó có 42 di tích đã được công nhận và xếp loại di tích cấp Quốc gia; 26 di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh). Về loại hình di tích - danh thắng của Quảng Bình khá phong phú. Trong tổng số 68 di tích đã được công nhận, có đủ cả 4 loại hình, đó là: Di tích kiến trúc nghệ thuật (tổng số là 5 di tích); di tích khảo cổ (có 11); di tích lịch sử (45) và 4 khu danh thắng, trong đó là danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng được xếp loại là Di sản thiên nhiên thế giới. Đặc biệt ở Quảng Bình có một đặc điểm ít địa phương có, đó là: Ngay trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới còn chứa đựng nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia là các điểm di tích trọng điểm thuộc di tích đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Bên cạnh tiềm năng, điều này cũng gây khó khăn cho công tác bảo vệ.

. Di tích - Danh thắng ở Quảng Bình được phân bổ rộng, đều khắp các địa phương trong tỉnh, xét về số lượng cũng như loại hình, nhưng tính tập trung không cao, khó cho việc khai thác, phát huy tác dụng phục vụ du lịch.

. Do phải trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc, nhất là trong chiến tranh phá hoại của không quân và Hải quân Mỹ, cộng với thời tiết khắc nghiệt, và một phần do ý thức con người nên di tích - danh thắng ở tỉnh ta bị hư hỏng nặng nề phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng. Do hạn chế của việc khoanh vùng di tích (trước khi có Luật Di sản) nên thực trạng sử dụng đất của di tích đến nay gặp nhiều khó khăn (khoanh vùng quá rộng, không có bản đồ chi tiết, không có hồ sơ cấp đất pháp lý).

[...]