ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số : 5156/QĐ-UB
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI NGHIÊN CỨU VÀ
GIẢNG DẠY VĂN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 05 năm 1957 ban hành Luật quy định
quyền lập Hội và Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003 của Chính
phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội ;
Căn cứ Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003
của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội ;
Theo biên bản Đại hội đại biểu Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ
Chí Minh ngày 09 tháng 5 năm 2004 ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố tại công văn số 120/TC-LHH
ngày 31 tháng 8 năm 2004 và của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố tại tờ trình số
294/TTr-SNV ngày 27 tháng 9 năm 2004 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo quyết định này Điều lệ (sửa đổi) tổ chức và
hoạt động của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành
phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định
trước đây trái với quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở ngành có liên quan, Chủ tịch Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố và Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn
học thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
:
- Như điều 3
- Thường trực Thành ủy
- TTUB : CT, PCT/TT, VX
- Ban Tổ chức Thành ủy
- Ban Dân vận Thành ủy
- Sở Tài chính
- Sở Nội vụ (2b)
- VPHĐ-UB : PVP/VX, KT
- Tổ CNN, VX
- Lưu (VX/Nh)
|
KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tài
|
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI)
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5156/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
Điều 1. Hội lấy tên là
Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Hội Nghiên cứu và
Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện
của những người hoạt động trong các ngành nghiên cứu, giảng dạy văn học ở các
cơ quan, đơn vị, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ
thông và các ngành có liên quan trực tiếp đến công tác nghiên cứu, giảng dạy
văn học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Hội Nghiên cứu và Giảng dạy
văn học thành phố Hồ Chí Minh là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Hội Nghiên cứu và Giảng dạy
văn học thành phố Hồ Chí Minh hoạt động tuân thủ pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ Hội được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt
và chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
- Hội Nghiên cứu và Giảng dạy
văn học thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài
khoản tại Ngân hàng.
- Trụ sở của Hội đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Mục đích của Hội :
Tập hợp, đoàn kết, độngviên, hỗ
trợ các Chi hội và Hội viên đẩy mạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học ở
các trường đại học, trường cao đẳng, trường phổ thông và các cơ sở nghiên cứu
văn học của thành phố, của khu vực phía Nam.
Chương 2:
NHIỆM VỤ
Điều 4. Hội Nghiên cứu và
Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1. Cộng tác với các cơ quan, các
ngành văn hóa, văn nghệ, giáo dục và khoa học xã hội ở thành phố và Trung ương,
tổ chức cho các Hội viên tích cực tham gia vào công việc nghiên cứu văn học,
nâng cao chất lượng giảng dạy văn học, đặc biệt là việc giảng dạy văn học ở bậc
phổ thông và nghiên cứu những vấn đề văn học ở thành phố và các tỉnh phía Nam
trong quá khứ và trong hiện tại.
2. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao sự giác
ngộ về chính trị trên quan điểm lập trường của Đảng, của chủ nghĩa Mác-Lênin,
góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học ở các trường đại
học, cao đẳng và phổ thông.
3. Phổ biến rộng rãi những kiến
thức về văn học dân tộc, văn học thế giới, về lý luận văn học và những vấn đề
về phương pháp luận trong nghiên cứu và giảng dạy văn học.
4. Đề đạt với các cơ quan có
thẩm quyền của Đảng và Nhà nước những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách để
nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học.
5. Xây dựng và phát triển quan
hệ hợp tác, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá
nhân những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học ở thành phố, ở
các tỉnh phía Nam và trong cả nước. Xúc tiến việc trao đổi, hợp tác, tranh thủ
sự ủng hộ của Việt kiều, của những tổ chức và cá nhân các nhà khoa học ở nước
ngoài, theo quy định của Nhà nước.
6. Tôn trọng điều lệ và thi hành
các Nghị quyết, Chỉ thị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.
Điều 5. Những hình thức
hoạt động của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh :
1. Tổ chức những cuộc hội nghị
và hội thảo những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, giảng dạy văn học.
2. Thông báo cho Hội viên biết
tình hình nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nước và trên thế giới bằng
những hình thức thích hợp.
3. Tổ chức những hội thảo,
chuyên đề về văn học cho đông đảo quần chúng yêu thích, muốn đi sâu vào văn học.
4. Động viên, tổ chức Hội viên
tham gia công tác sưu tầm, nghiên cứu những vấn đề văn học dân tộc nói chung,
đặc biệt là những vấn đề văn học của thành phố và của các tỉnh phía Nam.
5. Công bố những thành tựu về
nghiên cứu và giảng dạy văn học bằng nhiều hình thức dưới dạng những ấn phẩm
thích hợp.
6. Tham gia những hội nghị về
văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở có sự đồng ý của Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố và được sự chấp thuận cho phép của cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.
Chương 3:
HỘI VIÊN
Điều 6. Những công dân
Việt Nam, những đơn vị làm công việc nghiên cứu và giảng dạy văn học, hoặc có
liên quan trực tiếp đến nghiên cứu và giảng dạy văn học trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh tán thành tôn chỉ, mục đích, điều lệ của Hội, được hai Hội viên
chính thức của Hội giới thiệu và sau khi được Ban Thường vụ của Hội xét và đồng
ý, sẽ được mời làm Hội viên chính thức của Hội.
Điều 7. Hội viên chính
thức của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố gồm hai loại :
- Hội viên cá nhân ;
- Hội viên tập thể : là những
đơn vị chuyên nghiên cứu hoặc giảng dạy văn học. Ban Chấp hành Hội sẽ quy
định quy chế Hội viên tập thể.
Điều 8. Hội viên có các
nhiệm vụ sau đây :
1. Chấp hành điều lệ của Hội,
thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành
phố và của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố.
2. Tham gia các hoạt động của
Hội, làm tròn nhiệm vụ Hội giao phó, đóng hội phí đều đặn.
3. Tích cực tuyên truyền, vận
động phát triển Hội. Phát huy rộng rãi ảnh hưởng
và uy tín của Hội.
Điều 9. Hội viên có các
quyền lợi sau :
1. Thảo luận và biểu quyết mọi công
việc của Hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chất vấn việc thực hiện kế
hoạch của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ của Hội.
2. Bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp
hành các cấp của Hội. Có thể được cử làm đại diện hay đại biểu của Hội đi dự
các cuộc hội nghị có liên quan.
3. Được hưởng những quyền lợi do
Hội và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố quy định. Được sự giúp
đỡ trong công tác chuyên môn.
4. Được tham dự các buổi sinh
hoạt, các lớp bồi dưỡng, đào tạo của Hội.
5. Được xin ra Hội.
Chương 4:
TỔ CHỨC
Điều 10. Hội được tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập trung, cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Hội là Đại hội Đại biểu, nhiệm kỳ năm. Trường hợp cần thiết Ban Chấp hành Hội
có thể triệu tập Đại hội bất thường, nếu có yêu cầu của hai phần ba (⅔) thành
viên Ban Chấp hành hoặc hơn một phần hai (ẵ) số hội viên. Đại hội có nhiệm vụ
và quyền hạn :
- Thông qua báo cáo công tác của
Hội nhiệm kỳ trước, quyết định phương hướng nhiệm vụ của nhiệm kỳ kế tiếp ;
- Thông qua báo cáo tài chính ;
- Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ
Hội (nếu cần) ;
- Ra Nghị quyết về các vấn đề do
Ban Chấp hành đề ra ;
- Bầu Ban Chấp hành.
Điều 11. Giữa hai kỳ Đại
hội, cơ quan cao nhất của Hội là Ban Chấp hành do Đại hội bầu ra.
Ban Chấp hành có nhiệm vụ thi
hành và triển khai các Nghị quyết của Đại hội và Lãnh đạo toàn bộ công tác của
Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội. Ban Chấp hành họp thường lệ 6 tháng
một lần do Ban Thường vụ triệu tập.
Khi cần thiết Ban Chấp hành họp
bất thường theo yêu cầu của đa số thành viên trong Ban Thường vụ, hoặc trên một
nửa (ẵ) số Ủy viên Ban Chấp hành.
Ban Chấp hành có quyền cử bổ
sung những Ủy viên khuyết, hoặc để tăng cường Ban Chấp hành khi cần thiết, với
sự đồng ý của hai phần ba (⅔) số Ủy viên Ban Chấp hành. Số Ủy viên mới bổ sung
không được quá một phần ba (⅓) số Ủy viên do Đại hội bầu ra.
Việc khai trừ một Ủy viên ra
khỏi Ban Chấp hành phải được sự đồng ý của ba phần tư (ắ) số Ủy viên Ban Chấp
hành.
Điều 12. Ban Chấp hành
bầu ra Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường vụ. Có thể
bầu một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký để thường trực giúp Chủ tịch và có thể
bầu thêm một Phó Tổng thư ký.
- Ban Thường vụ là cơ quan thay
mặt Ban Chấp hành của Hội hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân
phụ trách. Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu
tập Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ.
- Chủ tịch Hội là người đại diện
của Hội trước pháp luật, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác, là người
đứng đầu của Ban Thường vụ có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội.
- Tổng Thư ký chịu trách nhiệm
tổ chức quản lý và điều hành các công việc hàng ngày của Hội.
Điều 13. Trong khuôn khổ
Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh, có thể lập ra các
phân hội, chi hội. Nhiệm kỳ của phân hội, chi hội là 2 năm. Đại hội phân hội,
chi hội và chương trình hoạt động thực hiện theo sự hướng dẫn của Ban Chấp hành
Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố.
Chương 5:
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 14. Nguồn tài chính
của Hội gồm :
- Hội phí của Hội viên.
- Các nguồn thu do kết quả các
hoạt động về nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kiến thức khoa học của Hội.
- Sự ủng hộ của các cơ quan,
đoàn thể và cá nhân ở trong nước và ngoài nước. Đối với sự ủng hộ hay tài trợ
của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài, phải có ý kiến chấp thuận của Ủy
ban nhân dân thành phố.
Điều 15. Tài chính của
Hội được sử dụng cho các hoạt động của Hội và giúp đỡ Hội viên trong hoạt động
chuyên môn. Tài chính của Hội được quản lý theo chế độ quản lý tài chính của
Nhà nước quy định.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 16. Những Hội viên
có nhiều thành tích trong công tác Hội và hoạt động phục vụ xã hội sẽ được Hội
xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Hình thức khen thưởng do Ban
Chấp hành Hội quy định.
Những thành viên vi phạm nghiêm
trọng Điều lệ của Hội hoặc làm tổn hại danh dự Hội sẽ bị xử lý kỷ luật. Hình
thức kỷ luật do Ban Chấp hành Hội quy định.
Chương 7:
HIỆU LỰC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 17. Bản Điều lệ có
hiệu lực từ khi Đại hội Đại biểu Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố
thông qua và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 18. Chỉ có Đại hội
Đại biểu Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố mới có quyền bổ sung,
sửa đổi Điều lệ này khi có ít nhất 2/3 số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành
và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt mới có giá trị thi hành./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
|