BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5063/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO “NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP
ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT
ngày 9/8/2013 về Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;
Căn cứ biên bản họp Hội đồng
chuyên môn thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ” ngày
03/11/2014;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo đào tạo
liên tục “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ”, thời gian đào tạo 40 tiết kèm theo Quyết định
này.
Điều 2. Chương trình và tài liệu đào tạo “Nuôi dưỡng trẻ
nhỏ” được sử dụng để đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đang làm công tác chăm
sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em và tư vấn dinh dưỡng tại các tuyến.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban
hành.
Điều 4. Các Ồng, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục
Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, các cơ sở
đào tạo liên tục cán bộ y tế và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, BM-TE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN TỤC NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
TÀI LIỆU DÙNG CHO CÁN BỘ Y TẾ CÔNG TÁC TRONG
LĨNH VỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM TẠI CÁC TUYẾN
LỜI GIỚI THIỆU
Năm 2002, Quỹ Nhi
đồng Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng Chiến lược toàn cầu về
nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm nhấn mạnh vai trò các thực hành nuôi dưỡng đối với tình
trạng dinh dưỡng, sự tăng trưởng, phát triển và sự sống còn của trẻ nhỏ. Nội
dung khóa học được xây dựng dựa trên kết luận và khuyến nghị của các chuyên gia
đầu ngành dinh dưỡng và nhi khoa, mục tiêu chủ yếu là bảo vệ, khuyến khích và hỗ
trợ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung an
toàn và hợp lý, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Hiện nay, nhiều
trẻ nhỏ được nuôi dưỡng không đúng cách. Nhiều bà mẹ dù bắt đầu cho trẻ bú tốt
nhưng cho trẻ ăn bổ sung sớm, hoặc chỉ cho bú vài tuần sau đẻ, hoặc cho trẻ bú
mẹ không đúng cách. Một số trường hợp, trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu được
nuôi bằng sữa mẹ nhưng lại cho trẻ ăn bổ sung quá muộn, hoặc cho trẻ ăn bổ sung
không hợp lý. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp
còi làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ, một vấn đề đang
gia tăng ở nhiều nước.
Nguyên nhân chủ yếu
gây suy dinh dưỡng trẻ em không phải do thiếu thức ăn mà do thiếu kiến thức về
thực hành cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của
người dân bị ảnh hưởng bởi niềm tin, thói quen của cộng đồng và lời khuyên của
cán bộ y tế; một số thông tin quảng cáo của các công ty sản xuất thức ăn nhân tạo
cho trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thực hành dinh dưỡng của người dân và
cán bộ y tế. Cán bộ y tế đôi khi gặp nhiều khó khăn trong việc khuyên bà mẹ
thay đổi thói quen thực hành dinh dưỡng, do lời khuyên đưa ra đối nghịch với thực
hành theo thói quen và kiến thức đã sẵn có của người dân. Vì vậy việc đào tạo,
bồi dưỡng và cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
sẽ giúp họ có đủ kỹ năng cơ bản về tư vấn, hỗ trợ NCBSM và cho trẻ ăn bổ sung hợp
lý, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới năm tuổi
trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
Chương trình và
tài liệu đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại
các tuyến. Sau khóa học, cán bộ y tế sẽ có khả năng tư vấn và hỗ trợ bà mẹ, người
chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ 0 đến 24
tháng tuổi đúng cách.
Chương trình đào
tạo được xây dựng dựa trên tài liệu đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của Tổ chức Y
tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Dự án Alive & Thrive và phù hợp với
điều kiện thực tế Việt Nam. Tổng khối lượng kiến thức thiết kế trong chương
trình là 40 tiết, trong đó 25 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành. Thời gian tổ
chức khóa học là 5 ngày. Nội dung tập trung vào 2 lĩnh vực cơ bản trong nuôi dưỡng
trẻ nhỏ là: Nuôi con bằng sữa mẹ và Ăn bổ sung theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO).
Tài liệu đào tạo
kèm theo chương trình bao gồm: Tài liệu dùng cho học viên, tài liệu hướng dẫn giảng
viên và bộ đĩa VCD. Nội dung tài liệu cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ theo khuyến cáo của WHO và điều kiện thực tế Việt Nam. Phần phụ lục
gồm các tư liệu tra cứu, minh họa, các văn bản hiện hành liên quan về nuôi dưỡng
trẻ nhỏ.
Trong quá trình
xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu, nhóm tác giả đã nghiên cứu và tiếp
thu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Hội đồng
thẩm định chuyên môn, Viện Dinh dưỡng, các chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa,
sản khoa, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc,
đại diện các cán bộ y tế đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ -
trẻ em ở các tuyến trong cả nước, sự hỗ trợ về chuyên môn và tài chính của Dự
án Alive & Thrive.
Chương trình và
tài liệu đào tạo “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ” lần đầu tiên được Bộ Y tế thẩm định
và ban hành tại Quyết định số 5063/QĐ-BYT ngày 05/12/2014 để thống nhất sử dụng
đào tạo cho cán bộ y tế công tác trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ -
trẻ em các tuyến. Trong quá trình sử dụng, Bộ Y tế rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các tổ chức, cá nhân để tài liệu tiếp tục được cập nhật và hoàn
thiện hơn.
Nhân dịp này, Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế xin trân trọng cám ơn Dự án Alive &
Thrive, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã hợp tác chặt chẽ
cùng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em trong công tác bảo vệ, chăm sóc và cải thiện
tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em nói chung cũng như đã hỗ trợ
về kỹ thuật và tài chính để hoàn thiện Chương trình và tài liệu đào tạo “Nuôi
dưỡng trẻ nhỏ”.
Trân trọng cảm
ơn!
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu
chung:
Cung cấp các kiến
thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật về nuôi dưỡng trẻ nhỏ giúp cán bộ y tế công
tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại các tuyến có khả năng
thực hiện tốt công tác tư vấn và hỗ trợ bà mẹ, người chăm sóc trẻ, gia đình và
cộng đồng thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 0-24 tháng tuổi theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới; thực hiện tư vấn và hỗ trợ bà mẹ nhiễm HIV lựa chọn biện
pháp nuôi dưỡng phù hợp cho con trong 2 năm đầu sau sinh.
2. Mục tiêu cụ
thể:
2.1. Về kiến
thức:
1. Trình bày được
các kiến thức cơ bản, cập nhật về nuôi con bằng sữa mẹ theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới.
2. Trình bày được
các kiến thức cơ bản, cập nhật cho trẻ ăn bổ sung theo khuyến cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới.
3. Trình bày được
các kiến thức, biện pháp cơ bản, cập nhật về nuôi dưỡng trẻ nhỏ là con của bà mẹ
nhiễm HIV trong 2 năm đầu sau sinh.
4. Trình bày được
nội dung cơ bản các văn bản hiện hành liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở Việt
Nam và Quốc tế.
2.2. Về kỹ
năng:
1. Thực hiện tư vấn
về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng
theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp điều kiện thực tế Việt
Nam.
2. Hướng dẫn bà mẹ
và người chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng thực hiện đầy đủ và đúng các nội
dung thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 0 - 24 tháng tuổi và phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam.
3. Tư vấn và hướng
dẫn cho các bà mẹ nhiễm HIV lựa chọn biện pháp nuôi dưỡng phù hợp cho con trong
2 năm đầu sau sinh.
2.3. Về
thái độ:
1. Thường xuyên cập
nhật kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
và thực tế tại Việt Nam.
2. Kiến trì tư vấn
và hỗ trợ các bà mẹ, người chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng thực hiện thành
công nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và thực tế tại
Việt Nam.
3. Khối lượng
kiến thức và thời gian đào tạo
3.1.Khối lượng
kiến thức: 40 tiết, trong đó 25 tiết lý thuyết và
15 tiết thực hành (không kể thời gian khai giảng, tổng kết và đánh giá kết thúc
khóa học).
3.2. Thời
gian đào tạo: 5 ngày, 8 tiết/ngày, 50 phút/1 tiết.
4. Nội dung chương trình
TT
|
BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ
|
MỤC TIÊU HỌC TẬP
|
THỜI GIAN (TIẾT)
|
TS
|
LT
|
TH
|
1
|
Tổng quan về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ
|
1. Trình bày được tầm quan trọng
của nuôi dưỡng trẻ nhỏ
2. Trình bày được mục tiêu và
nội dung cơ bản Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
|
1
|
1
|
0
|
2
|
Tầm quan trọng của nuôi con bằng
sữa mẹ
|
1. Trình bày được 6 nhóm lợi
ích của nuôi con bằng sữa mẹ
2. Giải thích được các nội
dung khuyến nghị về NCBSM
3. Trình bày được 10 nội dung
bất lợi của việc nuôi trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ
|
2
|
2
|
0
|
3
|
Cơ chế tiết sữa
|
1. Mô tả được đặc điểm giải
phẫu và chức năng vú
2. Mô tả được cơ chế hoạt động
của hormon tạo sữa và phun sữa
3. Giải thích được ý nghĩa của
các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa
|
2
|
2
|
0
|
4
|
Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú
đúng
|
1. Mô tả được các kỹ thuật
cho trẻ bú đúng và bú hiệu quả
2. Sử dụng được mẫu quan sát
bữa bú để quan sát và đánh giá bữa bú
3. Thực hiện hướng dẫn và hỗ
trợ bà mẹ cho trẻ bú đúng, phù hợp với các tình huống thực tế
|
3
|
1
|
2
|
5
|
Cách vắt sữa và bảo quản sữa
mẹ
|
1. Trình bày được 7 trường hợp
bà mẹ cần vắt sữa
2. Hướng dẫn bà mẹ chuẩn bị
và thực hiện được kỹ thuật vắt sữa bằng tay và bằng bơm hút
3. Hướng dẫn bà mẹ cách bảo
quản sữa mẹ và cho trẻ dùng sữa mẹ đã vắt ra
|
1
|
1
|
0
|
6
|
Thực hành 10 điều kiện NCBSM
tại các cơ sở y tế
|
1. Liệt kê dược 10 điều kiện
để nuôi con bằng sữa mẹ thành công
2. Mô tả được các thực hành
chăm sóc trẻ trong 10 điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ thành công
|
1
|
1
|
0
|
7
|
Các khó khăn thường gặp khi
NCBSM
|
1. Hướng dẫn bà mẹ NCBSM
trong các trường hợp bà mẹ không đủ sữa, trẻ khóc, trẻ không chịu bú mẹ
2. Xử trí được những tình trạng
thường gặp ở vú
|
4
|
4
|
0
|
8
|
NCBSM trong trường hợp trẻ
sinh thấp cân
|
1. Hướng dẫn bà mẹ cách NCBSM
trong trường hợp trẻ sinh thấp cân
2. Tính được lượng sữa cho trẻ
sinh thấp cân khi trẻ không thể bú mẹ
|
1
|
1
|
0
|
9
|
Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe
bà mẹ thời kỳ mang thai và NCBSM
|
1. Trình bày được tầm quan trọng
của chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và NCBSM
2. Hướng dẫn bà mẹ thực hiện
được chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc sức khỏe cần thiết trong thời kỳ
mang thai và NCBSM
|
1
|
1
|
0
|
10
|
Giới thiệu Luật Quốc tế và Luật
Quốc gia về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
|
1. Mô tả được các hình thức
quảng cáo của các công ty sữa
2. Trình bày được các nội
dung chính của Luật quốc tế và Luật quốc gia về tiếp thị các sản phẩm thay thế
sữa mẹ
|
1
|
1
|
0
|
11
|
Kỹ năng tư vấn trực tiếp
|
1. Mô tả được 6 kỹ năng lắng
nghe và thấu hiểu
2. Mô tả được 6 kỹ năng xây dựng
niềm tin và cung cấp hỗ trợ
3. Ứng dụng được kỹ năng tư vấn
trực tiếp để thực hiện tư vấn cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ về nuôi dưỡng
trẻ nhỏ
|
3
|
1
|
2
|
12
|
Các bước tư vấn cá nhân và
nhóm
|
1. Mô tả được 6 bước tư vấn
cá nhân và nhóm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
2. Thực hiện được tư vấn cá
nhân và nhóm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo đúng 6 bước
|
2
|
0
|
2
|
13
|
Thực hành bệnh viện về tư vấn
và hướng dẫn NCBSM
|
1. Sử dụng được các kỹ năng
tư vấn thích hợp để tư vấn bà mẹ về NCBSM
2. Đánh giá một bữa bú theo
đúng Mẫu quan sát một bữa bú
3. Minh họa được cách giúp đỡ
bà mẹ đặt trẻ vào vú mẹ và cho trẻ ngậm bắt vú đúng
|
4
|
0
|
4
|
14
|
Tầm quan trọng của ăn bổ sung
|
1. Giải thích được tầm quan
trọng của ăn bổ sung hợp lý
2. Trình bày được 10 nguyên tắc
cho trẻ ăn bổ sung
3. Trình bày được các nguy cơ
cho trẻ ăn bổ sung quá sớm và quá muộn
|
1
|
1
|
0
|
15
|
Thức ăn bổ sung
|
1. Trình bày được bốn nhóm thức
ăn cơ bản cho trẻ ăn bổ sung
2. Giải thích được tầm quan
trọng của việc sử dụng đa dạng nhiều loại thức ăn, sử dụng các thức ăn giàu sắt
và Vitamin A
|
1
|
1
|
0
|
16.
|
Chế độ ăn bổ sung
|
1. Trình bày được số bữa ăn bổ
sung và số lượng thức ăn bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ
2. Giải thích được lý do cần
cho trẻ ăn thức ăn đặc và mô tả các cách làm tăng đậm độ năng lượng của thức
ăn
3. Hướng dẫn được cho bà mẹ
và người chăm sóc trẻ cách cho trẻ đúng
4. Hướng dẫn được cho bà mẹ
và gia đình thực hiện cho trẻ ăn bổ sung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
4
|
4
|
0
|
17
|
Biếng ăn và kén ăn ở trẻ nhỏ
|
1. Phát hiện sớm và xác định
được được nguyên nhân trẻ biếng ăn và kén ăn
2. Hướng dẫn người chăm sóc
và gia đình thực hiện được các biện pháp dự phòng và chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ biếng ăn và kén ăn
|
1
|
1
|
0
|
18
|
Thực hành tư vấn và hướng dẫn
cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
|
1. Thực hành kỹ năng tư vấn
cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ và gia đình về chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ
nhỏ
2. Hướng dẫn bà mẹ chuẩn bị
được một bát thức ăn hợp lý cho trẻ nhỏ
|
4
|
0
|
4
|
19
|
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn
trẻ bệnh và hồi phục, trẻ có mẹ nhiễm HIV
|
1. Hướng dẫn được gia đình và
cộng đồng nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn trẻ bệnh và hồi phục
2. Hướng dẫn được gia đình và
cộng đồng nuôi dưỡng trẻ nhỏ có mẹ bị nhiễm HIV
|
1
|
1
|
0
|
20
|
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của trẻ
|
1. Trình bày được khái niệm
tình trạng dinh dưỡng
2. Phân loại và đánh giá được
tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc
3. Thực hiện đúng các kỹ thuật
cân, đo cân nặng và chiều cao, vòng cánh tay
4. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng
để tư vấn bà mẹ đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ nhỏ
|
2
|
1
|
1
|
Tổng số tiết
|
40
|
25
|
15
|
5. Hướng dẫn
thực hiện chương trình
5.1. Đối tượng
học viên:
Cán bộ y tế (Bác
sỹ, Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sĩ sản nhi) làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
bà mẹ - trẻ em và tư vấn dinh dưỡng tại các tuyến (trung ương, tỉnh, huyện,
xã). Tối đa 30 học viên/lớp.
5.2. Tiêu
chuẩn giảng viên
► Bác sỹ nhi
khoa, sản khoa, chuyên ngành dinh dưỡng đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em và tư vấn dinh dưỡng tuyến Trung ương, tuyến tỉnh (Các cơ sở
đào tạo nhân lực y tế, Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trung tâm tư vấn dinh dưỡng
và sức khỏe bà mẹ - trẻ em).
► Có kinh nghiệm
trong giảng dạy về chuyên ngành dinh dưỡng trẻ em.
5.3. Tiêu
chuẩn đơn vị đào tạo
► Có tối thiểu
2/3 cán bộ y tế đủ tiêu chuẩn là giảng viên tham gia giảng dạy khóa học là cán
bộ cơ hữu của đơn vị.
► Có đủ các điều
kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện dạy học cơ bản, các dụng
cụ thực hành đáp ứng mục tiêu khóa học.
► Có cơ sở thực
hành đáp ứng mục tiêu khóa học.
5.4. Tài liệu
dạy học, tham khảo, đọc thêm
Tài liệu giảng
dạy chính của khóa học:
NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
dùng cho cán bộ y tế đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ
em được Bộ Y tế thẩm định và ban hành kèm theo quyết định số 5063/QĐ- BYT, ngày
05/12/2014.
5.5. Phương
pháp dạy/ học:
► Sử dụng Phương
pháp dạy/học tích cực, xuất phát từ nhu cầu học viên, lựa chọn và phối hợp nhiều
phương pháp hợp lý để đạt được mục tiêu học tập và điều kiện thực tế.
► Một số phương
pháp chủ đạo cần lựa chọn sử dụng trong khóa học: Thuyết trình có minh họa; Nêu
vấn đề; Giải quyết vấn đề; Động não; Nghiên cứu tài liệu; Nghiên cứu tình huống;
Thảo luận nhóm; Đóng vai; Trình diễn; Làm mẫu; Dạy/học theo quy trình; Dạy học
lâm sàng.
5.6. Phương
tiện dạy/học
► Các phương tiện
dạy/học được lựa chọn theo mục tiêu, nội dung học tập cụ thể trong từng bài học
và dựa trên điều kiện thực tế.
► Một số phương
tiện được cần lựa chọn sử dụng trong khóa học:
• Bảng, bút, giấy khổ
to, máy chiếu slide, các slide;
• Các tình huống dạy học,
đóng vai, bài tập tình huống, bản quy trình kỹ thuật, bảng kiểm, thang điểm
theo mục tiêu học tập cụ thể;
• Tài liệu phát tay khác
(tùy thuộc mục tiêu và điều kiện dạy học);
► Phương tiện phục vụ dạy/học
theo mục tiêu chuyên đề:
• Dụng cụ, phương tiện
minh họa phục vụ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ;
• Dụng cụ và thực phẩm
phục vụ thực hành cho trẻ ăn bổ sung;
• Dụng cụ, phương tiện
minh họa, phục vụ dạy/học thực hành Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (Cân trẻ em,
thước đo ba mảnh, thước đo chu vi cánh tay).
(Chi tiết tham khảo tài liệu
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ - dùng cho giảng viên).
5.7. Đánh giá:
► Ngân hàng câu hỏi lượng giá:
• Là các câu lượng giá sau mỗi
bài học trong tài liệu giảng dạy chính của khóa học;
• Kết hợp các câu hỏi,
tình huống do các giảng viên trong quá trình giảng dạy cập nhật, bổ sung từ
kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm thực tế
► Đề thi, kiểm tra: Sử dụng từ
ngân hàng câu hỏi lượng giá để thiết kế đề thi, kiểm tra đảm bảo đáp ứng mục
tiêu học tập.
► Phương pháp và hình thức đánh
giá: Lựa chọn phù hợp với mục tiêu học tập cần lượng giá (Lý thuyết, thực hành)
► Đánh giá nhanh về kiến thức
trong quá trình dạy/học qua bài kiểm tra kết thúc bài học, kết quả xử lý các bài
tập tình huống thực tế;
► Đánh giá kỹ năng thực hành
qua bảng kiểm, thang điểm trong các buổi thực hành đóng vai.
► Số điểm/thời điểm đánh giá:
• Điểm đánh giá thường
xuyên: Sử dụng kết quả đánh giá nhanh trong quá trình dạy/học: kết quả làm bài
tập tình huống, trong quá trình học viên thực hành, thực tập, bài kiểm tra kết
thúc bài học.
• Điểm đánh giá kết thúc
khóa học: Bài kiểm tra tổng hợp kiến thức toàn khóa học.
► Kết quả đánh giá toàn khóa học:
là điểm trung bình chung điểm đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra cuối khóa
học.
5.8. Cấp giấy chứng nhận:
► Học viên được cấp giấy chứng
nhận khi có đủ các điều kiện sau:
• Điểm đánh giá toàn khóa học đạt
từ 5 điểm trở lên;
• Thời gian tham dự khóa học đạt
trên 70% thời gian toàn khóa học, trong đó thời gian học viên không tham dự
khóa học phải được phép của giảng viên./.