Quyết định 50/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 50/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/09/2016 |
Ngày có hiệu lực | 20/09/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Đoàn Văn Việt |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2016/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 09 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03 tháng 9 năm 2015 của liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2016 và thay thế Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Giao thông và Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Đà Lạt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc; Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
50/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng)
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có Khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp.
Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (viết tắt là Ban Quản lý), các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có Khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp (viết tắt là KCN).
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa Ban Quản lý với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại KCN; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để phát triển KCN theo quy hoạch, kế hoạch và tiến độ đã đề ra.
Điều 4. Trách nhiệm của các bên trong quan hệ phối hợp
Ban Quản lý chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội tại các KCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước tại các KCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2016/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 09 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03 tháng 9 năm 2015 của liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2016 và thay thế Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Giao thông và Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Đà Lạt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc; Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
50/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng)
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có Khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp.
Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (viết tắt là Ban Quản lý), các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có Khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp (viết tắt là KCN).
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa Ban Quản lý với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại KCN; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để phát triển KCN theo quy hoạch, kế hoạch và tiến độ đã đề ra.
Điều 4. Trách nhiệm của các bên trong quan hệ phối hợp
Ban Quản lý chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội tại các KCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước tại các KCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Việc phối hợp giữa các cơ quan phải phục vụ lợi ích chung, tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện để các bên hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng.
2. Nội dung phối hợp phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương.
3. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
4. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời gian phối hợp.
5. Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả phối hợp.
6. Trong quá trình phối hợp quản lý phải xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lặp.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan khác, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến. Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm nghiên cứu trả lời bằng văn bản theo thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì.
2. Trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp, làm việc, ghi biên bản xác định rõ trách nhiệm các bên phải giải quyết, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp có một hoặc các bên không thống nhất nội dung thì được bảo lưu ý kiến và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Cơ quan phối hợp cử lãnh đạo dự họp; trường hợp lãnh đạo cơ quan không dự họp được, nếu phân công đại diện tham dự thì phải chịu trách nhiệm đối với nội dung, ý kiến của đại diện đã tham gia hoặc ký trong biên bản.
4. Thành lập hệ thống đầu mối tiếp nhận thông tin để xử lý công việc khẩn cấp ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ khi cấp có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 7. Nội dung và lĩnh vực phối hợp quản lý
Ban Quản lý phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại các KCN trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
1. Xây dựng Đề án quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KCN.
2. Công tác lập và quản lý quy hoạch.
3. Quản lý đăng ký đầu tư, thương mại.
4. Quản lý xây dựng.
5. Quản lý đất đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng.
6. Quản lý môi trường.
7. Quản lý khoa học và công nghệ.
8. Quản lý lao động và việc làm.
9. Quản lý về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
10. Quản lý về thủ tục Hải quan.
11. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thương mại.
12. Đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
13. Thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các doanh nghiệp.
14. Phòng chống cháy nổ.
15. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
16. Những lĩnh vực khác theo quy định của Trung ương và của UBND tỉnh.
TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP
1. Xây dựng Đề án Quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển KCN:
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng Đề án Quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển KCN.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN.
2. Công tác lập và quản lý quy hoạch:
a) Tổ chức lập đồ án quy hoạch chung (nếu có), quy hoạch chi tiết xây dựng, gửi Sở Xây dựng thẩm định, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết KCN theo thẩm quyền.
c) Phối hợp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có KCN và các ngành liên quan tổ chức công bố quy hoạch và cắm mốc giới theo quy định.
3. Quản lý đăng ký đầu tư: Chủ trì thẩm định các dự án đăng ký đầu tư tại các KCN; làm đầu mối tổ chức lấy ý kiến của các sở, ngành, địa phương có liên quan đối với các dự án đầu tư vào KCN thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư làm cơ sở cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Quản lý xây dựng: Chủ trì kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; nếu phát hiện sai phạm được phép lập biên bản, đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng và báo cáo Sở Xây dựng xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý đất đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với những dự án đầu tư trong các KCN.
b) Phối hợp tham mưu xác định đơn giá thuê đất, thuê lại đất tại các KCN.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
6. Quản lý Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có KCN và các ngành liên quan:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án hoạt động trong các KCN theo thẩm quyền.
- Giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các doanh nghiệp trong các KCN.
- Kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường.
- Quản lý chất thải tại các KCN theo đúng quy định hiện hành.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.
b) Phát hiện, lập biên bản và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp KCN.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có KCN thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường; giám sát việc bảo vệ môi trường tại các KCN.
7. Quản lý Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư về các vấn đề khoa học công nghệ như: hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin về khoa học công nghệ... đối với dự án đầu tư trong các KCN.
8. Quản lý lao động và việc làm:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động tại các KCN theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện quy định tại Điều 7, Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp trong KCN thực hiện và tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn và các văn bản có liên quan; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp KCN nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
c) Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Lâm Đồng trong công tác đào tạo và tuyển dụng công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN.
d) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn thành lập, phát triển các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp trong KCN.
9. Quản lý về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác:
Định kỳ (hàng quý) cung cấp cho Cục thuế tỉnh Lâm Đồng những tài liệu sau:
- Danh sách các doanh nghiệp, dự án đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các KCN.
- Thông tin về Doanh nghiệp ngoại tỉnh thực hiện xây dựng cơ bản trong KCN; thông tin có liên quan đến việc lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất... của các nhà thầu nước ngoài cho các đơn vị hoạt động trong KCN để phục vụ công tác quản lý thuế.
- Thông tin về nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác; trường hợp chuyển nhượng dự án phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý về thủ tục Hải quan:
a) Cung cấp thông tin cho Chi cục Hải quan Đà Lạt:
- Thông tin doanh nghiệp, dự án, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các KCN; thông tin liên quan đến các dự án có hàng hóa nhập khẩu chuyển giao cho các đối tượng khác, dự án ngưng hoạt động, giải thể, phá sản... và các thông tin khác liên quan đến sử dụng hàng hóa không đúng mục đích (như: cho thuê, cho mượn...).
- Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp, dự án đăng ký và làm thủ tục hải quan tại hải quan khác Chi cục Hải quan Đà Lạt (nếu có), định kỳ hàng quý, 6 tháng và một năm.
b) Phối hợp với Chi cục Hải quan Đà Lạt kiểm tra việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khi có yêu cầu); phối hợp chặt chẽ trong việc thu hồi nợ thuế, nợ phạt và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
11. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thương mại:
a) Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Sở Công Thương về công tác tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; lập dự án thuộc các lĩnh vực để kêu gọi đầu tư vào các KCN.
b) Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp trong KCN tham gia các chương trình hỗ trợ thương mại, kết nối giáo thương...
12. Đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội:
a) Lãnh đạo các Công ty Phát triển hạ tầng KCN, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn trong KCN thực hiện đầy đủ quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
b) Phối hợp với Công an tỉnh nắm bắt, trao đổi thông tin về hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của nhà đầu tư để phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật và những vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự trong các KCN.
c) Phối hợp với Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký tạm trú đối với người lao động do doanh nghiệp quản lý; kịp thời thông báo đến Công an tỉnh về nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN.
13. Phòng chống cháy nổ:
Chủ động phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy chữa cháy và những vấn đề có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các KCN.
14. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các KCN theo đúng quy định của pháp luật.
15. Chế độ báo cáo:
a) Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm, Ban Quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan về tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế và Thông tư số 16/2015/TT-BKH&ĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam; đồng thời, đánh giá những khó khăn, vướng mắc và phương hướng giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp trong KCN.
b) Các báo cáo nêu trên đồng thời được gửi cho các sở, ngành chức năng liên quan thuộc tỉnh đế theo dõi, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách cho các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các KCN, các công trình có liên quan đến KCN theo quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xúc tiến đầu tư, công tác quy hoạch các lĩnh vực dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn; kiểm tra về lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN.
4. Phối hợp thẩm định các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các KCN thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Phối hợp xây dựng chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư tại các KCN.
6. Phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (các dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài).
7. Tham gia ý kiến đối với các dự án thuộc diện thẩm tra cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại các KCN và các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển các KCN.
1. Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết các KCN.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định ủy quyền Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh sau khi có quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
3. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý, địa phương liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quá trình xây dựng theo giấy phép xây dựng của các doanh nghiệp trong KCN.
4. Chủ trì hoặc phối hợp thẩm định các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các KCN thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong KCN theo quy định.
Điều 11. Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì hoặc phối hợp thẩm định các dự án đầu tư hạ tầng giao thông trong và ngoài hàng rào các KCN thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đối với công trình hạ tầng giao thông trong KCN theo quy định.
3. Phối hợp trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm Luật giao thông trong KCN.
Điều 12. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Lĩnh vực đất đai:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý thực hiện tiếp nhận cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các doanh nghiệp trong các KCN; cung cấp thông tin về diện tích, số giấy chứng nhận đã cấp trong KCN.
b) Chủ trì thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai trong các KCN; xử lý các khiếu nại, tranh chấp về đất đai trong KCN theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp tham mưu xác định đơn giá thuê đất, thuê lại đất tại các KCN.
d) Phối hợp xử lý các yêu cầu, nội dung liên quan đến quản lý đất đai thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Lĩnh vực môi trường:
a) Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Chủ trì kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành hoặc xác nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp KCN theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
c) Chủ trì giám sát, kiểm tra, thanh tra (định kỳ hoặc đột xuất) và xử lý vi phạm việc thực hiện các nội dung cam kết của chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp KCN trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường giản đơn đã được phê duyệt.
d) Chủ trì tiếp nhận và xử lý các đề xuất, kiến nghị; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường phát sinh trong các KCN và giữa các doanh nghiệp với bên ngoài KCN theo thẩm quyền; kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường.
đ) Chủ trì, phối hợp Ban quản lý quản lý khai thác tài nguyên nước trong các KCN theo đúng quy định hiện hành.
e) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.
3. Lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng
Phối hợp với Ban Quản lý và UBND huyện, thành phố nơi có KCN thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Điều 13. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN theo quy định của pháp luật về lao động và Biên bản ủy quyền đã ký với Ban Quản lý.
2. Phối hợp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phối hợp trong việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, đình công và lãn công trong KCN.
4. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm pháp luật lao động.
1. Phối hợp tham mưu UBND tỉnh phương án huy động, bố trí các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các KCN.
2. Hướng dẫn lập dự toán, thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiểm tra, thông báo quyết toán kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Quản lý.
3. Phối hợp triển khai chế độ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Xác định quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn thuộc sở hữu nhà nước của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN khi có yêu cầu.
5. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đơn giá thuê đất, thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng tại các KCN.
6. Chủ trì thẩm định phương án thu các khoản phí, lệ phí, thu dịch vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tổ chức thẩm tra quyết toán hoàn thành các dự án, công trình đầu tư trong KCN từ nguồn vốn Nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
8. Phối hợp thực hiện một số chế độ, chính sách về tài chính trong KCN khi có yêu cầu.
1. Phối hợp tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, các loại ngành nghề, dự án khuyến khích đầu tư vào từng KCN.
2. Thẩm định quy hoạch và kiểm tra, giám sát cơ quan điện lực cung ứng điện phục vụ các KCN.
3. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp; an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn điện; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
4. Chủ trì kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng bảo quản và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí gas hóa lỏng và các thiết bị, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp quản lý hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu trong các KCN theo quy định của pháp luật; thường xuyên thông báo tình hình vi phạm trong lĩnh vực thương mại, phân phối, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp trong KCN cho Ban Quản lý để phối hợp quản lý.
1. Phối hợp với Ban Quản lý trong công tác hướng dẫn thủ tục hải quan, chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu; đề xuất giải quyết các vướng mắc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN.
2. Phối hợp kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề còn bất cập, cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ chính sách quản lý của nhà nước về Hải quan.
3. Phối hợp thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm cung cấp cho Ban Quản lý tình hình, kết quả xuất nhập khẩu và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của các doanh nghiệp trong KCN.
1. Phối hợp với Ban Quản lý về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuế tại các doanh nghiệp trong KCN; ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư về thuế theo quy định; tháo gỡ những khó khăn về công tác quản lý thuế phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp quy về thuế cho các doanh nghiệp KCN; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị về chính sách thuế của doanh nghiệp trong các KCN theo đúng thẩm quyền.
3. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN.
4. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm cung cấp cho Ban Quản lý tình hình, kết quả thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí của các doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp hoạt động tại các KCN.
Điều 18. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Phối hợp xác định dự án đầu tư vào KCN thuộc lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ mới, sản xuất vật liệu mới, thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
2. Chủ trì thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.
4. Chủ trì kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về khoa học và công nghệ; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ; xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa trong sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu các doanh nghiệp tại KCN theo thẩm quyền.
5. Hướng dẫn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư; tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư trong KCN theo yêu cầu của Ban Quản lý.
6. Hướng dẫn các doanh nghiệp trong KCN tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia.
1. Thực hiện công tác quản lý về an ninh trật tự bên trong và chung quanh các KCN; tổ chức phòng ngừa đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm; kịp thời bố trí lực lượng giữ gìn an ninh trật tự nơi xảy ra đình công, lãn công; nắm tình hình, phát hiện các đối tượng lợi dụng đình công, lãn công để hoạt động vi phạm pháp luật trong các KCN.
2. Phối hợp trong công tác nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các KCN.
3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ các doanh nghiệp trong các KCN.
4. Phối hợp xây dựng doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự; tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân và nhân dân tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an ninh trật tự, nhập cảnh, cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam đến các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài trong các KCN.
5. Phối hợp với Ban Quản lý và Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường trong các KCN.
Điều 20. Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
1. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án thiết kế quy hoạch KCN, thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công các công trình xây dựng (quy định tại Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) trước khi cấp Giấy phép xây dựng.
2. Phối hợp tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, hướng dẫn đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy cho các công trình, hạng mục công trình theo hồ sơ thẩm duyệt trước khi đưa công trình vào sử dụng; định kỳ và đột xuất kiểm tra kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy đối với từng cơ sở và toàn KCN.
3. Tuyên truyền, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại KCN cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 16, Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ; hướng dẫn, phối hợp tổ chức diễn tập, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở, doanh nghiệp trong KCN.
1. Chủ trì tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các KCN theo quy định của pháp luật.
2. Xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các KCN trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận và thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN
1. Quản lý đất đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các ngành chức năng tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư (bao gồm công tác cắm mốc, đo vẽ bản đồ địa chính, kiểm kê, áp giá, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).
b) Phối hợp với Ban Quản lý để hoàn thiện các hồ sơ giao đất theo quy định.
2. Quản lý môi trường:
a) Phối hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các dự án đầu tư trong các KCN.
b) Phối hợp giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các doanh nghiệp trong các KCN.
c) Hỗ trợ ứng cứu sự cố môi trường xảy ra tại KCN.
3. Quản lý lao động và việc làm:
a) Phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động vào làm việc tại các KCN; tuyên truyền về pháp luật lao động; theo dõi, tổng hợp kết quả người lao động được giới thiệu vào các KCN định kỳ 6 tháng và hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các ngành liên quan giải quyết các tranh chấp lao động tập thể và đình công, bãi công không đúng quy định pháp luật lao động trong các KCN.
4. Quản lý an ninh và trật tự an toàn xã hội:
Chỉ đạo các lực lượng có liên quan ở cơ sở thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý, các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp trong các KCN nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.
1. Cung cấp điện tới chân hàng rào nhà máy của các doanh nghiệp trong các KCN, theo quy định tại Luật Điện lực.
2. Thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về hợp đồng mua, bán điện, điều tiết điện, trình tự và thời hạn giải quyết các đề nghị về phát triển nguồn điện, cấp điện cho các doanh nghiệp KCN.
3. Kịp thời giải quyết các đề nghị, phản ảnh của doanh nghiệp về chất lượng điện; về cải tạo, nâng cấp lưới điện.
Điều 24. Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp KCN
1. Định kỳ Ban Quản lý thực hiện việc kiểm tra các doanh nghiệp KCN theo quy định tại Khoản 21, Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
2. Các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra tại các KCN phải phối hợp và thống nhất kế hoạch với Ban Quản lý trước khi ban hành; trường hợp đột xuất thì thông báo cho Trưởng Ban các KCN biết để phối hợp. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định các sở, ban, ngành chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra đảm bảo không trùng lặp về nội dung, thời gian và đối tượng thanh tra theo quy định hiện hành.
3. Ban quản lý là thành viên của các đoàn thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra tại các KCN.
4. Trong trường hợp cần thiết, Ban Quản lý lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp tại các KCN, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Ban Quản lý thông báo kết luận về nội dung các vụ việc đã kiểm tra và xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước của từng lĩnh vực như quản lý thuế, môi trường, lao động,... thực hiện theo các quy định chuyên ngành.
6. Kiểm tra bất thường: Khi các doanh nghiệp trong KCN có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành được tiến hành các cuộc kiểm tra bất thường đối với doanh nghiệp, nhưng phải thông báo cho Trưởng Ban Quản lý biết trước khi kiểm tra; trường hợp cần thiết Ban Quản lý được cử đại diện làm thành viên để tham gia kiểm tra có quyền tham gia ý kiến xử lý.
Điều 25. Đối thoại giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp
Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp KCN về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp KCN; đồng thời, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành trong việc thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN.
Ban Quản lý, các sở, ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quy chế cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Những quy định khác liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước tại KCN không được quy định trong quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Trong quá trình thực hiện quy chế này nếu có phát sinh, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có KCN phản ánh đến Ban Quản lý để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.