aỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
50/2011/QĐ-UBND
|
Thủ
Dầu Một, ngày 24 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở, DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI, KHU DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Nhà ở năm 2005 ngày
29/11/2005;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/06/2009;
Căn cứ vào Nghị định số
02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ Về việc Ban hành quy chế
khu đô thị mới;
Căn cứ Nghị định số
71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Thông tư 04/2006/TT-BXD
ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện quy chế khu đô thị
mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 16/2010/TT-BXD
ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại
Tờ trình số 1955/TTr-SXD ngày 07 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về trách nhiệm kiểm tra đối với các dự án
phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực tỉnh Ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Website Bình Dương;
- Như điều 2;
- LĐVP, Km, V, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở,
DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI, KHU DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích
1. Nhằm phân định rõ, cụ thể trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư dự án, tổ chức, cá nhân trong quản
lý, triển khai việc đầu tư và xây dựng các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô
thị mới, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau
đây gọi tắt là các dự án).
2. Nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những thiếu sót trong cơ chế quản
lý, chính sách, pháp luật nhằm phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Là cơ sở để xác định trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý,
triển khai việc đầu tư và xây dựng các dự án.
Điều 2. Phạm
vi áp dụng
Quy định này quy định về trách nhiệm
kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan và các chủ đầu
tư đối với các dự án trong việc chấp hành quy định về trình tự thủ tục hình
thành và phát triển các dự án: chủ trương đầu tư, quy hoạch xây dựng, dự án đầu
tư, bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng, thi
công xây dựng, huy động vốn, kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng, nghiệm thu
công trình và tự quản lý hoặc bàn giao dự án.
Điều 3. Đối tượng
áp dụng
Áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý, triển khai việc đầu tư và xây dựng các dự
án bao gồm:
1. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà
nước cấp tỉnh, gồm:
a) Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Dương.
c) Các cơ quan quản lý nhà nước
khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
4. Đơn vị có liên quan trong quản
lý, triển khai việc đầu tư và xây dựng các dự án (sau đây gọi là đơn vị có liên
quan), bao gồm:
a) Công ty Điện lực Bình Dương và
các đơn vị trực thuộc.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương và các đơn vị trực thuộc.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Công trình đô thị Bình Dương, xí nghiệp công trình công cộng ở các
huyện, thị xã.
5. Chủ đầu tư các dự án (sau đây gọi
tắt là chủ đầu tư).
6. Chủ đầu tư công trình nhà ở
riêng lẻ thuộc các dự án (sau đây gọi tắt là chủ hộ).
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA CỦA
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
Điều 4. Đối với
Sở Xây dựng
1. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra
theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh đối
với các dự án.
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện kiểm tra các dự án trên địa bàn do mình quản lý.
3. Xử lý vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nếu phát hiện
hành vi vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt trong quá trình kiểm
tra.
4. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý, thực hiện
các dự án có hiệu quả.
Điều 5. Đối với
Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan chức
năng kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân
dân tỉnh đối với các dự án.
2. Phân công và tạo điều kiện công
tác cho cán bộ có năng lực phù hợp với yêu cầu của cơ quan chủ trì kiểm tra đối
với các dự án.
3. Xử lý vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nếu phát hiện
hành vi vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền trong quá trình kiểm tra.
Điều 6. Đối với
các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan
1. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan chức năng kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất theo
yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các dự án.
2. Phân công và tạo điều kiện công
tác cho cán bộ có năng lực phù hợp với yêu cầu của cơ quan chủ trì kiểm tra đối
với các dự án.
3. Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong quá trình kiểm
tra.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
Điều 7. Đối với
Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan chức năng của mình thường xuyên kiểm tra,
quản lý trật tự xây dựng và tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất
theo yêu cầu của cấp trên đối với các dự án trên địa bàn do mình phụ trách.
2. Thực hiện theo hướng dẫn của Sở
Xây dựng về công tác kiểm tra trong các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị
mới, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đồng thời, thực hiện đúng quy định về
chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình triển khai các dự án do mình phụ
trách cho Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phân công và tạo điều kiện công
tác cho cán bộ có năng lực phù hợp với yêu cầu của cơ quan chủ trì kiểm tra
theo chương trình, kế hoạch hoặc trong trường hợp đột xuất đối với các dự án
trên địa bàn.
4. Đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong
các dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật và quy định này.
5. Chịu trách nhiệm về tình hình vi
phạm quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trên địa bàn.
6. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý, thực hiện
các dự án có hiệu quả.
7. Ban hành quy định phân công
trách nhiệm của cơ quan chuyên môn của cấp mình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử
lý vi phạm trong các dự án trên địa bàn.
Điều 8. Đối với
Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy hoạch
xây dựng, vi phạm trật tự xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Đôn đốc, kiểm tra, nắm tình hình
triển khai dự án và chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm quy hoạch xây dựng,
vi phạm trật tự xây dựng, quy chế quản lý xây dựng trong các dự án trên địa bàn
do mình quản lý.
3. Chịu trách nhiệm về tình hình vi
phạm quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trên địa bàn.
4. Phân công và tạo điều kiện công
tác cho cán bộ có năng lực phù hợp với yêu cầu của cơ quan chủ trì kiểm tra
theo chương trình, kế hoạch hoặc trong trường hợp đột xuất đối với các dự án
trên địa bàn.
5. Thực hiện đúng quy định về chế độ
báo cáo tình hình triển khai các dự án trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Sở Xây dựng.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ
CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Trách
nhiệm của đơn vị có liên quan
1. Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị mình, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát
hiện, xử lý kịp thời hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền xử lý những hành vi
vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm trật tự xây dựng, quy chế quản lý xây dựng
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thủ trưởng của đơn vị có liên
quan phải thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan chức năng trong việc thực
hiện các quy định xử lý vi phạm trong các dự án.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU
TƯ, CHỦ HỘ
Điều 10. Trách
nhiệm của chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực
hiện đúng quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
2. Cung cấp quy chế quản lý xây dựng
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và theo yêu cầu của cơ quan chức năng kiểm tra.
3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
phát hiện, lập biên bản đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội Thanh tra
xây dựng cấp huyện xử lý những hành vi vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm trật
tự xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất
theo yêu cầu của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
và cơ quan chức năng trong việc triển khai, thực hiện các dự án.
5. Chịu trách nhiệm về tình hình vi
phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm trật tự xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự án do mình làm Chủ đầu tư.
6. Chấp hành quyết định kiểm tra; yêu
cầu của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị có thẩm quyền.
7. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính
xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị có thẩm
quyền; người ra quyết định kiểm tra; Trưởng đoàn kiểm tra; thành viên khác của
Đoàn kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung
thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
8. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết
luận kiểm tra, quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị có thẩm
quyền; người ra quyết định kiểm tra; Trưởng đoàn kiểm tra; thành viên khác của
Đoàn kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Trách
nhiệm của chủ hộ
1. Chủ hộ có trách nhiệm xây dựng
công trình đúng quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý xây dựng đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và theo sự hướng dẫn của Chủ đầu tư.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm trong các dự án.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Chế độ
báo cáo
1. Sở Xây dựng ban hành đề cương,
biểu mẫu hướng dẫn Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã báo cáo tình hình
triển khai, kiểm tra việc thực hiện các dự án.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo
cáo định kỳ 01 lần/quý của tháng cuối quý cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng. Trong trường hợp đột xuất, Chủ đầu tư có trách
nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan nêu trên.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm báo cáo định kỳ sáu tháng và hàng năm cho Sở Xây dựng để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 13. Tổ chức
thực hiện
1. Việc kiểm tra theo kế hoạch đối
với một dự án không quá một lần trong một năm; Việc kiểm tra đột xuất được thực
hiện khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật,
theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc
do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm đôn đốc,
kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện theo quy định này và kiến
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không
thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật và quy định này.
3. Sở Xây dựng làm đầu mối tổng hợp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình kiểm tra hàng năm. Các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có nhu cầu kiểm tra hàng
năm các dự án này, phải gởi kế hoạch kiểm tra đến Sở Xây dựng hạn cuối là ngày
01 tháng 11 của năm trước.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh vướng mắc, khó khăn thì các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân có
liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, giải quyết./.