Quyết định 49/2014/QĐ-UBND về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 49/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/12/2014
Ngày có hiệu lực 28/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2014/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGƯỜI XIN ĂN KHÔNG CÓ NƠI CƯ TRÚ NHẤT ĐỊNH, NGƯỜI SINH SỐNG NƠI CÔNG CỘNG KHÔNG CÓ NƠI CƯ TRÚ NHẤT ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 12202/TTr-SLĐTBXH-XH ngày 19 tháng 8 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1. Quyết định này quy định tiếp nhận, quản , nuôi dưỡng người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quyết định này áp dụng đối với người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Quyết định này không áp dụng đối với tu sĩ khất thực có giấy chứng nhận của cơ quan Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thẩm quyền.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Những từ ngữ nêu tại Điều 1 của Quyết định này được hiểu như sau:

1. Người xin ăn: là những người đi xin dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh Tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh, kẹo và các hành vi tương tự.

2. Sinh sống nơi công cộng: là hành vi của những người mà mọi sinh hoạt hàng ngày (tắm, giặt, ăn, ngủ) đều diễn ra nơi công cộng.

3. Nơi công cộng: Vỉa hè, lòng - lề đường, gầm cầu, quảng trường, công viên, vườn hoa, nơi vui chơi giải trí, nhà ga, trạm dừng xe buýt, bến xe, bến tàu, bến cảng, chợ và những nơi công cộng khác.

4. Người không có nơi cư trú nhất định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.

Điều 3. Các biện pháp quản lý

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung những người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định; nếu là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần thì đưa về Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần, các đối tượng khác đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội để tiến hành lập hồ sơ phân loại, rà soát đối tượng và xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:

1. Tại Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Đưa về địa phương nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia nếu xác minh đối tượng có nơi cư trú nhất định hoặc có người bảo lãnh.

b) Đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm nếu xác minh đối tượng không có nơi cư trú nhất định hoặc hết thời hạn xác minh mà không có trả lời của chính quyền địa phương nơi xác minh.

2. Tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Đối với đối tượng bị tập trung vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội lần thứ nhất, Trung tâm tổ chức xác minh nơi cư trú và xử lý như sau:

- Đưa về địa phương nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia nếu xác minh đối tượng có nơi cư trú nhất định.

- Đưa vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội nếu xác minh không có nơi cư trú nhất định hoặc hết thời hạn xác minh mà không có trả lời của chính quyền địa phương nơi xác minh.

- Đối với đối tượng bị tập trung vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.

3. Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

[...]