Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 48/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/11/2012
Ngày có hiệu lực 06/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Đặng Quang Hồng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số: 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số: 277/TTr-SCT ngày 05/11/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 1721/QĐ-UB ngày 09/12/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quang Hồng

 

QUY CHẾ

TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Quyết định số: 48/2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động của các sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và uỷ ban nhân dân các cấp (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước) trong việc thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác (sau đây gọi tắt là công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại).

Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động

1. Về trách nhiệm:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc tham mưu giúp chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn mình trực tiếp quản lý.

d) Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm chủ động tổ chức sự phối hợp hoạt động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp.

2. Về quan hệ phối hợp:

a) Quan hệ phối hợp phải tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả.

b) Việc phối hợp hoạt động được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong từng thời gian, lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

[...]