Quyết định 48/2005/QĐ-BNN về mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 48/2005/QĐ-BNN
Ngày ban hành 25/07/2005
Ngày có hiệu lực 21/08/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Bùi Bá Bổng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MẪU DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, TEM KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

MẪU DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, TEM KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này được áp dụng đối với:

1. Thịt và các sản phẩm khác của động vật trên cạn sau khi giết mổ, sơ chế phải được kiểm tra và đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu;

2. Thịt và các sản phẩm khác của động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y phải xử lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam;

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Quy định này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

Gia súc để giết mổ là: trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa, la, lừa và một số loài gia súc khác sử dụng làm thực phẩm;

Gia cầm để giết mổ là: gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim bồ câu, chim cút và một số loài gia cầm khác sử dụng làm thực phẩm;

Thân thịt: là thân của động vật sau giết mổ đã lấy tiết, cắt bỏ phủ tạng các cơ quan sinh dục, đường tiết niệu;

[...]