Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Ban hành quy định tạm thời về Tiêu chí làng nghề công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 48/2002/QĐ-UBBT
Ngày ban hành 31/07/2002
Ngày có hiệu lực 31/07/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Huỳnh Tấn Thành
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2002/QĐ-UBBT

Phan Thiết, ngày 31 tháng 7 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP -TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994.

-Xét đề nghị của Sở Công nghiệp Bình Thuận tại công văn số 319 CN/NVTH ngày 20/5/2002 về việc ban hành Quy định tạm thời về Tiêu chí làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bảng “Quy định tạm thời về tiêu chí làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận”.

Điều 2: Giao Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp Giám đốc các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền tổ chức đăng ký xét duyệt trình UBND Tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề theo những quy định đã ban hành.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở Công nghiệp, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính -Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ Công nghiệp
- Bộ NN & PTNT
- T/T Tỉnh ủy
- T/T HĐND Tỉnh
- Chủ tịch và các PCT.UBND Tỉnh
- T/T UBMTTQVN Tỉnh
- Sở Tư pháp
- Báo Bình Thuận
- Đài PTTH Tỉnh
- Lưu VP,CN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2002/QĐ-UBBT ngày tháng năm 2002 của UBND Tỉnh Bình Thuận)

Nhằm vận động nhân dân các địa phương trong tỉnh xây dựng, phát triển làng nghề, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp( sau đây gọi là SXCN - TTCN) trên địa bàn tỉnh, thu hút nghệ nhân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác quản lý nhà nước về SXCN - TTCN trên địa bàn và làm cơ sở để xây dựng, phát triển, xét công nhận làng nghề, UBND Tỉnh ban hành bản quy định tạm thời về tiêu chí làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp(sau đây gọi là CN - TTCN) trong tỉnh với các nội dung như sau:

Một số vấn đề chung:

1/ Trong qui định này, làng nghề CN-TTCN được hiểu là:

Làng nghề CN - TTCN thuộc hoạt động SXCN-TTCN, gắn với địa bàn dân cư gồm có hộ sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có thể sản xuất tập trung hoặc phân tán trong các hộ gia đình, có nhiều trình độ công nghệ khác nhau nhưng chỉ sử dụng cùng loại nguyên liệu để sản xuất 1 sản phẩm hoặc 1 nhóm sản phẩm.

2/ Phân loại:

2.1/ Làng có nghề CN - TTCN: là thôn, làng, khu phố (gọi chung là làng) có nghề SXCN-TTCN nhưng lao động hoặc số hộ SXCN-TTCN chưa đạt chuẩn để công nhận theo mục II của bản quy định này. Đây là đối tượng cần lưu ý động viên, khuyến khích phát triển ngành nghề để trở thành làng nghề CN - TTCN.

2.2/ Làng nghề CN - TTCN: Làng có nghề CN - TTCN phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính của nhiều hộ hoặc là nguồn thu nhập quan trọng của dân trong làng. Sản phẩm CN - TTCN của làng có tính cách chuyên biệt, được nhiều người biết đến.

2.3/ Làng nghề truyền thống: Là làng nghề CN - TTCN đã hình thành nhiều đời. Nếu làng nghề nhiều đời, nổi tiếng nhưng nay phát triển cầm chừng không ổn định, có khả năng mai một, chưa đạt chuẩn để công nhận làng nghề CN - TTCN và hiện có 20 hộ hay 50 lao động trở lên trong 1 làng cùng làm nghề truyền thống thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống CN - TTCN để có biện pháp hỗ trợ củng cố, khôi phục ngành nghề.

2.4/ Làng nghề mới: Làng nghề mới hình thành và phát triển. Nếu chưa đạt chuẩn để công nhận làng nghề CN - TTCN nhưng có từ 20 hộ hay 50 lao động trở lên trong 1 làng cùng làm nghề thì cũng được công nhận là làng nghề mới CN - TTCN để có biện pháp hỗ trợ, phát triển ngành nghề.

3/ Tên và biểu tượng của làng nghề:

Tên nghề của làng được gắn với tên làng, nếu chỉ có 1 nghề tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng. Nếu làng có nhiều nghề phát triển thì tên nghề của làng lấy tên nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên nghề gắn với tên làng. Nếu nghề hoạt động trên địa bàn từ 2 thôn trở lên trong cùng xã thì tên nghề được gắn với tên xã.

Làng nghề có thể có biểu tượng (Logo) để các thành viên của làng nghề sử dụng làm tăng thêm vị thế cạnh tranh của sản phẩm cơ sở mình. Biểu tượng của làng nghề phải nêu được đặc trưng, hình tượng hóa nghề nghiệp của làng và tuân thủ các quy định hiện hành về biểu trưng, biểu tượng. Việc đặt tên nghề và xây dựng biểu tượng của làng nghề do nhân dân trong làng bàn bạc thống nhất và HĐND xã xem xét, thông qua UBND huyện, thành phố đề nghị UBND Tỉnh công nhận.

4/ Phạm vị áp dụng:

Phạm vi áp dụng là các địa phương có ngành nghề SXCN-TTCN trên địa bàn Tỉnh , bao gồm:

[...]